meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chân dung nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Từ thương lái ‘khét tiếng đến startup công nghệ nông nghiệp ở tuổi U60

Chủ nhật, 30/10/2022-07:10
Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất của tôi chính là xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam ở trong nước và quốc tế. Bởi vì trong chuỗi giá trị thì giá trị thương hiệu là lớn nhất”.

Phía sau quyết định mua cả một nông trường cam Trung Quốc 

Nói về quyết định nghỉ làm ngân hàng để kinh doanh nông sản để đến hiện tại trở thành một chuyên gia tư vấn về nông nghiệp, bà Thực cho biết: “Nếu mà nói thật, thì là vì nghèo, đi làm ngân hàng lương thấp, thì muốn đi buôn thôi. Nhưng nhờ khi đi học có nền tảng kinh tế, ngân hàng, biết tính toán rủi ro, chi phí thì đi buôn mới tốt”. 

Đối với bà, trong kinh doanh những người đi buôn không bao giờ mua ở một nơi mà luôn mua ở rất nhiều nơi và tìm kiếm những mặt hàng có thể bán được quanh năm, va chạm với rất nhiều thị trường. Những người sản xuất hay những người đi buôn như và không bao giờ mua ở một nơi mà sẽ luôn mua ở nhiều nơi và tìm kiếm những mặt hàng có thể bán quanh năm, va chạm với nhiều thị trường. Người sản xuất thì mỗi sản phẩm chỉ có một vụ và kéo dài khoảng 1 tuần hay một tháng. Còn đối với những người đi buôn thì luôn phải tìm kiếm để bán được đều quanh năm. Những người đi buôn họ sẽ biết nhiều người sản xuất khác nhau và có nhiều kinh nghiệm khác nhau. 


Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực
Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực

Chính vì thế mà nếu như biết vận dụng và khai thác những người đi buôn để chia sẻ kinh nghiệm cho những người sản xuất thì đó chính là con đường rất tốt. Những người sản xuất nông nghiệp sẽ là đối tác và là nhà cung cấp cho người đi buôn. Và khi đối tác của nhau thì sẽ luôn muốn hỗ trợ cho nhau tốt nhất có thể. 

Chia sẻ về quyết định mua lại cả nông trường cam Trung Quốc, bà Thực cho biết, ở thời kỳ đầu đi buôn thì Việt Nam có rất ít giống cam. Cụ thể có cam Bố Hạ và cam Sành Hà Giang, cam Vinh cũng đâu có sản lượng gì. Trung Quốc là nước phát triển trước nên bà đã thu mua cam Trung Quốc về bán nhưng vô cùng xót xa bởi vì Việt Nam cũng có nhiều vùng cam nổi tiếng mà lại không có để cho mình bán. Đến sau này mở cửa thì các thương nhân Trung Quốc sang và đưa khoa học công nghệ sang đã giúp cho hàng Việt Nam phát triển thì nông sản của Việt Nam cũng đã đa dạng mặt hàng hơn để bán. Lúc đó thì bà cũng muốn bán hàng Việt Nam ở nội địa Việt Nam và nhiều hơn việc nhập khẩu, cũng có tự tôn dân tộc. 

Cũng từ đó bà gần như không nhập khẩu nhiều hàng Trung Quốc nữa bởi thực tế thì Việt Nam đã có rất nhiều, trừ đi hàng trái vụ hoặc mặt hàng xứ ôn đới. Đến khi đi buôn, mặt hàng nào tốt thì bà sẽ hỗ trợ và cũng muốn đem các cây giống tốt về cho Việt Nam. 

Đâu là nút thắt của nền nông nghiệp?

Nói về vấn đề này, bà Thực cho biết, nếu như nói sâu xa thì nút thắt là ở việc thực thi chính sách và quản lý thị trường. Bởi vì dù cho ai kinh doanh và kinh doanh như thế nào đi chăng nữa thì xuyên suốt vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật. Bà Thực nhấn mạnh: “Các chính sách của chúng ta vẫn đang coi nông nghiệp như một ngành yếu thế, nên trong quản lý thị trường, quản lý lưu thông, quản lý phân phối hàng hóa còn rất nương nhẹ”. 

