Bất động sản công nghiệp sẽ bứt phá mạnh mẽ trong tương lai không xa
BÀI LIÊN QUAN
Diễn biến trái chiều của bất động sản công nghiệp: Nơi “đắt hàng như tôm tươi”, chỗ “ế dài”Bất chấp thị trường “nằm im”, hàng tỷ USD vẫn tấp nập đổ về bất động sản công nghiệpLý giải sự sôi động của thị trường bất động sản công nghiệp Bắc NinhNguồn cung mới bất động sản công nghiệp bứt phá mạnh mẽ
Theo tinnhanhchungkhoan.vn, Công ty TNHH Indochina Kajima Development - đơn vị liên doanh giữa Indochina Capital và Tập đoàn Kajima (Hoa Kỳ) đã chính thức công bố ra mắt Công ty Core5 Việt Nam với hoạt động chính là tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm nhà xưởng, nhà kho xây sẵn để cho thuê hoặc là tiến hành triển khai xây mới theo yêu cầu tại Việt Nam, đồng thời đơn vị này cũng công bố mức đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp trong tương lai 5-7 năm tới.
Dự án đầu tiên của Core5 Việt Nam triển khai sẽ tọa lạc trong Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng 2, dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường gần 90.000 m2 mặt sàn cho thuê, dự kiến dự án này sẽ được triển khai xây dựng ngay trong tháng 7 này và có thể sẽ bàn giao các khu nhà xưởng đầu tiên vào thời điểm quý I/2023.
Cùng với dự án nói trên, danh mục đầu tư trong giai đoạn hiện tại của Core5 Việt Nam còn có thêm 7 dự án khác ở một số địa phương khu vực phía Bắc và 1 dự án nằm ở khu vực phía Nam (tại tỉnh Long An) với tổng diện tích đất triển khai dự án ước tính là khoảng 90 ha và tổng số chi phí đầu tư sẽ rơi vào gần 450 triệu USD. Ngay sau khi hoàn thành, những dự án này dự kiến sẽ cung cấp ra cho thị trường bất động sản là khoảng gần 700.000 m2 mặt sàn cho thuê.
Trước đó, vào thời điểm cuối tháng 6/2022, một đơn vị doanh nghiệp chuyên về phát triển, vận hành cơ sở hạ tầng kho vận và hậu cần đến từ Singapore là Công ty SEA Logistic Partners (SLP) đã chính thức khởi công một dự án nhà kho mới tại tỉnh Bắc Ninh, dự kiến thời gian hoàn thành là vào quý II/2023 với tổng diện tích cho thuê ước tính vào khoảng hơn 90.000 m2.
Đây là dự án thứ hai của SLP thực hiện tại địa phương này, sau dự án SLP Park Yên Phong, qua đó nâng tổng số dự án các cơ sở hậu cần tại Việt Nam lên con số 6 với tổng diện tích đất rơi vào khoảng 860.000 m2, chủ yếu tập trung tại hai khu vực miền Bắc và miền Nam. Dự kiến trong tương lai khoảng 3-4 năm tới, SLP sẽ tiến hành đầu tư số tiền khoảng 1 tỷ USD để thực hiện xây dựng nền tảng bất động sản logistic hiện đại, quy mô lớn, có tổng diện tích đất ước tính từ 1-1,5 triệu m2.
Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian 2 quý đầu tiên của năm 2022, thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam ghi nhận đã có sự cải thiện vô cùng mạnh mẽ về nguồn cung mới, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chủ trương tiến hành đầu tư 3 khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hà Nam và tiến hành điều chỉnh chủ trương 1 khu công nghiệp tại tỉnh Bến Tre, theo đó tổng số vốn đầu tư của 4 khu công nghiệp này ước tính rơi vào khoảng 9.813 tỷ đồng.
Trong đó, Khu công nghiệp Tiên Thanh, xây dựng ở TP. Hải Phòng có quy mô lớn nhất với tổng diện tích xây dựng đạt trên 410 ha và tổng số vốn thực hiện đầu tư là hơn 4.597 tỷ đồng, do chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Tiên Thanh thực hiện. Dự án này sẽ có thời gian hoạt động là 50 năm.
Theo báo cáo mới được thực hiện trong thời gian gần đây của CBRE Vietnam đưa ra dự báo, trong khoảng thời gian 3 năm sắp tới, nguồn cung mới đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng thêm hơn 14.000 ha ở cả khu vực trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Trong đó, các địa phương công nghiệp cấp 2 dự kiến sẽ lần lượt chiếm tỷ lệ là khoảng 21% và 42% nguồn cung đất đai cho cả 2 miền.
Một số khu công nghiệp mới chuẩn bị đi vào khai thác, hoạt động trong nửa cuối năm 2022 và trong đầu năm 2023 đã đạt được tỷ lệ cam kết về cho thuê sớm tương đối khả quan, từ 40-100% cho giai đoạn đầu tiên triển khai. Theo đó, mức giá thuê đất công nghiệp được dự báo là sẽ tăng trưởng 5-10%/năm tại thị trường khu vực phía Bắc và có thể tăng trưởng 8-13%/năm ở khu vực phía Nam trong thời gian 3 năm sắp tới.
Hành lang pháp lý cho bất động sản công nghiệp đang dần được hoàn thiện
Bên cạnh giá thuê hay cán cân cung - cầu đều được dự báo là khả quan, một yếu tố có tính chất quan trọng khác hỗ trợ rất lớn cho thị trường bất động sản công nghiệp là hành lang pháp lý cũng đang dần được hoàn thiện hơn khi Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chính thức sẽ có hiệu lực từ thời điểm ngày 15/7/2022.
Bà Huỳnh Bửu Trân, Giám đốc điều hành của Khu công nghiệp Việt Nam cho biết, Nghị định 35/2022 quy định về việc phân kỳ đầu tư khu công nghiệp, bãi bỏ các thủ tục về thành lập khu công nghiệp, đơn giản hóa tối đa các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư cơ sở hạ tầng, thành lập và mở rộng khu công nghiệp, đồng thời tiến hành bổ sung thêm các quy định nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của các loại hình khu công nghiệp (chuyên ngành, công nghệ cao, sinh thái).
“Đây là sự bổ sung cần thiết, mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các nhà đầu tư. Các loại hình khu công nghiệp này tập trung hướng đến các mô hình hoạt động xanh, thân thiện với môi trường, cải thiện tối đa điều kiện làm việc của đội ngũ người lao động, tăng cường sự gắn kết và nâng cao lợi ích cho cộng đồng và trách nhiệm xã hội của các đơn vị doanh nghiệp; góp phần giải quyết triệt để được vấn đề đang nổi lên trong thời gian vừa qua là sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp dẫn đến tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của những người dân xung quanh khu công nghiệp…”, bà Trân nói.
Cùng chung quan điểm, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI nhận định rằng, việc đơn giản hóa tối đa các thủ tục về mặt pháp lý, chỉ định phân quyền nhiều hơn cho các địa phương có thể sẽ giúp làm giảm bớt các thủ tục cấp phép đầu tư tại các khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp sẽ có thể nhận được các loại giấy phép đầu tư ngay khi nhận được sự chấp thuận đầu tư. Do đó, các khu công nghiệp mới được thành lập, triển khai có thể sẽ sớm đi vào hoạt động từ thời điểm cuối năm 2023 đến năm 2025.
Ngoài ra, nhu cầu về thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng vô cùng tích cực với việc mở cửa trở lại các tuyến đường bay quốc tế, giúp các hợp đồng được ký kết biên bản ghi nhớ từ trước đó sẽ sớm hoàn tất được các thủ tục đầu tư. Đặc biệt, những chính sách về việc thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở của Việt Nam trong thời gian qua như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 0% trong khoảng thời gian 4 năm đầu tiên hoạt động, giảm tỷ lệ 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 5 năm tiếp theo… đây sẽ là những đòn bẩy quan trọng, giúp cho các chủ đầu khu công nghiệp sẽ có thêm cơ hội để thu hút thêm khách hàng.
Ông Keisuke Koshijima, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc đại diện Tập đoàn Kajima nhận định, Việt Nam hiện nay là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và chìa khóa tạo nên sự phát triển rực rỡ này chính là lĩnh vực sản xuất có tỷ trọng chiếm đến hơn 1/3 tổng GDP. Triển vọng của lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục còn tươi sáng hơn nữa nhờ vào sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một trở nên mạnh mẽ hơn, thể hiện qua việc hàng loạt các nhà sản xuất nổi tiếng hàng đầu thế giới đã và đang có kế hoạch chuyển nhà máy, xưởng sản xuất sang Việt Nam như Hasbro, Lego (đồ chơi), Nike, Under Armour, Superdry (nhãn hàng thời trang), HP, Dell (máy tính), Intel, Google, Microsoft (lĩnh vực công nghệ thông tin)…
“Mới đây nhất, Tập đoàn Apple cũng đã đưa ra quyết định sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm máy tính bảng iPad sang Việt Nam. Đây được đánh giá là một xu hướng sẽ còn tiếp tục diễn ra với những người khổng lồ trong ngành công nghệ khác”, ông Keisuke Koshijima nói và nhận định rằng, ngành công nghiệp sản xuất kết hợp với lĩnh vực thương mại điện tử đang trong quá trình tăng trưởng vô cùng nhanh chóng, từ đó sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển bất động sản nước ngoài khi tiến hành mở rộng sản xuất đến Việt Nam.