Áp lực lãi suất đè nặng lên các đối tượng tham gia thị trường bất động sản dịp cuối năm
Áp lực lãi suất tăng cao
Theo Nhịp sống thị trường, dữ liệu của Batdongsan.com cho thấy, mức độ quan tâm tới bất động sản trên toàn quốc đã giảm đáng kể bắt đầu từ tháng III/2022. Cụ thể, tại nhiều tỉnh thành đã chứng kiến nhu cầu tìm mua bất động sản trong quý III/2022 đã giảm đáng kể so với quý trước. Chẳng hạn như Hải Phòng ghi nhận giảm 19%, Cần Thơ giảm 14%, Đà Nẵng giảm 12%.
Theo cuộc khảo sát gần đây của Batdongsan.com, kết luận rằng giao dịch bất động sản hiện gặp nhiều khó khăn. Có 36% số người tham gia cho rằng rào cản lớn nhất là người mua lo lắng thị trường tiêu cực nên chưa dám đầu tư, 23% cho biết giao dịch không thành vì khách bị hạn chế vay vốn, 19% cho rằng trở ngại lớn nhất là giá bất động sản quá cao so với khả năng chi trả của người mua.
Người vay mua nhà "than trời" vì gánh lãi suất thả nổi
Trong bối cảnh lãi suất tăng, các chuyên gia khuyến nghị, người mua nhà cần ước tính giá trị căn nhà trên tổng thu nhập, không nên chi quá 30% thu nhập cho khoản vay.Áp lực của những người vay mua nhà trước đợt tăng lãi suất mới
Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tăng lãi suất điều hành nhằm ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, điều này đang tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với những người vay mua nhà.Người trẻ hối hận vì vay nợ mua nhà và 3 câu chuyện về giá trị của tiết kiệm
Dưới đây là những lời tâm sự của 3 người trẻ từng phải trải qua hoàn cảnh không có thu nhập hoặc thu nhập không bõ bèn gì so với những khoản chi tiêu cho cuộc sống bình thường. Hãy để họ chứng minh tiền tiết kiệm có vai trò quan trọng thế nào.Đơn vị nghiên cứu thị trường này cho hay, những bên tham gia đang đặt nhiều kỳ vọng cho việc tăng trưởng room tín dụng. Theo khảo sát hơn 500 thành viên thị trường bất động sản đã tiết lộ, trên 34% cho rằng hạn mức tín dụng có thể được nới thêm vào cuối năm 2022, 40% cho rằng nó sẽ được thực hiện vào đầu năm 2023.
Đây là kỳ vọng có cơ sở, vì nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn khá cao. Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com - Ông Nguyễn Quốc Anh dự đoán trong thời gian tới, Nhà nước vẫn chưa nới thêm hạn mức tín dụng vì sợ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát.
“Kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn tăng trưởng tốt, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế là 7,2%. Do đó, sức ép cấp thêm hạn mức tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng không quá lớn. Nhà nước có thể thiên về việc kiểm soát lạm phát hơn là việc đẩy mạnh tín dụng vào thị trường” - Ông Quốc Anh cho hay.
Chuyên gia tài chính, ngân hàng - TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý để chống lạm phát cũng như ổn định giá trị đồng tiền. Hoạt động đầu cơ, găm hàng, thổi giá đất tại Việt Nam khá phổ biến. Thị trường BĐS cần được điều chỉnh và cải tổ như xây dựng hệ thống thông tin, giá cả minh bạch để người dân có thể tham khảo và có quyết định phù hợp.
“Hy vọng ở giai đoạn này sẽ không có loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phá sản. Tuy nhiên, tôi dự đoán lần này cũng có thể khoảng 20% doanh nghiệp “sập”. Đây là các doanh nghiệp đầu tư bằng vốn đi vay, không đủ uy tín để huy động vốn, hoặc dự án không có tính thanh khoản cao thì họ nhiều khả năng phải phá sản hoặc giao đất cho ngân hàng phát mại” - Ông Hiếu nói.
Tổng giám đốc Winhousing - Ông Vũ Trường Thắng nhận định: “Sự điều chỉnh lãi suất tác động khá ít tới hiện tại, vì nếu khách hàng mua bằng tiền thực thì các giao dịch vẫn bình thường. Ở thời điểm này, khách hàng mua ở thực mới được ưu tiên”.
Theo ông Thắng, thị trường từ giờ đến cuối năm vẫn có những giao dịch ở mức khá điều độ chứ không bùng nổ. Còn chắc chắn sẽ không xảy ra việc lao dốc như năm 2011.
Liên quan tới việc cơ cấu đầu tư, theo ông Thắng, nếu ai có dòng tiền nhàn rỗi đủ lớn thì có thể chia ra khoảng 60% cho bất động sản, hoặc có thể tìm nhóm mua chung gom hàng F0, sau đó ra hàng để chốt lời khi chủ đầu tư bắt đầu bán sản phẩm. Như vậy, hiện tại nên “buôn có bạn, bán có phường” chứ không nên “đánh” một mình. Còn 40% thì giữ lại đề phòng hoặc chuẩn bị cho các cơ hội bất ngờ.
Trường hợp người mua ở thực vay vốn để mua căn hộ chung cư phục vụ nhu cầu ở, ông Thắng khuyến nghị, những người mua nhà có thể vay tới 60% giá trị bất động sản. Nhưng phần trả gốc lãi hàng tháng phải hạn chế từ 20 - 30% thu nhập gia đình. Nếu khách hàng mua để đầu tư thì nên vay trong khoảng 30 - 40%, tiền trả gốc lãi chỉ chiếm 20% thu nhập.
Người vay như ngồi trên đống lửa
Nhiều Ngân hàng đã bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi cho những kỳ hạn ngắn và dài hạn lên mức cao hơn. Có thể thấy, khả năng lãi suất vay sẽ nhanh chóng được điều chỉnh trong giai đoạn tới.
Từ cuối năm 2021, lãi suất cho vay trung bình chỉ khoảng 5%/năm, đây là mức thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Mức lãi suất này đã thúc đẩy việc nhiều người vay vốn mua nhà. Tuy nhiên, so với việc các ngân hàng trong thời gian tới sẽ tăng lãi suất thì những người đã vay mua nhà như đang “ngồi trên đống lửa”.
Chị H đang ở một căn hộ chung cư tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ, gia đình chị mua căn hộ 70m2 từ năm 2020 với giá 16 tỷ đồng. Chị vay ngân hàng khoảng 700 triệu đồng với lãi suất thả nổi, áp dụng sau thời hạn ân hạn nợ gốc 1,5 năm.
“Lúc mua nhà chỉ tính tới phương án tài chính trên, nhưng nếu lãi suất thả nổi mà tăng thì tiền gốc và lãi phải trả cũng tăng khá nhiều, thậm chí còn có thể vượt khả năng tài chính của cả gia đình” - Chị H lo lắng.
Anh B, đang trú tại chung cư Phương Đông Green Park (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, năm 2021 anh đã vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua căn hộ. Gói vay của anh có thời hạn 20 năm với lãi suất thả nổi và lãi phải trả gần 8%/năm.
“Hiện tôi đang phải trả tiền gốc là 3,6 triệu đồng/tháng trong khi lãi cũng khoảng 8 triệu đồng. Thời gian tới, nếu lãi suất cho vay tăng lên thì gia đình sẽ rất khó khăn. Phương án xấu nhất là phải bán nhà để trả nợ” - Anh B chia sẻ.