Những doanh nghiệp nào tăng mạnh rủi ro khi lãi suất tăng, thời kỳ tiền rẻ chấm dứt?
BÀI LIÊN QUAN
Dow Jones giảm gần 500 điểm xuống thấp nhất kể từ cuối 2020, "thước đo nỗi sợ hãi trên phố Wall" tăng vọtLo sợ lạm phát, liệu Gen Z và Gen Y có phải hối tiếc vì rút sạch tiền khỏi chứng khoán?FTSE Vietnam ETF bất ngờ mua ròng gần 1.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong quý 3Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1606/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 23/9/2022) về việc quy định lãi suất điều hành. Sau hơn 2 năm, đâu là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất điều hành.
Được biết, nguyên nhân là do: Thứ nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất liên tiếp trong 5 kỳ họp gần đây nhất với tổng mức tăng là 300bps từ đầu năm đến nay, đồng thời phát tín hiệu về khả năng tiếp tục tăng lãi suất do lạm phát tại Mỹ vẫn duy trì ở vùng đỉnh 40 năm. Thứ hai là do ECB cũng đã thực hiện tăng lãi suất lần 2 kể từ tháng 7 với mức tăng tổng cộng 125 bps.
Sau quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) đã kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ hạ nhiệt và duy trì xung quanh mức 23.400-23.600VND/USD trong những tháng cuối năm 2022.
Đồng thời PSI nhấn mạnh: “Hành động tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra rằng thời kỳ tiền rẻ đã chấm dứt và mặt bằng lãi suất trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên”.
Từ đầu năm đến nay, chi phí sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại đã tăng mạnh, đặc biệt là nhóm các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng thương mại đã nhiều lần nâng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi sau hơn 2 năm huy động ở mức thấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã mở lại kênh tín phiếu sau 2 năm đóng băng, hút ròng một lượng tiền lớn trong hệ thống ngân hàng để kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, tình trạng thiếu thanh khoản hệ thống đã có thời điểm vượt 6%/năm cho kỳ hạn qua đêm, cao hơn lãi suất huy động cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng quốc doanh.
Do việc tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay thường có độ trễ nên trong ngắn hạn, do đó trong ngắn hạn biên lãi thuần của các Ngân hàng thương mại được đánh giá là sẽ thu hẹp so với giai đoạn tiền rẻ trước đó.
Trong bối cảnh room tín dụng năm 2022 đã được sử dụng phần lớn, PSI cho rằng bức tranh ngành ngân hàng những tháng cuối năm sẽ không còn tươi sáng như thời điểm nửa đầu năm. Với quan điểm thận trọng từ phía Ngân hàng Nhà nước, nhiều khả năng năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm ít thuận lợi cho ngành ngân hàng, đặc biệt với các ngân hàng thuộc nhóm dưới.
Bên cạnh đó, trước tình hình các Ngân hàng trung ương trên thế giới liên tục tăng lãi suất cùng xu hướng không rõ ràng của thị trường chứng khoán và tình trạng thanh khoản sụt giảm ngày càng lan động, theo đó, PSI khuyến nghị các nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, hạn chế sử dụng margin đồng thời hạ tỷ trọng danh mục tại những nhịp phục hồi kỹ thuật.
"Chúng tôi đặc biệt lưu ý rủi ro tăng mạnh chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao, tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và vốn lưu động chủ yếu bằng tín dụng, những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thâm dụng vốn như Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng. Môi trường lãi suất cao và lượng cấp tín dụng không còn dồi dào sẽ trực tiếp tác động tới khả năng hoạt động bình thường của các doanh nghiệp này", báo cáo cho biết.
Đối với các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư lớn trong giai đoạn tới, Chứng khoán Dầu khí cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên thận trọng đánh giá lại tiềm năng của các dự án do chi phí lãi vay sẽ tăng cao hơn ước tính ban đầu và kéo dài thời gian hoàn vốn cho các dự án.
Ở chiều ngược lại, PSI đánh giá cao những doanh nghiệp có dòng tiền ổn định, nhiều tiền mặt, ít nợ vay cũng như các doanh nghiệp ngành tiện ích, bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng. Đây sẽ là nhóm doanh nghiệp có thể khẳng định được sức chống chịu tốt trong giai đoạn này.a