meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

5 dự án hạ tầng giao thông nổi bật đầu năm 2022

Thứ tư, 09/03/2022-18:03
Trong 2 tháng đầu tiên của năm 2022, nhiều địa phương đã tích cực đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phê duyệt kế hoạch xây dựng cho các dự án giao thông quan trọng. 

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: Thông xe ngay sau Tết Nguyên đán

Ngày 19/1/2022, UBND tỉnh Tiền Giang cùng Công ty BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã làm lễ thông xe kỹ thuật tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Tuyến cao tốc có chiều dài 51 km, tổng vốn đầu tư hơn 12,000 tỷ đồng, dự án được khởi công vào năm 2009. 

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có bề rộng 16 m, gồm 4 làn xe, mỗi chiều được bố trí 6 điểm dừng khẩn cấp (không có làn khẩn cấp), mỗi điểm cách nhau 4-5 km, có 39 cầu trên tuyến và 14 cầu vượt. 

Lý giải về nguyên nhân chưa có làn khẩn cấp, đại diện chủ đầu tư cho biết là do hạn chế về nguồn kinh phí. Sau này ở giai đoạn mở rộng, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ nâng lên 6 làn, bao gồm cả 2 làn dừng khẩn cấp ở 2 bên. 


Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông xe sau 13 năm thi công.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông xe sau 13 năm thi công.

Phát biểu tại lễ thông xe, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ là nút thắt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên trong nhiều năm dự án này chậm trễ kéo dài gây nhiều bức xúc, ảnh hưởng chi phí vận chuyển, ách tắc, tai nạn giao thông.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào sử dụng góp phần phát triển khu vực. "Sau khi công trình khánh thành, doanh nghiệp phải quản lý tốt công trình, đặc biệt là quyết toán, kiểm toán dự án theo quy định", Chủ tịch nước nói. 

Tháng 1/2021, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông tuyến sau 12 năm thi công. Kết nối với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Tuyến cao tốc huyết mạch TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận trở thành con đường huyết mạch, kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây. Đồng thời giúp giảm tải cho quốc lộ 1, rút ngắn thời gian ô tô chạy từ TP Hồ Chí Minh tới Mỹ Thuận chỉ còn khoảng 1 tiếng 45 phút, so với trước đây là 3 tiếng. 

Sân bay Côn Đảo: Đề xuất gần 3.300 tỷ đồng đầu tư nâng cấp 

Vào ngày 17/2/2022, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về dự án nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo theo quy hoạch giai đoạn đến năm 2030. Dự án nâng cấp gồm 4 dự án thành phần, tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 3.300 tỷ đồng. Dự kiến bắt đầu thi công vào quý I năm 2023 và hoàng thành sau 6 đến 8 tháng. 

Hiện nay Cảng hàng không Côn Đảo đang là sân bay cấp 3C, cấp cứu hỏa cấp 5 (tiêu chuẩn ICAO), nhà ga hành khách (từ 2005) với công suất 400.000 hành khách/năm... Chỉ có 3 hãng hàng không nội địa khai thác với 3 tuyến kết nối với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ với tần suất 20 - 22 chuyến/ngày. 

Tuy nhiên, lượng khách di chuyển bằng đường hàng không tới Côn Đảo trong các năm qua tăng cao, ước tính trung bình 15%/năm. Nhưng cơ sở hạ tầng tại sân bay Côn Đảo lại chưa đáp ứng được vì chỉ khai thác các máy bay nhỏ, không thể bay đêm. 


Hiện nay, Cảnh hàng không Côn Đảo không đáp ứng được nhu cầu khai thác.
Hiện nay, Cảnh hàng không Côn Đảo không đáp ứng được nhu cầu khai thác.

Do đó, theo kế hoạch nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo sẽ được nâng cấp thành sân bay cấp 4C, cấp cứu hỏa cấp 7, nhà ga hành khách công suất 2 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 4.400 tấn hàng/năm... Đồng thời, mở rộng bề ngang từ 30 m lên 45 m; xây mới một đường lăn song song và ba đường lăn nối rộng 15 m. Giữ nguyên chiều dài đường cất hạ cánh sân bay (1.830 m). 

Sân bay Côn Đảo còn được mở rộng bãi đỗ từ 4 lên 8 vị trí; nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ, kho xăng dầu, nhà ga và các công trình phụ trợ đảm bảo sân bay khai thác 24/24. Sau khi hoàn thành sân bay có thể khai thác các máy bay cỡ lớn như Airbus A320, A321 hoặc tương đương.

Để dự án nhanh chóng được triển khai, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng. Đồng thời, thiết lập các bến cảng tạm thời, bãi tập kết để phục vụ việc vận chuyển nguyên vật liệu ra đảo... thực hiện dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo.

Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh: Đấu giá 2.400 ha đất dọc tuyến làm vốn đầu tư

Dự án đường Vành đai 3 có chiều dài 89 km đi qua địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Long An.

Tháng 2/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh về kết quả rà soát quỹ đất 2,400 ha để tiến hành đấu giá thu hồi vốn làm đường Vành đai 3. Trong đó có hơn 1,898 ha đất do người dân trực tiếp sử dụng, 519 ha diện tích đất do Nhà nước quản lý. Phần đất nông nghiệp dự kiến có thể đấu giá và thu hồi gần 27.000 tỷ đồng. Thành phố tiếp tục rà soát quỹ đất còn lại để xác định cụ thể, đảm bảo tính khả thi trong việc tạo nguồn vốn.

