Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ, khép lại tuần tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 6
BÀI LIÊN QUAN
Dow Jones rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7, chứng khoán Mỹ đỏ lửaThị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc sau nhận định của Phó Chủ tịch FedChứng khoán Mỹ “lao dốc” tuần thứ ba liên tiếp, Dow Jones có lúc tăng 370 điểm nhưng lao dốc về cuối phiênCụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 139,4 điểm, tương đương 0,45%, và đóng cửa ở mức 30.822 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 cũng giảm 0,72% xuống còn 3.873 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0,9% còn 11.448 điểm.
Tính chung trong cả tuần qua, Dow Jones và Nasdaq Composite đã mất lần lượt 4,1% và 5,5%, S&P 500 cũng mất gần 4,8%. CNBC đánh giá đây là tuần giảm sâu nhất của cả S&P và Nasdaq kể từ tháng 6.
Phiên 16/9, cổ phiếu hãng giao vận FedEx cắm đầu 21,4%, đánh dấu mức giảm sâu nhất trong lịch sử cổ phiếu này sau khi ban lãnh đạo dủy bỏ mục tiêu kinh doanh cả năm, đồng thời thông báo sẽ áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí nhằm đối phó với nhu cầu trên toàn thế giới suy giảm.
FedEx nhận định nền kinh tế toàn cầu sẽ "xấu đi đáng kể". Trong quý kết thúc ngày 31/8 vừa qua, FedEx ghi nhận thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 3,44 USD, mức này thấp hơn nhiều so với con số 5,14 USD mà các nhà phân tích kỳ vọng trước đó. Bên cạnh đó, doanh thu đạt 23,2 tỷ USD, trong khi dự báo là 23,59 tỷ USD.
Nói trên CNBC, CEO Raj Subramaniam bày tỏ nỗi thất vọng về kết quả mà họ thông báo, đồng thời ông cũng cho biết nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do tình hình vĩ mô bất lợi. Khi được hỏi liệu nền kinh tế toàn cầu có đang rơi vào suy thoái hay ông vị CEO này đã trả lời rằng: Tôi nghĩ là có. Những con số này không phải là điềm lành".
Các nhà đầu tư thường rất quan tâm đến kết quả kinh doanh và dự báo của FedEx vì các doanh nghiệp giao vận lớn là những chỉ báo sớm của nền kinh tế nói chung. Nếu hoạt động kinh doanh khởi sắc, số lượng đơn hàng nhiều thì các công ty như FedEx sẽ ăn nên làm ra. Ngược lại, khi FedEx nhận định tình hình khó khăn thì đồng nghĩa triển vọng của cả nền kinh tế là khá u ám.
Mới đây, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cũng dự báo nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023.
Trong phiên 16/9, cổ phiếu của các hãng giao vận khác cũng đi xuống theo FedEx, cụ thể như UPS rớt 4,5%, XPO giảm 4,7%, "ông lớn" thương mại điện tử Amazon cũng giảm 2,1%. Trong 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500, cổ phiếu năng lượng và công nghiệp có mức giảm sâu nhất khi đều mất trên 2%.
Thông báo bi quan của FedEx đưa ra chỉ ít ngày sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 của Mỹ cho thấy lạm phát cao hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải tiếp tục nâng lãi suất, kìm hãm nền kinh tế để chống lại lạm phát.
Nhà phân tích đầu tư Mỹ tại công ty môi giới eToro, ông Callie Cox nhận định rằng các nhà đầu tư đang rất lo lắng về nền kinh tế toàn cầu và tác động tới nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế số 1 thế giới này vốn dĩ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề rất nghiêm trọng.