meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khủng hoảng năng lượng kéo dài, ngành công nghiệp châu Âu đang dần mất lợi thế cạnh tranh

Thứ bảy, 03/12/2022-21:12
Rất có thể, cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu sẽ kéo dài trong nhiều năm. Các ngành công nghiệp đều mong muốn chính phủ có thể hỗ trợ nhiều hơn để vượt qua sóng gió này.

Theo Fortune, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang khiến cho ngành công nghiệp tại lục địa này rơi vào tình cảnh bế tắc. Đặc biệt là những lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như luyện thép và sản xuất phân bón, khó khăn càng tăng thêm gấp bội. Do đó, cả hai ngành này trong thời gian qua đã cắt giảm sản lượng một cách đáng kể. 

Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang tiến hành thảo luận về kế hoạch áp mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên với nỗ lực có thể bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong bối cảnh giá năng lượng và điện đều kéo nhau tăng cao. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, giữa các quốc gia thành viên vẫn còn khá nhiều bất đồng.


Hiện nay, Liên minh châu Âu vẫn đang tiến hành thảo luận về kế hoạch áp mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên với nỗ lực có thể bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong bối cảnh giá năng lượng và điện đều kéo nhau tăng cao. Ảnh minh họa
Hiện nay, Liên minh châu Âu vẫn đang tiến hành thảo luận về kế hoạch áp mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên với nỗ lực có thể bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong bối cảnh giá năng lượng và điện đều kéo nhau tăng cao. Ảnh minh họa

Trong khi đó, tại một số quốc gia tại “lục địa già” đã có những lời kêu gọi chính phủ tăng cường trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng lên tiếng cảnh báo, ngay cả khi triển khai những biện pháp hỗ trợ, chúng vẫn có thể là chưa đủ để cứu lấy ngành công nghiệp của khu vực này đang có nguy cơ ngày càng tụt hậu với những đối thủ cạnh tranh. 

Trong một bài viết được đăng tải vào đầu tuần này trên LinkedIn, ông Thomas Schäfer - Giám đốc Thương hiệu của Volkswagen (nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Đức) cảnh báo: “Đức và EU đang dần nhanh chóng đánh mất sức hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên đấu trường quốc tế”.

Cũng theo vị Giám đốc Thương hiệu này, Volkswagen cùng với nhiều nhà sản xuất ô tô khác của châu Âu có nguy cơ tụt hậu so với những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện bởi giá năng lượng đang ngày càng tăng cao. Ông Thomas Schäfer nhận định, cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đang khiến toàn bộ ngành công nghiệp của “lục địa già” gặp nhiều khó khăn và bất lợi.

Ông Thomas Schäfer viết: “Chúng tôi vẫn đang giậm chân tại chỗ. Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng về tình hình hiện tại liên quan đến những khoản đầu tư vào ngành sản xuất ô tô. Đây chính là điều cần phải được ưu tiên giải quyết một cách khẩn cấp”. 

Châu Âu dần mất đi lợi thế trước các đối thủ

Rất có thể, cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu sẽ kéo dài trong nhiều năm. Các ngành công nghiệp đều mong muốn chính phủ có thể hỗ trợ nhiều hơn để vượt qua sóng gió này. Do đó, ông Thomas Schäfer cảnh báo, châu Âu ngày càng có nguy cơ tụt hậu so với những đối thủ cạnh tranh mạnh khác trên thế giới như Mỹ, Canada và Trung Quốc. Trong khi đó, những khu vực có kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ như Đông Nam Á hay Bắc Phi cũng trở thành một mối đe dọa đáng gờm đối với ngành công nghiệp của khu vực này.


Volkswagen cùng với nhiều nhà sản xuất ô tô khác của châu Âu có nguy cơ tụt hậu so với những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện bởi giá năng lượng đang ngày càng tăng cao. Ảnh minh họa
Volkswagen cùng với nhiều nhà sản xuất ô tô khác của châu Âu có nguy cơ tụt hậu so với những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện bởi giá năng lượng đang ngày càng tăng cao. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Thomas Schäfer, ngành công nghiệp của “lục địa già” đang dần thiếu khả năng cạnh tranh về giá cả đối với rất nhiều lĩnh vực. Riêng đối với Volkswagen, ông Schäfer cho biết, tình hình hiện nay thể hiện rõ việc châu Âu đang ngày càng mất đi lợi thế về giá năng lượng và cả giá điện. Những yếu tố này khiến cho việc đầu tư vào lĩnh vực xe điện của doanh nghiệp này đang ngày càng trở nên khó khăn.

Chưa kể, giá năng lượng tăng cao cùng với hiệu suất giảm đã khiến cho một số lĩnh vực công nghiệp của “lục địa già” buộc phải cắt giảm sản xuất. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn vô cùng lo ngại rằng, họ sẽ phải thu hẹp quy mô vĩnh viễn tại khu vực này bởi giá năng lượng tăng cao.

Điều đáng nói, cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ khiến châu Âu dần mất đi lợi thế cạnh tranh mà còn đẩy tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không ít doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tháo chạy khỏi khu vực này để tìm kiếm cơ hội sống sót.  

Rất có thể, nhiều nơi trong khối EU đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đầu tư như  Morgan Stanley và Goldman Sachs đã cảnh báo về việc nguy cơ suy thoái kinh tế tại châu Âu còn nghiêm trọng hơn cả Mỹ.

Mới hồi đầu năm nay, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ đã được thông qua. Dự kiến, đạo luật này sẽ “bơm” hơn 400 tỷ USD nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa của Mỹ. Điều này khiến cho triển vọng của nền kinh tế của “lục địa già” càng trở nên xám xịt. Thậm chí, nhiều nhà lãnh đạo EU còn lên tiếng chỉ trích Đạo luật Giảm lạm phát là bảo hộ và đặt các công ty Châu Âu vào thế bất lợi. 


Cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ khiến châu Âu dần mất đi lợi thế cạnh tranh mà còn đẩy tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ khiến châu Âu dần mất đi lợi thế cạnh tranh mà còn đẩy tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Cuộc khủng hoảng năng lượng cộng thêm Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất của EU là Đức và Pháp buộc phải đưa ra một thông báo chung vào tuần trước. Thông báo này cũng hứa hẹn nhiều hợp tác liên khối hơn đối với chính sách công nghiệp.

Theo như nhận định của ông Schäfer, thông cáo chung này được coi là một “bước đi đúng hướng” trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Giám đốc Thương hiệu của Volkswagen cũng kêu gọi các chính phủ cần phải có hành động tích cực hơn nữa nếu như muốn củng cố vị thế kinh tế đang suy giảm của châu Âu trên trường quốc tế.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước