Vụ vừa đảo tiền tiết kiệm hàng chục tỷ nhân dân tệ rúng động cả Trung Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng dài hạnTrung Quốc có thể sắp đối mặt “cơn bão” lạm phát vì giá thịt heo đang tăng mạnhGiới trẻ Trung Quốc từ bỏ việc văn phòng để tìm đến những công việc "độc - lạ": Mỗi tháng có thể kiếm đến 140 triệu đồngTheo Bloomberg, trên các video được lan rộng trên mạng tại Trung Quốc, đám đông người biểu tình đã tập trung tại một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ở Trịnh Châu. Họ đã ném những chai nước rỗng và giữa cao biển, biểu ngữ và hét lên “trả tiền lại cho chúng tôi”.
Ở Trung Quốc, rất hiếm gặp những cuộc biểu tình có quy mô lớn như thế này. Tuy nhiên, thời điểm này tình hình dường như đã vượt quá tầm kiểm soát của giới chức địa phương. Trong hai cuộc biểu tình lớn diễn ra vào ngày 23/5 và 26-27/6, số lượng người tham gia đã lên đến hàng trăm người.
Vụ lừa đảo tài chính có quy mô lớn
Mục đích của những cuộc biểu tình chính là đòi lại khoản tiền tiết kiệm lên đến hàng chục tỷ nhân dân tệ. Theo Ủy ban Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, kết quả điều tra đã chỉ ra rằng, công ty đầu tư tư nhân New Fortune Group Hà Nam đã có cổ phần ở 4 nhà băng nhỏ tỉnh Hà Nam - đã thông đồng với các nhân viên ngân hàng để huy động vốn trái phép thông qua một nền tảng trực tuyến của bên thứ 3.
Đến đầu tháng 4 năm nay, các ngân hàng đồng loạt tạm ngừng cho khách rút tiền bao gồm 4 ngân hàng là Ngân hàng Nông thôn Vũ Châu, Ngân hàng Thượng Thái, Ngân hàng Cộng đồng Chá Thành và Ngân hàng Phương Đông Khai Phong.
Thời gian gần đây, cảnh sát Trung Quốc cho biết, họ đã bắt giữ thêm nhiều nghi phạm có liên quan đến vụ lừa đảo tài chính quy mô lớn này.
Bloomberg dẫn lời thông báo của công an thành phố Hứa Xương (tỉnh Hà Nam) hôm 10/7: “Các cơ quan công anh vừa mới bắt giữ một nhóm nghi phạm hình sư, đồng thời niêm phong, thu giữ và phong tỏa tài sản, tiền liên quan đến vụ án theo quy định của pháp luật”.
Hồi tháng 6 vừa qua, công an thành phố Hứa Xương cũng cho biết, họ đã bắt giữ thêm những tội phạm có liên hệ với New Fortune Group Hà Nam.
Cùng với đó, các nhà chức trách của Trịnh Châu đã phạt 5 quan chức ở địa phương này vì đổi mã y tế của 1.300 khách hàng thành màu đỏ nhằm ngăn chặn họ đến những địa điểm công cộng hoặc di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
Tháng 5 vừa qua, nhiều mã y tế của những người biểu tình bỗng nhiên chuyển sang màu đỏ khiến họ gặp rắc rối khi tập hợp tại văn phòng của Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và PBoC ở Trịnh Châu.
Theo tờ The Guardian, cô Yang là một trong những khách hàng đã bị giam 499.500 NDT tại ngân hàng ở Hà Nam. Vào ngày 18/4, cô ấy phát hiện mình không thể truy cập vào tài khoản của ngân hàng. “Khi cố gắng khiếu nại, mã y tế của tôi đột nhiên bị chuyển thành màu đỏ trong khoảng 10 ngày”, cô Yang kể lại.
Đến cuối ngày 10/7, cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của tỉnh Hà Nam cho biết họ đang “tăng tốc” để có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính địa phương và “bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng”.
Những lỗ hổng trong quản lý của các ngân hàng địa phương
Ở Trung Quốc, các ngân hàng địa phương chỉ được phép nhận tiền tiết kiệm được gửi từ người trong vùng. Tuy nhiên, một số nhà băng địa phương lại dùng nền tảng của bên thứ 3 để thu hút tiền gửi ở ngoài khu vực. Những loại hình huy động này sẽ giúp cho các ngân hàng lách những hạn chế về vi phạm hoạt động của mình.
Hiện tại, vẫn chưa có con số chính thức về khoản tiền của khách hàng đang bị giam tại các nhà băng ở Hà Nam. Tuy nhiên, theo ước tính của tạp chí Sanlian LifeWeek, có khoảng 400.000 khách hàng trên khắp cả nước không thể lấy lại tiền tiết kiệm của mình.
“Chúng tôi như đang ngồi trên đống lửa”, cô Chris là một khách hàng đã gửi 400.000 NDT (tương đương khoảng 59.693 USD) ở một trong số 4 ngân hàng đang vi phạm chia sẻ.
“Tệ hơn nữa, chúng tôi sợ rằng số tiền tiết kiệm của mình sẽ bị coi là những khoản đầu tư bất hợp pháp”, cô Chris nói.
Cuối tháng 6 vừa qua, 4 ngân hàng tại Hà Nam thông báo họ đã bắt đầu thống kê thông tin của những khách hàng chịu ảnh hưởng theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, với những người gửi tiền thông qua nền tảng bên thứ 3, nếu cảnh sát kết luận rằng khoản tiền gửi của họ là trái phép thì họ có thể trắng tay.
Vụ việc này đã phơi bày những rủi ro của các ngân hàng nhỏ trong việc thu hút tiền gửi vào đó thông qua mối quan hệ với những nền tảng trực tuyến thứ 3.
Giáo sư Frank Xie của Đại học Nam Carolina Aiken cảnh báo: “Quy mô của các bê bối trong ngân hàng, đặc biệt là những vụ lãnh đạo ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng, rất đáng báo động. Những gì mà chúng ta nhìn thấy, có thể chỉ là phần nổi của tảng băng”.
Năm ngoái, PBoC đã đưa ra thông báo cấm các tổ chức cho vay triển khai những dịch vụ tiền gửi “đổi mới”. Và đưa ra lý do là cần “bảo vệ túi tiền của người dân”.
Những người quản lý lo ngại, sự mở rộng thần tốc của lĩnh vực fintech (tài chính công nghệ), khiến cho những rủi ro hệ thống xảy ra nhiều hơn.
Những cuộc biểu tình của người dân cũng làm dấy lên những nghi ngại về sức mạnh tài chính và khả năng quản trị doanh nghiệp của gần 4.000 ngân hàng ở vùng nông thôn Trung Quốc. Họ đã quản lý khối tài sản với giá trị khoảng 7.000 tỷ USD.
Trước đó, Trung Quốc đã xử lý khoản nợ xấu trị giá 2.600 tỷ NDT tại hơn 600 ngân hàng nông thôn được xếp trong hàng rủi ro cao trong vài năm qua. Bên cạnh đó, nước này cũng đã rót vốn khoảng 133,4 tỷ NDT cho 289 ngân hàng ở nông thôn.