Xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Diễn biến của kinh tế Việt Nam trong những lần thế giới biến động: Trong năm kim ngạch giảm, xuất khẩu vẫn giữ được phong độ!Nguồn cung được cải thiện khiến giá cá tra xuất khẩu đang dần hạ nhiệtNền kinh tế đang suy giảm nhưng xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc vẫn tăng mạnhTheo như đánh giá của Khối nghiên cứu Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố mới đây, xuất khẩu của Việt Nam dù tăng trưởng nhưng không giống như kỳ vọng của họ và thị trường.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 216,35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,1%. Nhưng nếu như tính riêng trong tháng 7 thì mức tăng trưởng chỉ 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Những tháng còn lại cuối năm, đại diện nhiều ngành hàng xuất khẩu đã bắt đầu cảm thấy lo lắng bởi vì đơn hàng giảm sút và thiếu nguyên vật liệu cũng như chi phí sản xuất tăng. Và nếu như không sớm có các giải pháp đồng bộ cũng như hỗ trợ từ phía Nhà nước thì mục tiêu xuất khẩu 363 tỷ USD năm nay sẽ khó đạt được.
Đơn giảm sụt giảm vì lạm phát tăng cao
Có thể thấy, sau thời gian khởi sắc thì nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ gỗ, may mặc,... đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm, xuất khẩu cũng khó vào các thị trường chủ đạo như Mỹ, Châu Âu.
Doanh nghiệp gỗ phải đối mặt với thách thức gì khi xuất khẩu "giảm tốc"?
Hiện nay, trong bối cảnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã bắt đầu giảm tốc trong quý 2/2022, đa phần các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng từ đầu năm nhưng cũng có một số doanh nghiệp lại giảm lãi và báo lỗ hay thậm chí là cắt lỗ.Cách nào để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu?
Thời gian gần đây, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động đã khiến cho doanh nghiệp lo lắng, dù cho đồng USD tăng giá khiến cho doanh thu xuất khẩu khi được đổi sang đồng Việt Nam sẽ tăng cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi.Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (GOVIET) - ông Huỳnh Thanh Quang cho biết, giá trị xuất khẩu trong tháng 7 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5% so với hồi tháng 6/2022 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây chính là tháng thứ 2 xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc. Nguyên nhân là do lạm phát gia tăng mạnh tại các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam là Mỹ cùng các nước EU đã khiến cho người tiêu dùng ở các thị trường này có xu hướng thắt chặt việc chi tiêu và đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu đã dẫn đến nhu cầu nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ giảm.
Ông Thanh nhấn mạnh: "Với những khó khăn hiện hữu, mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 khó có thể hoàn thành”.
Còn trong lĩnh vực dệt may, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - ông Trương Văn Cẩm cho hay, khoảng 1 - 2 tháng qua sức mua đã có phần giảm lại, số lượng doanh nghiệp bị thiếu hụt đơn hàng cũng đang có xu hướng gia tăng. Ông Cẩm lý giải: "Chính trị căng thẳng, giá dầu thiếu ổn định, dịch bệnh... dẫn đến lạm phát đang gia tăng tại nhiều quốc gia, người dân thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho tăng. Là mặt hàng không thiết yếu, nhu cầu với thời trang vì thế giảm”.
Tình trạng thiếu nguyên vật liệu đang là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp
Với việc đơn hàng giảm sút, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam (LEFASO) - bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp da giày đang phải đối diện là nguồn cung nguyên, phụ liệu Trung Quốc cũng như một số nước xung quanh bị hạn chế.
Bà Xuân quan ngại: "Các đối tác phía Trung Quốc cho biết bên đó đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng với nguồn cung khan hiếm do nhà máy tạm dừng hoạt động vì COVID-19. Không có nguyên phụ liệu để sản xuất nên tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại”.
Và tình trạng thiếu vật liệu sản xuất cũng diễn ra trong ngành điện tử bởi tác động của đại dịch, chiến sự Nga - Ukraine hay như chính sách Zero COVID cũng đã khiến cho giá nguyên nhiên liệu tăng gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung ứng từ đó dẫn đến ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.
Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam - bà Đỗ Thị Thúy Hương thông tin, cũng do thiếu chất bán dẫn, sản lượng của nhiều doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải giảm 20% tính riêng trong tháng 6.
Chi phí sản xuất "tăng cao"
Đáng chú ý, khó khăn do chi phí vận chuyển, phí xăng dầu tác động trực tiếp đến giá hàng hóa đã khiến cho hàng Việt đang yếu khi xuất khẩu. Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - ông Nguyễn Hoài Nam cho hay, giá xăng dầu tác động đến đánh bắt xa bờ, nhiều tàu nằm bờ vì chi phí lớn hơn doanh thu và lợi nhuận những chuyến ra khơi.
Ông Nam nhấn mạnh: "Giá xăng dầu tăng cao đã gây áp lực quá lớn. Mỗi chuyến ra khơi, một con tàu trung bình từ 12 - 15m thì cần chi phí ít nhất từ 200 - 300 triệu đồng. Với chi phí này thì phải khai thác được từ 10 - 15 tấn cá ngừ mới đủ chi phí và có chút lãi còn không thì rất khó khăn. Đây cũng là tình trạng chung khiến cho giá tàu thuyền nằm bờ khi giá xăng tăng trên 30.000 đồng/lít".
Trong khi đó, ông Cẩm cho biết, diễn biến phức tạp của xung đột Nga - Ukraine đã khiến cho giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục. Trong đó, giá bông tăng 19,1%, giá dầu thô tăng 40% và giá xăng trong nước tăng 67%, chi phí vận tải cũng cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây cũng đã làm cho chi phí của doanh nghiệp dệt may tăng từ 20 - 50%.
Để hoàn thành mục tiêu cần có giải pháp nào?
Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu xuất khẩu trong năm 2022 tăng từ 6 - 8% lên khoảng 363 tỷ USD. Đồng thời, Bộ cũng đặt mục tiêu duy trì cán cân thương mại ở mức xuất siêu. Dù vậy, để có thể đạt được mục tiêu là thách thức bởi nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ lạm phát và suy thoái cùng với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải chưa hạ nhiệt cũng đang tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - ông Vũ Bá Phú cho hay, Bộ cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu cũng như tận dụng các cam kết trong Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để có thể tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời, theo dõi sát sao những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để từ đó kịp thời có điều chỉnh, ứng phó thích hợp và tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục triển khai mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Từ đầu năm 2022, đã có hàng chục cuộc kết nối giao thương với các thị trường quốc tế và khu vực được tổ chức để từ đó giúp cho các doanh nghiệp và nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội xúc tiến đầu tư với các thị trường lớn tiềm năng. Điều này cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi sau dịch bệnh cũng như đa dạng chuỗi cung ứng. Ông Phú khuyến nghị: "Diễn biến khó lường của thị trường, bên cạnh sự hỗ trợ của các bộ ngành, các doanh nghiệp cũng phải xây dựng những giải pháp linh hoạt nhằm đối phó, thích ứng kịp thời với các tín hiệu của thị trường để từ đó chủ động, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, và đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và hoàn thành các mục tiêu đề ra”.