Bất động sản giáp ranh TP. Đà Nẵng nhận tín hiệu tăng giá, nhà đầu tư liệu có quay trở lại?
Có thể tách thửa đất nếu đầu tư xây dựng đường giao thông
Theo Thanh niên Việt, UBND thị xã Điện Bàn vừa qua đã phát đi nhiều văn bản thống nhất chủ trương cho phép các cá nhân, hộ gia đình đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ nhằm tách thửa liên quan tới việc mở đường.
Theo đó, Công văn số 582 /UBND ngày 4/4/2022 của UBND thị xã Điện Bàn đã cho phép ông Nguyễn Ngọc Anh “được làm thủ tục đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ khớp nối với giao thông công cộng hiện có để thực hiện tách thửa liên quan đến việc mở đường đối với thửa đất số 55, tờ bản đồ số 09, diện tích 2.157 m2 (đất ở tại nông thôn) tại thôn Thái Sơn, xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn”;
Tại Công văn số 486/UBND, thị xã cho phép bà Huỳnh Thị Nhung “được lập thủ tục đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ khớp nối với giao thông công cộng hiện có để thực hiện tách thửa liên quan đến việc mở đường đối với thửa đất số 283, tờ bản đồ số 05, tại khối phố Quảng Lăng B, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn”.
Không những cho phép người dân có hộ khẩu thường trú tại thị xã mà các trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang không có hộ khẩu tại địa phương nhưng hiện đang sở hữu quyền sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn thì vẫn được cấp phép lập thủ tục đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ liên kết với giao thông công cộng hiện hữu để có thể tách thửa đất.
Ví dụ như, tại Công văn số 460/UBND của UBND thị xã Điện Bàn, cho phép ông Vũ Đức Chung và bà Lê Thị Lý (trú tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) “được lập thủ tục đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cục bộ khớp nối với giao thông công cộng hiện có để thực hiện tách thửa liên quan đến việc mở đường đối với thửa đất số 803a, tờ bản đồ số 05, diện tích 1.450 m2 (đất ở nông thôn) tại thôn Hà Đông, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn”.
Với những trường hợp đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhằm thực hiện việc tách thửa đất, Chính quyền thị xã Điện Bàn giao Phòng Quản lý đô thị thị xã cập nhật, bổ xung thêm vị trí với những thửa đất nêu trên vào quá trình tổ chức triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng tại địa phương.
Với thời hạn 12 tháng tính từ ngày thống nhất chủ chương, nếu cá các nhân, hộ gia đình không thực hiện triển khai, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư thì các văn bản này sẽ chấm dứt hiệu lực cho phép.
Kỳ vọng thị trường BĐS trở lại giai đoạn sôi động
Trước đó, thị trường bất động sản Điện Bàn đã từng có giai đoạn phát triển nóng vào thời điểm năm 2016 - 2019. Lúc này rất nhiều nhà đầu tư đã đổ về đây săn tìm cơ hội mới với phân khúc đất nền. Trong đó, nhiều trường hợp đã may mắn có được những quỹ đất tốt, pháp lý rõ ràng và thu về khoản lợi khủng.
Anh L - Một nhà đầu tư từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Lúc đó tôi đi du lịch Quảng Nam, thấy thị trường phát triển sôi động quá nên xuống tiền luôn một lô đất gần bãi tắm Hà My với giá chỉ 7 triệu đồng/m2. Sau đó 6 tháng, tôi bán ra và thu về gần 2 tỷ đồng tiền lãi, tương đương với 15 triệu đồng/m2”.
Chuyện lãi khủng thì có nhiều nhưng chuyện buồn thì cũng không ít. Đã có nhiều nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ đã chạy theo cơn sốt đất, mua đất nền từ những dự án “bán lúa non” để đến tận bây giờ vẫn phải chạy khắp nơi cầu cứu cơ quan chức năng, với mong muốn các lô đất này sớm được bàn giao đất và sổ đỏ.
Đơn cử, vụ việc liên quan tới các dự án của Công ty cổ phần Bách Đạt An, đơn vị này đã bán rất nhiều đất nền cho người dân. Tuy nhiên, nhiều dự án trong đó vẫn đang ở giai đoạn triển khai đầu tư xây dựng và chưa đủ điều kiện giao dịch. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, việc địa phương cho phép đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cục bộ để tách thửa có thể tác động lên làn sóng mua bán đất nền tại Điện Bàn trong thời gian tới.
