meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sắp đạt đỉnh: Nhiều nhà máy “gào khóc” vì chí phí tăng gấp 10 lần

Thứ sáu, 02/12/2022-08:12
Mới đây, Mỹ đã thông qua đạo luật giảm lạm phát, dự kiến sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà máy sản xuất tại châu Âu. Cụ thể, đạo luật này cung cấp 369 tỷ USD chi tiêu, gồm những khoản trợ cấp để có thể hỗ trợ những công ty đầu tư vào năng lượng tái tạo. Hàng loạt các ưu đãi cộng với giá năng lượng rẻ hơn tại Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc di cư của những nhà sản xuất từ châu Âu sang Mỹ.  

Nhiều nhà máy tại châu Âu khóc ròng vì giá năng lượng tăng chóng mặt

Thời gian gần đây, dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất đồ thủy tinh Duralex đã không hoạt động. Hầu hết các thiết bị công nghiệp khổng lồ đang im lìm nằm trong bóng tối tĩnh lặng. Nếu như trước đó, tại nhà máy này mỗi ngày có khoảng 250 nhân viên làm việc thâu đêm suốt sáng để có thể sản xuất được 200.000 loại cốc cùng với bát có độ bền cao. Tuy nhiên, mọi thứ đã đổi khác kể từ đầu tháng này. Việc Nga giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu đã khiến chi phí sản xuất tăng lên chóng mặt buộc các nhà máy tại Orléans phải tạm dừng sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều công nhân của nhà máy đã phải nghỉ tạm thời.

Giá năng lượng tăng lên chóng mặt có thể phá vỡ hình ảnh của nhà sản xuất thủy tinh vốn mang tính biểu tượng này, đồng thời khiến bối cảnh công nghiệp của châu Âu thay đổi bởi các nhà hoạch định chính sách nói chung và nhà phân tích châu Âu nói riêng ngày càng cảm thấy lo ngại về việc các doanh nghiệp có thể “khăn gói quả mướp” chuyển sang Mỹ lập nghiệp.


Guillaume Bourbon - Giám đốc mảng dự báo của Duralex, cho biết công ty của ông đã phải tạm dừng sản xuất trong bối cảnh khí đốt tự nhiên chiếm đến 40% chi phí vận hành - trong khi một tháng trước mức thấp nhất chỉ là 4%
Guillaume Bourbon - Giám đốc mảng dự báo của Duralex, cho biết công ty của ông đã phải tạm dừng sản xuất trong bối cảnh khí đốt tự nhiên chiếm đến 40% chi phí vận hành - trong khi một tháng trước mức thấp nhất chỉ là 4%

Liên quan đến tình trạng này, Guillaume Bourbon - Giám đốc mảng dự báo của Duralex, cho biết công ty của ông đã phải tạm dừng sản xuất trong bối cảnh khí đốt tự nhiên chiếm đến 40% chi phí vận hành - trong khi chỉ trong vòng một tháng trước mức thấp nhất chỉ là 4%. Trong một chuyến tham quan nhà máy, ông Guillaume Bourbon cho biết: “Thật là điên rồ đối với chúng tôi. Chúng tôi không thể trả nhiều tiền như thế cho vấn đề năng lượng. Hiểu đơn giản là không thể”.

Cũng theo ông Guillaume Bourbon, kể từ khi thành lập vào năm 1945, Duralex được biết đến là công ty xuất khẩu đến 80% sản phẩm ra thị trường nước ngoài đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, vị giám đốc này chưa từng tưởng tượng viễn cảnh này có thể xảy ra. Ông cũng cho rằng, công ty đã đàm phán được một hợp đồng năng lượng 3 năm thấp hơn nhiều, bắt đầu kể từ ngày 1/4 tới và sẽ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, các biến động trong thời gian gần đây đã khiến cho việc dự đoán chi phí kinh doanh vượt qua con số này là điều gần như không thể.

Thời gian gần đây, hầu hết các công ty tại khắp khu vực châu Âu đang bước vào chế độ “ngủ đông”. Gần như các nhà sản xuất phân bón - vốn sử dụng nhiều khí đốt - đã ngừng sản xuất. Đáng chú ý, nhà sản xuất thép ArcelorMittal cũng đã tạm thời đóng cửa các nhà máy của mình ở Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ba Lan.