Tỉnh Đồng Nai cũng đã dự trù đấu giá ba khu đất dọc tuyến Vành đai 3 với tổng diện tích khoảng 214 ha. Sau khi đấu giá quyền sử dụng đất sẽ thu về khoảng 4.332 tỷ đồng. 

Đối với hai tỉnh là Bình Dương và Long An hiện đang rà soát, chưa có báo cáo chính thức. 


Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Về nguồn vốn, ngân sách trung ương hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và 100% tổng mức đầu tư dự án thành phần ở Long An.

Cụ thể, TP Hồ Chí Minh phải bỏ ngân sách địa phương tham gia hơn 24.000 tỷ đồng, còn lại Trung ương hỗ trợ hơn 24.000 tỷ đồng. Tỉnh Đồng Nai phải bỏ ngân sách địa phương là 1.934 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 1.934 tỷ đồng.

Như vậy, nếu việc khai thác đấu giá quỹ đất dọc dự án Vành đai 3 thành công, TP Hồ Chí Minh có thể không tốn ngân sách làm đường Vành đai 3, thậm chí tại tỉnh Đồng Nai tiền đấu giá dư cơ cấu vốn thực hiện.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, khi triển khai dự án Vành đai 3 sẽ có 3.863 hộ dân thuộc 4 tỉnh thành bị ảnh hưởng khi giải phóng mặt bằng, trong đó 1.476 hộ cần tái định cư.

Hiện nay, 4 địa phương có dự án đi qua đã chuẩn bị địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí tái định cư. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh 741 hộ, tỉnh Đồng Nai 100 hộ, tỉnh Bình Dương 515 hộ và tỉnh Long An 120 hộ. Riêng tỉnh Bình Dương, người dân đồng thuận chính sách hỗ trợ để tự lo chỗ ở mới.

Ở giai đoạn 1 dự án đường Vành đai 3 có tổng mức đầu tư là 75,777 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 41.589 tỷ đồng, giảm 283 tỷ đồng

Theo kế hoạch, dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng vào 5/2022. 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Đề xuất hơn 17.800 tỷ đồng đầu tư giai đoạn 1

Tháng 2/2022, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) để trình Quốc hội xem xét.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài hơn 53 km. Trong đó đoạn qua TP Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km).

Tuyến cao tốc có điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Biên Hòa, Đồng Nai. Điểm cuối tại Km53+700 giao với QL 56 thuộc TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có quy mô 4 – 6 làn xe, với vận tốc thiết kế 100 km/giờ. 


Trong giai đoạn 1, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là khoảng 17.837 tỷ đồng. Ảnh minh họa.
Trong giai đoạn 1, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là khoảng 17.837 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Trong giai đoạn 1, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là khoảng 17.837 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỉ đồng so với quyết định phê duyệt ban đầu. Nguyên nhân là do cắt giảm chi phí lãi vay (khi chuyển sang đầu tư công), cập nhật đơn giá và tiến độ thực hiện dự án.

Bộ Giao thông vận tải cũng kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025 với nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỷ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).

Số vốn này đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỷ đồng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải đã được Quốc hội thông qua. Sử dụng khoảng 3.500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội. Kiến nghị bố trí từ nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước khoảng 5.410 tỷ đồng.

Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương: Khởi công trong năm 2022

Trong những ngày đầu của năm 2022, TP Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu hoàn thành tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và khởi công tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương trong năm nay. 

Tuyến metro số 2 tổng mức đầu tư hơn 47.800 tỷ đồng, dài hơn 11km, trong đó 9,2km đi ngầm, còn lại chạy trên cao và đường dẫn vào depot Tham Lương, quận 12.

Tuyến metro số 2 đi qua quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, tổng diện tích giải tỏa hơn 251.000m2 với 603 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, tỉ lệ bàn giao mặt bằng tại dự án metro số 2 đạt hơn 83%. 


Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương sẽ khởi công trong năm 2022.
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương sẽ khởi công trong năm 2022.

Chủ đầu tư là Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tiếp nhận mặt bằng của 7/10 nhà ga và đoạn dẫn vào depot Tham Lương từ các quận Tân Bình, Tân Phú, 10, 12.

Hiện chủ đầu tư kiến nghị các đơn vị liên quan sớm tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh giải quyết việc phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất tại quận 3, đồng thời tăng cường vận động người dân nhận bồi thường và sớm giao mặt bằng cho dự án.

Chủ đầu tư cho hay, sẽ hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và khởi công thực hiện các hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông, chiếu sáng…) vào quý II năm 2022.

Theo kế hoạch, tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương sẽ được đưa vào khai thác vào năm 2026. Công trình khi hoàn thành sẽ kết nối metro số 1 tại ga Bến Thành (quận 1) và tương lai là các tuyến metro số 5, 3b, Số 4 và 6, thuận lợi để trung chuyển khách theo trục Đông - Tây vào trung tâm TP Hồ Chí Minh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

4 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

4 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

4 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

4 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước