meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Anh Dũng Đoàn - CEO ShopDunk: Người góp phần đưa lại trải nghiệm dịch vụ của Apple về đúng với giá trị tại Việt Nam

Chủ nhật, 13/11/2022-21:11
CEO Dũng Đoàn nói rằng: “Người Việt cực kỳ yêu thích sản phẩm của Apple nhưng họ hồi đáp lại thị trường Việt Nam chưa thực sự xứng đáng. Tôi và ShopDunk sẽ góp phần đưa lại trải nghiệm dịch vụ của Apple về đúng với giá trị của đất nước này”.

Người mang tình yêu Apple về Việt Nam

Anh Đoàn Việt Dũng theo học khoa Kế toán của Học viện tài chính và sau đó đã tìm học bổng và du học ở Canada. Khi trở về Việt Nam sau thời gian 4 năm rưỡi học ở nước ngoài thì anh đã khởi nghiệp với công ty đầu tiên vào năm 2014. 

Anh Dũng cho hay, tình yêu của anh đã bắt nguồn từ bài phát biểu của Steve Jobs ở Đại học Stanford (Mỹ). Và đây cũng là một trong những video đầu tiên mà anh sử dụng để học tiếng Anh. Cũng chính video này đã phần nào thay thế được tư tưởng và nhận thức của anh. Steve Jobs chính là nhân vật truyền cảm hứng cho bản thân của anh Dũng. Với anh, những điều mà ông nói hay những gì mà ông làm vẫn luôn có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ. 

Sau đó thì anh nghe thêm bản nói chuyện về Golden Circle của Simon Sinek. Và tất cả những câu chuyện xoay quanh đều lấy ví dụ về sự thành công của Apple. Từ đó anh đã yêu các sản phẩm của Apple hơn. Bản thân của anh cũng bắt đầu dùng iPhone là từ chiếc iPhone 3G từ lúc đi học vào năm 2008. 

Mặc dù vậy thì sự kiện tác động đến anh Dũng lớn nhất có lẽ là khi Steve Jobs mất. Anh đã chứng kiến hình ảnh của mọi người đến các cửa hàng Apple đặt hoa và viết lời nhắn nhủ trong rất nhiều tờ giấy. Quả thực thì anh vô cùng ấn tượng tại sao một công ty kinh doanh lại có thể làm được một điều mang tính ảnh hưởng lớn như thế. Từ đó thì anh đã tìm hiểu sâu hơn các giá trị cốt lõi của Apple cũng như nhân vật như Steve Jobs - đây là người được xem là một tượng đài công nghệ của thế giới. 



Anh Dũng Đoàn - CEO ShopDunk
Anh Dũng Đoàn - CEO ShopDunk

Thức tỉnh một thương hiệu dính phốt và thuyết phục Apple đầu tư vào Mono Store

Nói về quyết định mua lại ShopDunk, anh Dũng cho biết đó là liều. Theo anh, thời điểm đó có tên tuổi khá tệ và có nhiều phản hồi xấu. Tất cả những người thân và bạn bè đều cản nhưng anh là người duy nhất quyết tâm đến cùng. Lý do mua lại ShopDunk bởi cá nhân anh không có đủ kinh nghiệm về lĩnh vực bán lẻ. Anh cũng chưa làm cho một công ty nào ở trong lĩnh vực bán lẻ hay cũng chưa hiểu gì về ngành bán lẻ. Cũng theo anh Dũng, cũng vì họ có sẵn có cơ cấu và hệ thống bán lẻ đã vận hành đủ để anh có thể tìm hiểu dần, tận dụng. 

Anh Dũng tâm sự rằng: “Nhưng thú thật khi bắt đầu tiếp nhận từ 2016, tôi mất rất nhiều thời gian để thay đổi tư tưởng của tất cả mọi người trong bộ máy của ShopDunk tại thời điểm đó”. 

Và để có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh chuyên nghiệp và bài bản, đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu mất khá nhiều thời gian nhưng anh cũng rất vui bởi vì khi đi theo hướng đó, quyết tâm làm đến cùng thì mọi người ở bên dưới đều ủng hộ theo. Và kết quả là vào tháng 8/2020, ShopDunk đã trở thành một trong năm đại lý ủy quyền của Apple lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh Dũng nói rằng, ShopDunk không phải là đơn vị đầu tiên làm Mono Store. Trước đó cũng đã có một đơn vị lớn làm và dự án đó trên cảm quan của khách hàng thì chưa thực sự thành công. Bởi vì khi nhìn vào lượng khách hàng ra vào thì anh cũng phần nào đánh giá được. 

Với anh, đã không thành công thì để thuyết phục Apple tiếp tục đầu ư vào dự án Mono mới là câu chuyện vô cùng khó khăn. Bởi Apple đầu tư ở Việt Nam và nó không thành công, vậy nên ông ShopDunk đã gần như thuộc dạng mới và tự nhiên nói rằng tôi làm được Mono Store. Tất cả mọi người và đặc biệt là Apple đều có sự hoài nghe. Họ cùng còn thuyết phục lại anh rằng “đừng làm nữa vì mô hình này thất bại ở Việt Nam”.

Nhưng anh kiên quyết trả lời rằng “không, cứ cho tôi thêm một cơ hội”. Anh Dũng cho hay, bản thân hiểu chính xác câu chuyện của Mono Store không dừng lại ở phía cửa hàng đẹp. Và điều quan trọng chính là nằm ở phía sau. Đó cũng chính là những người vận hành và là linh hồn của công ty và là giá trị quan trọng nhất của Mono Store. 


Anh Dũng tâm sự rằng: “Nhưng thú thật khi bắt đầu tiếp nhận từ 2016, tôi mất rất nhiều thời gian để thay đổi tư tưởng của tất cả mọi người trong bộ máy của ShopDunk tại thời điểm đó”
Anh Dũng tâm sự rằng: “Nhưng thú thật khi bắt đầu tiếp nhận từ 2016, tôi mất rất nhiều thời gian để thay đổi tư tưởng của tất cả mọi người trong bộ máy của ShopDunk tại thời điểm đó”

Và khi khách hàng đến cửa hàng Apple Store trên toàn cầu, khi bước vào thì thứ thu hút và kéo bạn vào đó chính là không gian đẹp nhưng thứ mà giữ bạn lại chính là con người ở trong đó, thoải mái cũng như sự thân thiện. Chính vì thế mà anh biết lý do thất bại là không nằm ở chỗ mô hình thất bại mà là ở trong khâu vận hành phía sau. Khó khăn nhất cũng chính là xin Apple để được kích hoạt lại Mono Store tại thị trường Việt Nam. Đối với ShopDunk thì đó chính là cả một quá trình và mất đến 6 tháng, thuyết phục và thuyết phục đi thuyết phục lại để cho họ tin tưởng vào mô hình Mono Store ở Việt Nam thêm một lần nữa. 

Anh Dũng nói thêm rằng, tiêu chuẩn của Apple là rất cao. Một khi triển khai một Mono Store thì họ sẽ tính quy chuẩn theo từng milimets chứ không phải là centimet. Và khoảng cách từ tường đến giá kệ cũng sẽ tính theo mm và nếu chỉ lệch 2mm cũng phải đập tường đi làm lại. Còn biển hiệu cũng thế và chỉ cần logo mà đơn vị thi công đặt ở vị trí sai bản vẽ 2mm cũng đã gỡ toàn bộ biển thay mới. 

Còn cái khó khăn lớn nhất của anh chính là những người bên dưới họ chưa làm Mono Store bao giờ và họ cũng chưa hiểu tư tưởng của Apple rằng vì sao phải khắt khe như thế. Còn trong marketing cũng thế, thị trường Việt Nam quen với việc làm sai và làm không chuyên nghiệp. Hơn thế, Apple cũng không bao giờ sử dụng chiêu trò đưa tin đồn và luôn số một về việc bảo mật. Hiện tại đang có iPhone 14 thì không thể biết được iPhone 15 sẽ như thế nào - đó cũng chính là điều cấm kỵ ở trong Apple. Mặc dù vậy thì ở Việt Nam các nhà bán lẻ coi việc đó là vô cùng bình thường và nhà nào cũng đăng những thông tin như thế. 

Và cái khó nhất đối với anh đó chính là trả lời câu hỏi “Why?”, tại sao cần phải tuân theo những luật lệ mà Apple đưa ra từ marketing, địa điểm và người bán lẻ. Anh cũng từng phải giải thích cho từng người hiểu lý do cụ thể là tại sao nên làm việc đó. Anh cũng mừng vì tất cả mọi người sau đó đã hiểu và luôn vui vẻ. 

Đối với nhiều người thì 2mm gần như không nhận ra được sự thay đổi rất nhỏ như thế, trên cả tấm bảng to tầm 20m2 thì 2mm/20m2 không có giá trị gì về mắt thường nhưng với Apple thì câu chuyện chuẩn là phải chuẩn. 

Có thể thấy, câu chuyện quy chuẩn khi xây dựng của Apple đã khắt khe thì quy chuẩn lúc vận hành cũng cực kỳ gắt gap. Vị trí này chỉ được trưng bày cái gì và bao nhiêu cái, nội dung để cho khách hàng có được trải nghiệm như thế nào thì đều có hướng dẫn và yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ từng li. 

Theo anh Dũng, Apple rất khắt khe trong các vấn đề như thế và với các hệ thống bán lẻ theo dạng siêu thị thì trong mắt của mọi người chính là thương hiệu của nhà bán lẻ nhưng khi nhìn vào Mono Store thì chính là nhìn vào hình ảnh của Apple. Chính vì thế mà sứ mệnh cũng như trách nhiệm của cửa hàng Mono Store là rất lớn và bắt buộc ShopDunk phải luôn chỉn chu cũng như đảm bảo vận hành mọi thứ một cách hoàn hảo nhất. 

Hành trình phục vụ người Việt và phụng sự đất nước

Anh Dũng nói rằng vào ngày 13/10, ShopDunk đã tổ chức sự kiện mở bán/trả hàng iPhone 14 chính hãng với quy mô lớn chưa từng có. Theo đó, ShopDunk đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng và trả hàng chỉ trong thời gian 2 giờ đồng hồ với số lượng chưa từng có. Điểm nhấn của chương trình đó chính là phần giao hàng bằng 14 chiếc flycam. 

Và không dừng lại ở việc chỉ mở bán cũng như trả hàng giống như phần lớn hệ thống khác mà ShopDunk lại chỉ muốn khách hàng tận hưởng từng phút giây thoải mái và vui vẻ nhất có thể trong khoảng thời gian chờ đợi từ 19h - 24h. Họ cũng sẽ được tận hưởng các trò chơi hấp dẫn ngay ở sự kiện ví dụ hư gắp táo, trò chơi thực tế ảo hay bốc thăm may mắn để nhận về những phần quà có giá trị như AirPods 2, phụ kiện Apple,… Bên cạnh đó thì iFan còn có thể thỏa sức tân trang iPhone của mình ở quầy dịch vụ khách hàng ví dụ như vệ sinh điện thoại, vẽ ốp lưng và dán màn hình,...

Còn điểm nhấn của sự kiện đó chính là bắt đầu từ 22h ngày 13/10/2022 kéo dài đến 2h ngày 14/10/2022. Theo đó, lần đầu tiên trên thế giới, iFan được giao iPhone 14 tận tay bằng flycam vào đúng 0h đến tay 1414 khách hàng. 


Hành trình phục vụ người Việt và phụng sự đất nước
Hành trình phục vụ người Việt và phụng sự đất nước

Mọi người ai cũng đều cảm nhận được là “wow tại sao người Việt Nam lại yêu Apple đến thế”. Thực tế thì không phải bây giờ mới yêu mà đã yêu rất nhiều năm rồi nhưng cách mà Apple hồi đáp lại cho thị trường Việt Nam gần như là số không và ShopDunk ở đây để giúp cho khách hàng được trải nghiệm là những điều tốt nhất. 

Nói về quan điểm phát triển đất nước và phụng sự đất nước, anh Dũng cho hay là hai việc nên đồng hành với nhau. Bản thân của anh, đến thời điểm bây giờ cũng đủ cơm ăn áo mặc hàng ngày rồi nên thứ mong muốn nhất đó là có thể tạo nên công ăn việc làm cho nhiều người. Anh cũng mong muốn đưa thật nhiều công nghệ mới vào thị trường Việt Nam. Điều quan trọng hơn đó chính là làm thế nào để cho người Việt Nam có thể tiếp cận được với công nghệ đó, sử dụng công nghệ đó để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng làm việc. Và đây cũng chính là sứ mệnh mà ShopDunk đã - đang và sẽ tiếp tục làm trên con đường phục vụ người dùng Việt và phụng sự đất nước Việt Nam.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước