Xây dựng, cải tạo chung cư cũ: Cần dự liệu phương án
BÀI LIÊN QUAN
Bản tin BĐS 3/10/2023: Hà Nội kiểm định trên 1.000 nhà chung cư cũ trong kế hoạch cải tạoSở Xây dựng Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ kiểm định trên 1.000 nhà chung cư cũ trên địa bàn“Ngáo giá” chung cư cũ tại Hà NộiVừa mừng vừa lo
Mới đây, tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và chỉnh lý các điều 70-71-72 của dự thảo. Theo đó, các chung cư cũ, xây dựng trước năm 1994 sẽ tiếp tục kế thừa các quy định của pháp luật nhà ở hiện hành, áp dụng hệ số K khi bồi thường căn hộ.
Ban hành quyết định phê duyệt dự toán lập quy hoạch chi tiết cải tạo khu chung cư cũ đầu tiên tại Hà Nội
Mới đây, TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt dự toán lập quy hoạch chi tiết về việc cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Được biết, đây là khu chung cư đầu tiên được lập quy hoạch tổng thể.Cải tạo chung cư cũ, thiết lập diện mạo mới thủ đô
TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, việc thực hiện cải tạo các dự án chung cư cũ không chỉ đơn giản là cải tạo về mặt hình thức ngôi nhà mà phải tạo được sự đồng bộ cuộc sống, đảm bảo chất lượng nhà ở cho người dân.Chung cư cũ tại Hà Nội dù giảm vẫn khó giao dịch
Thời điểm hiện tại, chung cư cũ trên nhiều địa bàn tại Hà Nội đã bắt đầu hạ nhiệt sau khi tăng đột biến từ đầu năm ngoái. Nhiều chủ nhà đã giảm trung bình từ 100-200 triệu đồng/căn nhưng vẫn khó bán. Tuy nhiên, giá bất động sản nói chung và giá chung cư cũ nói riêng tại Hà Nội vẫn đang neo đậu ở mức cao.Đối với các chung cư mới, xây dựng sau năm 1994 thuộc diện xây dựng lại do vẫn phù hợp với quy hoạch thì các chủ sở hữu nhà chung cư phải có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí xây dựng lại nhà chung cư, được nộp theo tiến độ xây dựng dự án hoặc sau khi bàn giao căn hộ thep phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt. Trường hợp nếu chủ sở hữu nhà chung cư không đóng góp kinh phí thì được bồi thường quyền sử dụng đất/ giá trị nhà ở còn lại (nếu có) theo quy định của Chính phủ.
Trước nhiều luồng thông tin về việc cải tạo chung cư cũ, ông Đức (giảng viên đại học về hưu) sinh sống tại chung cư Thanh Xuân Bắc - một trong 10 khu chung cư cũ được TP Hà Nội xếp hạng nhà nguy hiểm cấp độ D, cho biết: Hiện gia đình ông có hai vợ chồng và con gái sinh sống. Tuy nhiên, ngày ngày gia đình ông phải sống trong căn nhà chật chội, cũ kĩ, tường bong tróc sơn sửa 3-4 lần nhưng chỉ được thời gian ngắn lại xuống cấp, có khi mưa là thấm dột. Ông Đức cho biết, ông cũng mong sớm có phương án di dời, đền bù để xây dựng chung cư mới để gia đình ông ổn định cuộc sống. Hiện tại, cũng biết ngày ngày sống tại khu nhà xuống cấp, nguy hiểm nhưng nếu không ở căn nhà hiện tại, gia đình ông phải ra thuê nhà, thế nhưng phải thuê bao lâu thì mới có nhà mới, chưa ai trả lời được, phần vì kinh tế khó khăn nên vợ chồng con cái cực chẳng đã phải cố gắng bám trụ.
Anh Dũng - chủ đơn nguyên tầng 1 tại Khu tập thể G6A Thành Công – khu tập thể đã được đưa vào sử dụng từ năm 1987 cho biết, hiện anh đang cho thuê căn hộ của mình ở tầng 1 mỗi tháng cũng có được 1 khoản tiền trang trải cuộc sống. Trước thông tin di dời, anh Dũng băn khoăn nếu di dời thì không những việc công tác, học hành của con cái bị ảnh hưởng mà anh còn "thất thu" khoản tiền đang cho thuê nhà hàng tháng hiện nay cũng như công tác đền bù sẽ tiến hành như thế nào nên gia đình anh vẫn “án binh bất động”, chờ thông tin cụ thể từ các cấp chính quyền.
Chị Trang (Nam Từ Liêm – Hà Nội) sau khi bán căn nhà tập thể xuống cấp của mình đã vay mượn thêm ngân hàng để mua một căn chung cư tại quận Nam Từ Liêm cho biết chị cảm thấy sáng suốt và may mắn vì đã di dời thành công. “Giờ gia đình tôi đã có một căn hộ nhỏ 55m2 nhưng có thang máy để đi lại, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ và đặc biệt không phải thấp thỏm cảnh thường xuyên mất điện, dây điện chằng chịt trước căn hộ, hay mưa thấm dột, nhà ở sập lúc nào không biết”, chị Trang nói.
Cần dự liệu phương án cải tạo, xây dựng
Thời gian qua, câu chuyện xây dựng, cải tạo chung cư cũ đã tốn nhiều giấy mực của truyền thông, các địa phương cũng đã đẩy mạnh, các chính sách mới cũng được ban hành nhằm gỡ khó cho thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư. Tuy nhiên phương án di dân hay tăng độ nén đô thị vẫn là bài toán đau đầu.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, các đô thị lớn ngày càng đối mặt với áp lực cải tạo chung cư cũ ở nội đô. Lý do là bởi, các chung cư đã xây dựng đã xây tối đa chiều cao được phép xây dựng và khó lòng gia tăng được mật độ dân cư thêm. Chính vì vậy các nhà đầu tư không có động lực để tham gia xây dựng các dự án này. Về phía Nhà nước thì cũng không đủ nguồn lực để đầu tư xây lại.
Ông Đính cũng đặt vấn đề, việc xây mới chung cư cũ cũng đòi hỏi nâng cao chỉ tiêu quy hoạch. Điều này sẽ tạo “độ nén” ở khu vực lõi trung tâm thành phố. Theo ông Đính, trên thực tế, không phải ở vị trí nào cũng có thể “nén” được như vậy. Có những chung cư cũ thấp tầng nhưng số hộ nhiều, diện tích căn hộ nhỏ lại nằm xen cài trong khu dân cư đông đúc sẽ rất khó khi xây mới. Đây cũng là một trong những cản trở thu hút đầu tư.
Chính vì vậy, ông Đính cho rằng, xây dựng phương án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có tầm nhìn xa. Bởi hiện nay, các nhà cao tầng được xây dựng đều đã xây tối đa hệ số cao tầng.
Bày tỏ băn khoăn về hệ số đền bù, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng (VACC) - ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng hiện nay hệ số đền bù theo Nghị định 69 có quy định từ 1-2 nhưng chỗ nào đền bù 1, chỗ nào đền bù 2 hay chỗ nào đền bù 1,5,… thì không có hướng dẫn và điều kiện cụ thể. Vì vậy, trong quá trình thương lượng với người dân khó có tiếng nói chung. Từ thực tiễn này, ông Hiệp cho rằng, diện tích phải trả lại cho việc tái định cư là rất lớn, đồng thời mâu thuẫn với chủ trương hạn chế chiều cao và mật độ dân số trong chỉ tiêu quy hoạch mà thành phố đặt ra. “Dù khó nhưng cần phải thay đổi”, ông Hiệp nói.