Người vay mua nhà "than trời" vì gánh lãi suất thả nổi
BÀI LIÊN QUAN
Lãi suất ngân hàng tăng, người mua nhà như "ngồi trên đống lửa"Những doanh nghiệp nào tăng mạnh rủi ro khi lãi suất tăng, thời kỳ tiền rẻ chấm dứt?Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất, DN bất động sản đối mặt mối lo mới“Méo mặt” vì lãi suất thả nổi
Vào hồi cuối năm 2021, lãi suất cho vay ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm, bình quân khoảng 5%. Tận dụng mức lãi suất hấp dẫn, nhiều người đã tranh thủ vay vốn để mua nhà. Tuy nhiên thời gian gần đây, các ngân hàng thông báo đồng loạt tăng lãi suất khiến người mua nhà như “ngồi trên đống lửa”.
Làn sóng tăng lãi suất huy động bắt đầu nóng với sự tham gia của Big 4
Sau động thái tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tiến hành điều chỉnh lãi suất huy động. Mới đây, Big 4 ngành ngân hàng cũng đã nhập cuộc. Điều này báo hiệu cuộc đua tăng lãi suất mới trên thị trường.Áp lực của những người vay mua nhà trước đợt tăng lãi suất mới
Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tăng lãi suất điều hành nhằm ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, điều này đang tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với những người vay mua nhà.Nền kinh tế chịu tác động ra sao sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành?
Theo đánh giá của VCBS, Việt Nam trong giai đoạn này ưu tiên hàng đầu về chính sách chính là kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô trong bối cảnh các yếu tố bất định đang gia tăng.Hiện nay, mức lãi suất vay mua nhà tại các ngân hàng dao động từ 4,99-9%/ năm. Lãi suất vay mua nhà tại ngân hàng Techcombank từ 6,69%/năm; BIDV từ 6,2%/năm; SCB từ 7,9%/năm; Ngân hàng Phương Đông (OCB) từ 6,99%/năm. Tại MSB lãi suất cho vay mua nhà đang thấp nhất là 4,99%/năm, mức lãi suất này được cố định trong 3 tháng đầu với khoản vay có thời hạn từ 24 tháng trở lên. Với Ngân hàng PVcomBank áp dụng lãi suất vay ưu đãi cố định là 5%/năm trong 6 tháng đầu tiên, hết thời gian ưu đãi, khách hàng sẽ phải trả với mức lãi suất 12%. Còn Ngân hàng TPBank đang áp dụng cho vay lãi suất ưu đãi từ 5,9%/năm với thời gian tối đa là 30 năm. Mức ưu đãi lãi suất của Ngân hàng Quốc tế (VIB) đang là 9%/năm, thời gian vay cao nhất 30 năm và hỗ trợ tối đa 90% nhu cầu về vốn.
Trước đây, Shinhan Bank là một trong các ngân hàng có mức ưu đãi lãi suất khả cao với khách hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây ngân hàng này cũng đã điều chỉnh tăng mức lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên từ 6,2%/năm lên 8,2%/năm; lãi suất vay cố định 36 tháng từ 7,6%/năm lên 8,9%/năm; lãi suất cho vay cố định 60 tháng từ 7,8%/năm lên 9,5%/năm.
Trước đây, vào mỗi chu kì lãi suất đi lên, thị trường nhà đất lại chịu ảnh hưởng tiêu cực khi chứng kiến nhiều nhà đầu tư phải bán cắt lỗ vì không chịu n ổi áp lực. Thị trường vì thế cũng rơi vào trầm lắng, đóng băng. Trong 3 năm trở lại đây, nhiều ngân hàng đã tung các chương trình ưu đãi cho vay mua nhà trong 1-2 năm đầu nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, người có nhu cầu mua nhà ở thực vay vốn để mua bất động sản. Tuy nhiên, đến nay, thời gainj áp dụng lãi suất ưu đãi đã hết, người vay mua nhà phải thanh toán với lãi suất thả nổi. Trong bối cảnh lãi suất tăng, áp lực đè nặng lên người mua nhà trong khi họ cũng là những người chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh trong 2 năm qua.
Là người đang sở hữu một chăn chung cư 60m2 tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), chị Lan Anh cho biết, gia đình chị đầu tư căn hộ này từ năm 2019, vay ngân hàng 700 triệu, ân hạn 1,5 năm và có áp dụng lãi suất thả nổi khi chương trình ân hạn kết thúc. Thời điểm đó, nhân viên tư vấn cho anh chị có chia sẻ, nếu áp dụng lãi suất thả nổi, thì mức lãi suất khoảng 10-10,5%. Tuy nhiên, đến nay, con số lãi suất ngân hàng thông báo đã tăng lên 11%.
“Mức lãi suất thả nổi tăng nhiều như vậy thì mỗi tháng số tiền gốc và lãi gia đình tôi phải thanh toán cũng tăng lên rất nhiều”, chị Lan Anh chia sẻ.
Tương tự, anh Quang Phú - ngụ tại chung cư tại đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) – cho biết, năm 2021 anh có vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua căn hộ. Thời hạn gói vay 20 năm, lãi suất thả nổi và đang trả 8%/năm. Với số dư nợ 1 tỷ đồng, hiện tại gia đình anh đang trả 3,6 triệu đồng tiền gốc và khoảng 8 triệu đồng tiền lãi. Nếu lãi suất thời gian tới tăng thêm, gánh nặng trả nợ tiếp tục đè nặng, anh Phú cho biết trường hợp xấu nhất anh phải bán nhà để tất toán khoản nợ rồi đi thuê.
Lãi suất thả nổi thời gian dài đã… lỗi thời
Hiện tại, với chính sách tăng lãi suất, siết tín dụng vào ngân hàng khiến nhiều người mua nhà lâm vào tình cảnh khó khăn thậm chí thay đổi kế hoạch, tính toán loại khả năng dùng đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã nới room tín dụng nhưng chủ yếu để phục hồi sản xuất kinh doanh, trong khi việc cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản vẫn còn khá thận trọng. Thời gian tới, lãi suất tiếp tục tăng, nguồn vốn từ ngân hàng để hỗ trợ người dân mua nhà sẽ càng khó khăn hơn.
Trong khi đó, nhu cầu tiếp cận và được giải ngân nguồn vốn vay mua nhà còn rất lớn. Bởi nhiều người lao động thu nhập còn khó khăn, khó lòng có thể có đủ số tiền mua nhà khi giá nhà ngày càng đắt đỏ.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động đã được tính toán kĩ trên cơ sở nhu cầu về vốn tăng mạnh. Tuy nhiên tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với tăng lãi suất cho vay, trong đó có tăng lãi suất cho vay mua nhà. Trong bối cảnh hiện tại, với người mua nhà phải đi vay cần tính toán
khả năng chi trả theo nợ gốc và lãi vay theo lãi suất thả nổi. Chỉ nên vay trong khả năng trả nợ.
Trao đổi về vấn tăng lãi suất ảnh hưởng tới người vay mua nhà, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý để chống lạm phát và ổn định giá trị của tiền đồng. Việc điều chỉnh cũng phù hợp với những đợt tăng lãi suất liên tiếp của nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Tuy nhiên, Chuyên gia này cũng cho biết, trong bối cảnh tăng lãi suất sẽ khiến chi phí vốn tăng, giá nhà tăng và giảm khả năng mua nhà của người dân. Tỷ lệ trả gốc và lãi cho ngân hàng khi vay mua nhà chia thu nhập bình quân khoảng 60% là hợp lý nhưng tỷ lệ này khi lãi suất tăng con số này đã vượt qua tỷ lệ an toàn.
“Việc lãi suất tăng sẽ làm giảm khả năng mua nhà của người dân, từ đó tác động mạnh đến tình hình cung cầu trên thị trường bất động sản”, ông Hiếu đánh giá.
Bên cạnh đó Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng đánh giá, chương trình cho vay của các ngân hàng Việt Nam đã lỗi thời và cần cải tổ.
Hiện nay, ngân hàng cho vay 10-20-30 năm nhưng người mua nhà phải chịu lãi suất thả nổi, nhiều khách hàng vay tiền mua nhà ở vỡi lãi 0% cho 6-12 tháng đầu nhưng những sau thời gian đó lãi suất điều chỉnh theo thả nổi. Sau 1 năm lãi huy động trên thị trưởng biến động sẽ khó khăn cho người mua nhà”, ông Hiếu nói.
Dẫn chứng tại Mỹ, người mua nhà được ngân hàng áp dụng lãi suất cố định cho 30 năm, ông Hiếu cho rằng thị trường tài
chính cần tìm nguồn vốn trung dài hạn cho thị trường bất động sản.Cũng theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, một mặt muốn kiểm soát lạm phát Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất để đảm bảo nguồn cung tiền, nhưng chúng ta vẫn muốn đảm bảo nguồn tiền để vay mua nhà của người dân với chi phí rẻ. Khó có thể làm 2 việc cùng lúc. Thời điểm này phải ưu tiện kiểm soát lạm phát và ổn định tiền đồng. Nên chăng Ngân hàng Nhà nước có thể trở lại gói hỗ trợ lãi suất khoảng 50 ngàn tỷ cho người mua nhà có thu nhập thấp với mức lãi suất khoảng 6%.