Dow Jones rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7, chứng khoán Mỹ đỏ lửa
BÀI LIÊN QUAN
Nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái quốc gia Đông Nam Á nào sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên?Sau những lần Dow Jones lao dốc, chứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao?Trung Quốc chật vật tìm cách giải quyết khủng hoảng bất động sảnCụ thể, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đã mất 1,43% và dừng ở 11.552 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 giảm 1,13% còn 3.901 điểm.
Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 173 điểm, tương đương 0,56% qua đó đóng cửa ở gần 30.962 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của Dow Jones trong vòng hai tháng qua.
Trong đó, cổ phiếu phần mềm Adobe mất tới 16,8% và đè nặng lên hai chỉ số Nasdaq và S&P 500 sau thông báo thương vụ mua lại công ty phần mềm Figma trị giá 20 tỷ USD. Việc này kéo theo các cổ phiếu công nghệ khác cũng đi xuống theo Adobe như Apple giảm 1,9% hay Salesforce sụt 3,4%.
Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng là điểm sáng với Goldman Sachs và JPMorgan đều tăng trên 2%. Tương tự, cổ phiếu ngành y tế cũng đóng cửa trong sắc xanh với UnitedHealth Group có thêm 2,6%.
CNBC cho biết, Phố Wall vẫn đang cố tìm cách để lấy lại điểm cân bằng sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã châm ngòi cho phiên lao dốc gần 1.300 điểm của Dow Jones trong phiên ngày 13/9 vừa qua. Thị trường trong phiên ngày 14/9 có phần hồi phục nhẹ nhưng cú sụt giảm của phiên 15/9 đã dư sức xóa bỏ toàn bộ thành quả mà phiên trước đó đạt được.
Các thông tin kinh tế mới trong ngày 15/9 không hỗ trợ đáng kể tâm lý nhà đầu tư. Cụ thể, số người xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước là 213.000, giảm khoảng 5.000 so với tuần trước đó, mức này khả quan hơn con số 222.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo trước đó. Tuy nhiên, thị trường lao động diễn biến tích cực cũng đồng nghĩa với việc Fed vẫn còn dư địa để tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ tháng 8 ghi nhận tăng trưởng 0,3% so với tháng 7, con số này tích cực hơn so với dự báo không thay đổi của Dow Jones. Theo báo cáo CPI ngày 13/9, tỷ lệ lạm phát của tháng 8 so với tháng liền trước là 0,1%, thấp hơn tăng trưởng doanh số bán lẻ.
Nếu không tính xe hơi, doanh số tháng 8 sụt 0,3%, thấp hơn mức tăng 0,1% mà các nhà kinh tế kỳ vọng. Ngoài ra, CPI tháng 8 tăng 8,3% trong khi doanh số bán lẻ đi lên 9,3%, so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu ngành sản xuất cũng cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới đang giảm tốc. Nhìn chung, kinh tế Mỹ có vẻ vẫn đang chống chịu được những tác động tiêu cực trong thời điểm hiện nay, tuy nhiên các báo cáo mới công bố không thể xoa dịu bớt những lo ngại về lạm phát cao dai dẳng. Hiện các nhà đầu tư lo ngại rằng Fed sẽ nâng lãi suất mạnh tay hơn để kiềm chế giá cả, khiến nguy cơ suy thoái lên cao hơn.