Cũng theo đó, vẫn còn nhiều người sản xuất nhưng lại không tuân thủ quy định và không ghi chép nhật ký sản xuất hay cũng không tuân thủ các quy định về việc lưu thông hàng hóa, làm giả nhãn mác của người khác hay là giá xuất xứ hàng hóa,...

Tại sao chúng ta chưa làm nghiêm khắc? Cho đến hiện tại, ngành nông nghiệp Việt Nam không còn là chuyện làm đủ ăn nữa mà trở thành ngành hàng hóa rất lớn cũng như có cơ hội rất nhiều. Vậy thì chúng ta cần phải tuân thủ các quy luật về thị trường. 

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có phát biểu ở kỳ họp Quốc hội hồi đầu năm về việc nông dân sau này sản xuất thì phải được đào tạo cũng như phải có chứng nhận thì mới được phép sản xuất. Có nhiều người khi nghe thế đã nổi đóa lên phản đối. Nhưng Bộ trưởng đã đúng.



Bà Thực nhấn mạnh: “Các chính sách của chúng ta vẫn đang coi nông nghiệp như một ngành yếu thế, nên trong quản lý thị trường, quản lý lưu thông, quản lý phân phối hàng hóa còn rất nương nhẹ”
Bà Thực nhấn mạnh: “Các chính sách của chúng ta vẫn đang coi nông nghiệp như một ngành yếu thế, nên trong quản lý thị trường, quản lý lưu thông, quản lý phân phối hàng hóa còn rất nương nhẹ”

Với bà Thực, sản xuất nông nghiệp, thực phẩm chính là một ngành sản xuất có điều kiện? Đầu tiên là những thứ người ta ăn thì phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - đây chính là có điều kiện. Còn thứ hai chính là sử dụng các phương thức có ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước xả thải vào môi trường thì phải tuân thủ các quy định về môi trường. Và việc kinh doanh nông sản, thực phẩm cũng tương tự và đó chính là ngành kinh doanh có điều kiện. Nếu như chúng ta đã có nhiều chính sách pháp luật thì cần phải để cho luật quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và cần phải làm nghiêm. 

Tóm lại, nút thắt lớn nhất của chúng ta vẫn chưa áp dụng các chính sách pháp luật một cách nghiêm khắc với thị trường cung ứng. Hơn thế, chúng ta vẫn chưa nhìn nhận rõ về vai trò và trách nhiệm của ngành nông dân rất nhiều nhưng nếu như thấy làm ăn dễ dãi vẫn bán được thì họ sẽ không thay đổi. Bà Thực nhấn mạnh: “Thế nên, có hai từ Bộ trưởng Hoan đã dùng mà tôi cho là rất đắt, là một nền nông nghiệp dễ dãi và mù mờ”. 

Làm nông nghiệp không nên ích kỷ

Bà Thực tâm sự, chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ trong ngành nông nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là ở trong chuỗi liên kết. Nông dân Việt Nam, đầu tiên là không có nhiều thời gian để đi giao lưu và cũng không hiểu rõ các kỹ thuật hay cách thức cạnh tranh của thị trường. Những người đi buôn nếu có tâm và muốn chia sẻ với người sản xuất thì sẽ lấy kinh nghiệm của vùng này để chia sẻ cho các vùng khác. 

Đáng chú ý, bà Thực nhấn mạnh rằng là người sản xuất nông nghiệp không nên ích kỷ. Trong việc liên kết chuỗi và cùng nhau xây dựng nên thương hiệu cho ngành hàng thì điều này vô cùng quan trọng như các cụ có câu nói “Đi buôn có bạn, đi bán có phường”. 

Nói về ý tưởng mô hình khu kinh tế tập trung cho nông nghiệp, bà Thực cho hay, bản thân cũng đã đi các nước và học hỏi kinh nghiệm từ họ. Ví dụ như ở Trung Quốc họ có nhiều vùng. Còn ở Việt Nam thì có thể chỉ làm một vài vùng chưa không phải là tỉnh nào cũng làm thì sẽ không có hiệu quả. Vậy nên cần có khu tập trung như thế để có những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như so với công nghiệp thì đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp chẳng có mấy ai. 


Đáng chú ý, bà Thực nhấn mạnh rằng là người sản xuất nông nghiệp không nên ích kỷ và trong việc liên kết chuỗi và cùng nhau xây dựng nên thương hiệu cho ngành hàng thì điều này vô cùng quan trọng
Đáng chú ý, bà Thực nhấn mạnh rằng là người sản xuất nông nghiệp không nên ích kỷ và trong việc liên kết chuỗi và cùng nhau xây dựng nên thương hiệu cho ngành hàng thì điều này vô cùng quan trọng

Bà Thực lấy ví dụ rằng, như khu công nghiệp ở Trung Quốc thì chuyên gia nước ngoài sang nghiên cứu và họ cấp hẳn 20ha, miễn thuế đất và miễn các loại phí trong thời gian 30 năm cũng như làm toàn bộ hạ tầng đến nơi đến chốn. Nếu như Việt Nam cũng xây được các cụm như thế thì khi chuyên gia nước ngoài đầu tư vào, người dân và doanh nghiệp Việt Nam có thể đến để học tập. 

Ở chiều hướng khác, đó cũng là một thị trường mở và tất cả hàng hóa vào đó coi như mặt hàng thuế. Ví dụ như hàng Việt Nam có thể đưa vào đó thành chợ để người nước ngoài đến mua hay là ưu tiên để cho hàng nhập khẩu đưa vào, phát triển được logistics. 

Vì sao mỗi con bò, cây sầu riêng lại có lý lịch?

Chia sẻ về việc xây dựng Auto Agri, bà Thực nói rằng đối với mạng xã hội thì có thể biết được ngay trên khắp thế giới hay là chỗ nào người trồng cái gì. Nhưng ai sẽ kiểm soát và kiểm chứng những thông tin ds. Hay ví như như một một địa phương hoặc Bộ Nông nghiệp muốn truyền thông cho một ngành hàng thì cần phải có dữ liệu một cách chính xác. Nhưng hiện tại dữ liệu của chúng ta, các phương pháp thống kê của chúng ta không theo kịp với thị trường nên chúng ta sẽ bị tụt hậu. Vậy nên cần phải giải bài toán đó ngay và luôn. 

Và tất cả phải tiến hành thu thập thông tin, nếu như muốn làm chiến lược ngành hàng và muốn kinh doanh, muốn tiết kiệm mọi thứ cần phải có thông tin. Và trong thời gian 3 năm vừa rồi, phần mềm Auto Agri đã được ứng dụng ở nhiều địa phương khác nhau. Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực  nhấn mạnh: “Nhật ký điện tử cũng giống như một ngôi nhà. Tôi bán cho bạn một tên đăng nhập, bạn sẽ có một tên miền, như một miền đất trên không gian. Ở đó bạn tự xây nhiều ngôi nhà, không giới hạn. Bạn cũng có thể cho tôi chìa khóa, để tôi có thể vào những phòng nào. Đây, ví dụ, mỗi con bò đều có một lý lịch như thế này”. 


Mỗi con bò đều có một lý lịch như thế này
Mỗi con bò đều có một lý lịch như thế này

Bà cũng lấy ví dụ nếu như chuyển đổi số của tỉnh Đắk Lắk mà được sử dụng hết cho các ngành hàng thì tỉnh cũng có thể có những thông tin tổng quát bởi vì phần mềm này có thể trích xuất báo cáo thống kê và lọc trên phần mềm đến từng thôn một. Nếu như họ có cây nào hay diện tích bao nhiêu, thời điểm thu hoạch nay thời điểm thu hoạch lúc nào thì sẽ giảm được các chi phí. Nếu như thuê người đi khảo sát thì liệu rằng người đó có làm thật hay không?

Nữ doanh nhân U60 cũng chia sẻ mong muốn lớn nhất của bản thân chính là xây dựng được thương hiệu cho nông sản của Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế. Bởi vì ở trong chuỗi giá trị thì giá trị của thương hiệu là giá trị lớn nhất. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước