meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vốn nổi tiếng giàu có nhưng quốc gia châu Âu này cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Thứ năm, 08/12/2022-09:12
Giá năng lượng và lương thực tăng đang ảnh hưởng đến toàn bộ các quốc gia châu Âu.

Theo Nhịp Sống Thị Trường, Thụy Điển nổi tiếng với hệ thống phúc lợi, là nơi hào phóng với nguồn năng lượng xanh dồi dào. Xét về mặt lý thuyết, đó nên là nơi được trang bị tốt hơn đa số các quốc gia châu Âu khác để ứng phó với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang bủa vây lụa địa già.

Một năm đầy khó khăn 

Thụy Điển là quốc gia thành viên giàu thứ 5 của EU nếu xét về GDP bình quân đầu người. Với khí đốt tự nhiên chỉ nắm 2% năng lượng tiêu thụ, Thụy Điển tránh được sự tàn phá tồi tệ vì mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine. So với mức trung bình của châu Âu, mức độ nghèo đói của quốc gia này cũng thấp hơn đáng kể.

Thế nhưng, lạm phát giá lương thực tăng cao và hóa đơn tiền điện tăng nhanh đang gây tổn thất cho Thụy Điển không kém gì so với những khu vực khác. Theo Johan Rindevall, Thụy Điển cũng phải đối mặt với tình trạng nghèo đói. Thực tế cho thấy Thụy Điển vẫn luôn chứng kiến vấn đề này, tuy nhiên bình thường không cần nói về nói. Dẫu vậy, năm nay, mọi thứ đã khác khi tình hình đang trở nên rất tồi tệ.


Thụy Điển cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lạm phát tại EU 
Thụy Điển cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lạm phát tại EU 

Lời nhận định của Rindevall khá uy tín. Rindevall năm nay 39 tuổi, hiện đang điều hành Matmissionen (hay Food Mission). Trước đó, anh từng làm việc trong ngành công nghệ. Matmissionen là một chuỗi siêu thị độc đáo tại Thụy Điển đã nhanh chóng mở rộng kể từ tháng 1 với số lượng khách đến cửa hàng không ngừng tăng lên vì nó đem lại cơ hội mua sắm cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
 
Matmissionen gồm 8 cửa hàng: 1 cửa hàng ở Malmö, 2 cửa hàng ở Gothenberg và 5 cửa hàng ở Stockholm. Nơi này bán những thực phẩm được quyên góp bởi các nhà sản xuất và nhà bán lẻ, thông thường là thực phẩm có bao bì bị hỏng, vết bẩn hoặc có hạn sử dụng trong ngắn hạn nên có khả năng bị lãng phí.

Chuỗi siêu thị này nhắm mục tiêu “một mũi tên trúng 3 đích”. Đó là đào tạo nhân viên mới, hạn chế sự lãng phí thực phẩm và trên hết là bán thực phẩm giá rẻ cho những người thực sự cần chúng. Doanh thu từ các cửa hàng sẽ được dành một phần quyên góp cho các tổ chức phi chính phủ đang làm việc với những người có nhu cầu đặc biệt nhất, đặc biệt là người vô gia cư.

Theo Rindevall, Matmissionen hoạt động dựa theo nguyên tắc tạo cảm giác mua sắm bình thường nhất có thể cho khách hàng. Anh nói: “Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mọi người có sự kỳ thị với việc phát thực phẩm ở hình thức từ thiện. Do đó, chúng tôi đã quyết định chiết khấu rất cao cho những gì mà họ muốn mua. Bằng cách đó, mọi người vẫn sẽ cảm nhận được mình là khách hàng bình thường”.

Vốn nổi tiếng giàu có nhưng quốc gia châu Âu này cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt - ảnh 2

Thực tế cho thấy tại Matmissionen, bất kỳ ai cũng có thể mua sắm với điều kiện họ cần đăng ký trở thành thành viên và phải đặt chỗ từ trước để mua sắm mới có thể nhận được mức giá thấp nhất. 

Tư cách thành viên dành cho những khách hàng có thu nhập dưới 11.200 curon (khoảng 900 USD) tiền lương hoặc tiền trợ cấp hàng tháng. Matmissionen có thể bán ra giá thấp nhất là 0,48 USD cho một ổ bánh mì; 0,58 USD cho 1kg chuối và 3,17 USD cho 500g thịt bò băm.

Tình trạng “nghèo” trở nên phổ biến

Trong tình hình hiện nay, đó là một phương pháp ngày càng cần thiết. Trong những năm gần đây, hệ thống phúc lợi của Thụy Điển đã liên tục giảm, khiến khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Kết quả là ngày càng có nhiều người chịu ảnh hưởng nặng nề trước mức lạm phát trung bình khoảng 8% của mùa thu năm nay.

Do hóa đơn tiền điện tăng nên thu nhập của các hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi có những trường hợp hóa đơn tăng lên gấp đôi. Thụy Điển có hơn 75% điện năng đến từ thủy điện, gió và hạt nhân. Tuy nhiên quốc gia này cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng về giá năng lượng trên toàn bộ lục địa già vì xung đột tại Ukraine.

Giá thực phẩm và xăng dầu cũng tăng mạnh. Theo các trang web so sánh giá tiêu dùng, trong năm nay, giá bơ tăng khoảng 25%, pho mát tăng 22%, thịt tăng 24%. 

Theo Rindevall, số thành viên của Matmissionen có 7.200 thành viên vào tháng 1, nhưng con số đã đạt hơn 14.700 vào cuối tháng 10. Trong đó, có khoảng 40% số người mới tham gia là những cha mẹ đơn thân, các gia đình đã có con và các cặp vợ chồng.

Mức lạm phát cao đến mức ngày đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người gặp khó khăn. Anh nói: “Một số người nói với chúng tôi rằng họ không có khả năng và điều kiện để trở thành thành viên. Tuy nhiên, họ lại không thể mua được thực phẩm mà mình cần ở bất kỳ nơi nào khác”.

Vốn nổi tiếng giàu có nhưng quốc gia châu Âu này cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt - ảnh 3

Văn phòng Thống kê Trung ương của Thụy Điển cho biết khoảng 7% dân số ở trong tình trạng nghèo tương đối (nghĩa là không thể đạt được mức sống trung bình tối thiểu của xã hội) trong giai đoạn lạm phát lớn cuối cùng của đất nước vào đầu những năm 1990. Tỷ lệ đó trong năm nay được ước tính là cao hơn gấp đôi, đạt trên 14%.

Matmissionen đang dự định mở rộng các cửa hàng mới trên toàn quốc. Vừa qua, họ đã đi đến thỏa thuận với cả hiệp hội các nhà bán lẻ thực phẩm của Thụy Điển cùng liên đoàn các nhà sản xuất và phân phối thực phẩm quốc gia, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ của hầu như tất cả lĩnh vực thực phẩm.

Theo Rindevall, Thụy Điển có thể vẫn sở hữu một mạng lưới an sinh tốt, tuy nhiên nhiều khả năng là do nước này không kịp thời phản ứng trước những thay đổi bất ngờ và lớn về chi phí sinh hoạt.

Anh nói thêm: “Trong tất cả những chuyện này, điều tích cực duy nhất là hiện có rất nhiều đang nhắc tới giá lương thực quá cao, do đó không còn có sự kỳ thị về việc bạn không còn có thể nuôi sống gia đình mình nữa. Đây không còn là điều phải né tránh khi nói chuyện nữa”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước