meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi: Hành trình tạo nên sự nghiệp và trở thành “vua tàu thủy” từ hai bàn tay trắng

Chủ nhật, 30/10/2022-17:10
Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “vua tàu thủy” của Việt Nam, lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng đã gặt hái được vô số thành công trên con đường kinh doanh. Thậm chí, ông còn được xếp vào top 4 người giàu có nhất Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 20.

Xây dựng cơ nghiệp khổng lồ từ hai bàn tay trắng

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo tại làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (ngày nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Từ một cậu bé mồ côi cha, ngày ngày phải đi vớt củi ngoài sông để bán kiếm tiền, Bạch Thái Bưởi trở thành “vua tàu thủy Bắc Kỳ” và  là 1 trong 4 người giàu nhất Bắc Kỳ khi đó.

Tên thật của ông vốn là Đỗ Thái Bưởi, sau được một nhà họ Bạch giàu có nhận nuôi nên mới đổi sang họ Bạch. Đáng chú ý, bước đường lập nghiệp của Bạch Thái Bưởi bắt đầu từ 2 bàn tay trắng. Vốn giỏi tính toán lại thông thạo tiếng Pháp, ông được chọn làm thư ký cho Công sứ Bonnet - một người Pháp ở phố Tràng Tiền. Sau đó, Bạch Thái Bưởi được Bonnet cho sang Pháp để tham dự cuộc triển lãm Bordeaux. Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây, Bạch Thái Bưởi sau khi về nước đã quyết định đi theo con đường kinh doanh.


Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo tại làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (ngày nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo tại làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (ngày nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)

Thời điểm đó, ông hợp tác với một nhà thầu người Pháp nhằm cung cấp gỗ tà vẹt cho công ty hỏa xa khi công trình xe lửa nối Hà Nội với Sài Gòn cùng với công trình xây dựng cầu Doumer bắc qua sông Hồng (ngày nay là cầu Long Biên) đang khởi công. Sau 3 năm lặn lội lên rừng tìm gỗ tốt cho công ty hỏa xa, ông Bạch Thái Bưởi không chỉ tích lũy được kinh nghiệm mà còn gom được một khoản vốn kha khá. 

Lúc này, ông quyết định chuyển sang buôn ngô và cung cấp ngô cho một hãng thu mua của người Pháp tại Hải Phòng. Thế nhưng, ông lại không được may mắn như trước vì vốn bỏ ra nhiều nhưng ngô lại mất mùa. Để giữ uy tín, ông sẵn sàng chủ động bỏ tiền ra để đền bù hợp đồng theo đúng thỏa thuận. Quyết không từ bỏ con đường kinh doanh, người đàn ông này đã lấn sân sang lĩnh vực mới là cầm đồ. Ông là người Việt hiếm hoi khi đó tham gia vào một nghề cần nhiều vốn cũng như kỹ thuật chuyên nghiệp như thế. Ngành nghề này vốn đang bị người Hoa và người Pháp nắm giữ thế độc quyền. 

Cầm đồ khi đó chủ yếu là nữ trang, vàng bạc cùng với kim cương, thế nên người kinh doanh phải có chuyên môn vững vàng, biết phân biệt được vàng thật và vàng giả, xem được hột xoàn; bên cạnh đó họ còn phải am hiểu về sổ sách, tính toán theo đúng luật định. Một lần nữa, Bạch Thái Bưởi đạt được thành công nhất định trên con đường kinh doanh của mình. Tiệm cầm đồ của ông ngày càng ăn nên làm ra nhờ áp dụng những chiến lược thông minh. Cùng một mức lãi suất, tiệm cầm đồ của Bạch Thái Bưởi sẽ gia hạn ngày dài hơn, đồng nghĩa với việc đồng tiền sau khi cửa tiệm của ông đưa cho người cầm đồ sẽ có thời gian lưu động dài hơn nhưng không phải chịu thêm lãi.

Thế nhưng, ngành nghề đưa tên tuổi của người đàn ông này lên đỉnh cao sự nghiệp chính là ngành vận tải đường thủy. Cụ thể, vào năm 1909, Bạch Thái Bưởi chính thức bước chân vào một lĩnh vực kinh doanh vô cùng mới mẻ, đó chính là vận tải đường sông. Ông bắt đầu thông qua việc thuê lại 3 chiếc tàu của một hãng Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc Kỳ vừa mới hết hạn hợp đồng với chính phủ. Thời điểm đó, ông đã phải đối mặt với 2 đối thủ nặng ký nhất, đó là chủ tàu người Pháp và cả người Hoa. 


Năm 1909, Bạch Thái Bưởi chính thức bước chân vào một lĩnh vực kinh doanh vô cùng mới mẻ, đó chính là vận tải đường sông
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi chính thức bước chân vào một lĩnh vực kinh doanh vô cùng mới mẻ, đó chính là vận tải đường sông

Trong tình cảnh này, Bạch Thái Bưởi nhanh chóng nghĩ đến 1 thứ vô cùng quan trọng mà 2 đối thủ kia không có, đó chính là tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Ông tin tưởng rằng, sự nghiệp của mình diễn ra ở trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào mình sẽ chắc chắn được ủng hộ bởi những người không ưa gì sự áp chế của ngoại bang. Thế là, ông tìm ra những giải pháp hợp lý như đặt tên những anh hùng dân tộc cho các đội tàu của mình, tạo nên các bến đỗ thuận tiện với giá cả hợp lý, cổ động đồng bào sử dụng phương tiện của mình để đi lại và giao thương ở các miền sông nước.

Theo thời gian, cơ ngơi của Bạch Thái Bưởi ngày càng mở rộng và phát triển, thâu tóm được nhiều Công ty vận tải của người Pháp và người Hoa. Năm 1917, hãng Deschwanden phá sản, Bạch Thái Bưởi đã nhân cơ hội cả đội tàu 6 chiếc và nhận Deschwanden về làm công. Nhiều đội tàu của ông giao thương khắp miền sông nước, được giới doanh nghiệp đương thời gọi là “chúa sông Bắc kỳ”.

Trong vòng 10 năm (từ năm 1909 đến 1919), Công ty Bạch Thái Bưởi có đến 30 chiếc tàu lớn nhỏ và nhiều xà lan với những đội tàu mang tên là Phi Long, Phi Hổ, Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi… chạy ở hầu hết các tuyến sông miền Bắc, sau đó tiếp tục vươn ra các vùng lãnh thổ cùng với các nước xung quanh như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc.

Năm 1928, ông đầu tư vào việc khai thác than đá vì dự đoán ngành than đá sẽ phát triển mạnh trong tương lai, đồng thời mua lại 2 hầm mỏ của người Pháp tại Bí Chợ và Cẩm Thực (tỉnh Quảng Yên). Lần này, ông lại tiếp tục thành công. Cùng với sự đóng góp về phát triển kinh tế, Bạch Thái Bưởi còn có đóng góp lớn về lĩnh vực văn hóa. Ông đã bỏ vốn để xây dựng nhà in lớn tại Hà Nội thời bấy giờ với tên gọi là “Đông kinh ấn quán”, đồng thời xuất bản tờ Nhật Báo khai hoá (số đầu tiên được ra ngày 15/7/1921).

Tiếc cho những dự định còn dang dở

Đáng chú ý, Bạch Thái Bưởi còn dự định tạo nên nhiều công trình khác, điển hình như xây một nhà máy xay gạo tại Nam Định với nhiều thiết bị tân tiến được mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống và xây nhà máy nước, xây dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định, đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng,... Ông còn ôm giấc mộng lớn rằng: “Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris”.


Ngày nay, mỗi khi đánh giá về Bạch Thái Bưởi, người đương thời thường khẳng định ông là một bậc vĩ nhân, một đấng trượng phu
Ngày nay, mỗi khi đánh giá về Bạch Thái Bưởi, người đương thời thường khẳng định ông là một bậc vĩ nhân, một đấng trượng phu

Bạch Thái Bưởi còn dự định mua tàu viễn dương nhằm chở than bán cho người ngoại quốc cùng với lá cờ Bạch Thái Bưởi của người Việt tung bay phấp phới ở các cảng quốc tế… Những dự định này chưa kịp thực hiện, ông đã đột ngột qua đời sau một cơn đau tim vào tháng 7/1932 ở tuổi 58.  

Người ta còn đồn đại rằng, khi Bạch Thái Bưởi qua đời để lại bản di chúc viết tay dài đến 30 trang. Bản di chúc này cho thấy, tài sản khổng lồ của Bạch Thái Bưởi gồm có ngân phiếu cùng với bất động sản rải rác ở khắp nơi ở Hà Nội, Hải Phòng và Uông Bí - Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An). Bên cạnh đó, ông để lại nhiều tàu và hầm mỏ.

Ngày nay, mỗi khi đánh giá về Bạch Thái Bưởi, người đương thời thường khẳng định ông là một bậc vĩ nhân, một đấng trượng phu. Ông không chỉ là một tấm gương sáng vì những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường, điển hình như thương hội, thương phẩm, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa. Đáng chú ý, Bạch Thái Bưởi còn nổi tiếng bởi tư tưởng tự tôn dân tộc.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước