Dow Jones giảm gần 500 điểm xuống thấp nhất kể từ cuối 2020, "thước đo nỗi sợ hãi trên phố Wall" tăng vọt
BÀI LIÊN QUAN
Dow Jones rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7, chứng khoán Mỹ đỏ lửaThị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc sau nhận định của Phó Chủ tịch FedBán dầu lãi đậm giúp Saudi Arabia có tài chính dồi dào đầu tư vào chứng khoán MỹCụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 486,27 điểm, tương đương mất 1,62%, kết phiên ở 29.590,41 điểm. Trong khi đó, S&P 500 giảm 1,72% xuống 3.693,23 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 1,8% và chốt phiên còn 10.867,93 điểm.
Chỉ số Dow Jones đã ghi nhận mức thấp nhất và đóng cửa ở dưới ngưỡng 30.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 17/6. Chỉ số này đã kết thúc phiên ở mức thấp hơn 19,9% so với mức cao kỷ lục và gần như rơi vào thị trường giá xuống. Thậm chí, có thời điểm, chỉ số Dow Jones đã giảm tới hơn 826 điểm.
Các chỉ số lớn đã giao dịch tiêu cực trong suốt 5 trên 6 tuần. Trong đó, Dow giảm 4%, S&P và Nasdaq lần lượt giảm 4,65% và 5,07%. Diễn biến này đã đánh dấu 4 ngày liên tiếp giảm điểm của thị trường, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện một đợt tăng lãi suất mạnh tay lên 75 điểm cơ bản và cho biết sẽ tiếp tục động thái cứng rắn trong cuộc họp tháng 11 tới.
Ở diễn biến khác, đồng bảng Anh đã chạm mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ so với đồng USD khi nước này công bố một kế hoạch kinh tế mới bao gồm một loạt các đợt cắt giảm thuế và đã khiến thị trường chao đảo.
Lợi suất trái phiếu đã tăng vọt trong tuần này sau động thái mới nhất của Fed, với lãi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm đạt mức cao chưa từng thấy trong hơn 10 năm qua.
Các cổ phiếu được đánh giá là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc suy thoái cũng đã rớt giá mạnh. Theo đó, lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu trong S&P 500 giảm 7%, giá dầu giảm kéo theo nhóm năng lượng giảm 9%. Các cổ phiếu của những công ty công nghệ lớn như Apple, Amazon, Microsoft và Meta Platforms cũng giao dịch trong sắc đỏ.
Ngân hàng Goldman Sachs đã cắt giảm mức mục tiêu chỉ số S&P 500 trong cuối năm nay từ 4.300 điểm xuống còn 3.600 điểm. Nguyên nhân được cho là do mặt bằng lãi suất lên cao. So với mức điểm thực tế hiện tại, mục tiêu mới mà ngân hàng này đưa ra thấp hơn khoảng 3%.
Trước bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng, "thước đo nỗi sợ hãi" của Phố Wall đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng. Cụ thể, chỉ số biến động Cboe (VIX) đã vượt mức 30 điểm. Theo DataTrek Research, trong cả năm qua, VIX đã giao dịch trên mốc này khi chứng khoán Mỹ chạm mức thấp trong ngắn hạn.
Theo Bank of America cho biết, trong bối cảnh biến động mạnh, các nhà đầu tư đang đổ xô vào tiền mặt đồng thời né tránh hầu hết các loại tài sản rủi ro khác khi họ bị quan chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.