Thị xã Điện Bàn hấp dẫn giới đầu tư bất động sản
Điện Bàn sở hữu lợi thế lớn về vị trí địa lý khi nằm giáp ranh với phía Nam thành phố Đà Nẵng, bên cạnh có hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và khu thánh địa Mỹ Sơn. Địa phương này hội tụ đầy đủ điều kiện tốt nhất để phát triển du lịch, kinh tế - xã hội. Thị xã Điện Bàn cũng là địa phương đã có hàng trăm dự án khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch nghỉ dưỡng được triển khai và đi vào hoạt động. Đây là địa phương giữ vị trí dẫn đầu về số lượng dự án bất động sản toàn tỉnh Quảng Nam.
Có thể nói, thị trường bất động sản thị xã Điện Bàn có sức hấp dẫn vô cùng lớn và xuất phát từ ngay những nhu cầu ở thực và nhu cầu lớn về đầu tư. Tại đây, hàng vạn lao động, chuyên gia trong và ngoài nước đổ về làm việc, sinh sống tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy mô lớn đang hoạt động hiệu quả và ổn định trên địa bàn. Do đó, nhu cầu về nhà ở và các dịch vụ tiện ích xung quanh khu công nghiệp là rất lớn.
Ngoài ra, một số dự án như làng đại học Đà Nẵng, nạo vét sông Cổ Cò hay những khu thương mại, dịch vụ - du lịch, nghỉ dưỡng được triển khai ngay cạnh Hội An và TP. Đà Nẵng đã là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ hơn của thị xã Điện Bàn. Hơn nữa, mức giá bán bất động sản tại Điện Bàn còn ở mức khá thấp so với những địa phương lân cận. Vì vậy nhà đầu tư và cư dân hoàn toàn có thể sở hữu được những quỹ đất tốt với giá thành hợp lý.
Cụ thể, đất nền khu vực vùng Tây thị xã như các xã Điện Tiến, Điện Hồng, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Bắc hiện nay đang chào bán khoảng 5 - 10 triệu đồng/m2. Còn đi về vùng Đông thị xã, giá đất nền đang giao động từ 10 - 30 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Nguyên nhân đất vùng Đông đắt hơn vùng Tây vì nơi đây đang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và có hệ thống giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp tới Đà Nẵng và Hội An.
Kinh nghiệm từ cơn sốt đất Lâm Đồng
Việc UBND thị xã Điện Bàn chấp thuận cho nhiều trường hợp đầu tư hệ thống giao thông để tách thửa đất đã khiến nhiều nhà đầu tư nhớ về bài học hiến đất làm đường và tách thửa đất tại tỉnh Lâm Đồng. Trong vụ việc này, dư luận cả nước đã từng xôn xao về các vấn đề liên quan tới các chủ trương hiến đất làm đường để tách thửa của Lâm Đồng.
Theo đó, Công văn số 392/SXD-KTVLXD QLN&TTBĐS gửi Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết trên địa bàn tỉnh đã có nhiều trường hợp cá nhân, hộ gia đình thu gom đất và hiến đất để làm đường, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, phân lô bán nền, quảng cáo, tuyên truyền thông tin không chính xác gây nhiễu loạn thị trường, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản khu vực và toàn tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành quản lý đất đai, xây dựng, giao thông và UBND huyện, thành phố trực thuộc rà soát, kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý của các trường hợp kể trên, phát hiện một số nội dung vướng mắc, nhất là quy trình về kinh doanh bất động sản.
Nghị định số 02/2022/NĐ-CP đã không quy định cụ thể bất động sản quy mô nhỏ, hoạt động không thường xuyên phải lập dự án đầu tư kinh doanh BĐS. Do đó, một số cá nhân, hộ gia đình đã không tiến hành thu gom đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở hoặc phân lô đất ở để chuyển nhượng cho các đối tượng khác đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ. Từ đó tạo ra các khu dân cư tự phát không đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định.
Trước đó, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác kiểm tra, rà soát lại toàn bộ những khu vực hiến đất để làm đường giao thông mới nhằm tách thửa trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Qua kiểm tra tại địa phương, Sở Xây dựng phát hiện thêm nhiều trường hợp phân lô tách thửa có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản làm thất thoát nguồn thu ngân sách của tỉnh,...