Mới đây, Mỹ đã thông qua đạo luật giảm lạm phát, dự kiến sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà máy sản xuất tại châu Âu. Cụ thể, đạo luật này cung cấp 369 tỷ USD chi tiêu, gồm những khoản trợ cấp để có thể hỗ trợ những công ty đầu tư vào năng lượng tái tạo. Hàng loạt các ưu đãi cộng với giá năng lượng rẻ hơn tại Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc di cư của những nhà sản xuất từ châu Âu sang Mỹ.  

Liên quan đến vấn đề này, François-Régis Mouton - Giám đốc khu vực châu Âu tại Hiệp hội những nhà sản xuất dầu khí quốc tế cho biết: “Mối quan tâm của tôi với tư cách là một công dân châu Âu, đó là những ngành này có thể sẽ bị đóng cửa và không bao giờ hoạt động trở lại”. Cũng theo ông Mouton, cuộc xung đột tại Ukraine cùng với quyết định của Nga về việc chậm xuất khẩu khí đốt đã khiến cho vấn đề càng thêm nghiêm trọng. Người đàn ông này cho biết, các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu tốt nhất nên giảm bớt tham vọng về chống biến đổi khí hậu, đồng thời xem xét những nỗ lực để có thể hướng đến sự độc lập về năng lượng của EU.


Các nhà lãnh đạo châu Âu đang dần nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu năng lượng, mục đích là vượt qua được mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Ảnh minh họa
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang dần nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu năng lượng, mục đích là vượt qua được mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Ảnh minh họa

Ông Mouton bộc bạch: “Họ cứ nói rằng chúng ta phải loại bỏ khí đốt hóa thạch. Nhưng khi loại bỏ nó rồi, chúng tôi bây giờ sống sót kiểu gì đây? Thay vì làm điều đó, họ có thể nói rằng, nếu như sản xuất khí đốt tại EU không phụ thuộc vào Nga sẽ tốt hơn nhiều. Hệ quả của việc này chính là việc sản xuất năng lượng trong khu vực đã giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân bởi, chúng tôi không hề đầu tư”. 

Trong khi đó, theo Thierry Bros, một chuyên gia về năng lượng toàn cầu tại trường đại học Science Po ở Paris, các quốc gia EU đã loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong nỗ lực có thể đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Chuyên gia này cho biết: “Chúng tôi đã nói với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch này rằng, chúng đã lỗi thời và chúng tôi đã không cần chúng. Tuy nhiên suy cho cùng, nếu như mọi người muốn sưởi ấm và muốn nấu ăn, nếu như ngành công nghiệp cần tiếp tục sản xuất thì chúng ta cũng vẫn cần đến nhiên liệu hóa thạch". 

Than đá trở thành lựa chọn để “lấp đầy” khoảng trống

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang dần nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu năng lượng, mục đích là vượt qua được mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Để có thể lấp đầy khoảng trống kể từ việc cắt giảm khí đốt của Nga, một số quốc gia đã quyết định quay trở lại với việc sử dụng than đá. Mới năm 2021, Đức cũng đã cam kết sẽ loại bỏ than đá vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, thay vì đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than vào cuối năm nay, 20 nhà máy đang được khôi phục hoặc là kéo dài thời gian trước khi đóng cửa nhằm đảm bảo đất nước có đủ năng lượng để vượt qua mùa đông. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực EU cũng đang tìm kiếm khí đốt cho mùa đông này. Hầu hết những nhu cầu hiện tại của lục địa sẽ chịu được đáp ứng nhờ lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được nhập khẩu từ Mỹ. Thế nhưng ông Thierry Bros cho rằng, khối lượng này vẫn chưa đủ. 

Cụ thể, vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Khá nhiều trong số những ngành này sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại tại khu vực châu Âu. Có lẽ, các công ty đều nghĩ rằng, dù sao cũng sẽ chẳng bao giờ có đủ năng lượng để dùng, vậy tại sao lại phải sử dụng khí đốt tại châu Âu nếu như nó đến từ Mỹ? Chính vì thế, tốt hơn hết là nên đặt những công ty này ở Mỹ”.


Thay vì đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than vào cuối năm nay, 20 nhà máy của Đức đang được khôi phục hoặc là kéo dài thời gian trước khi đóng cửa nhằm đảm bảo đất nước có đủ năng lượng để vượt qua mùa đông. Ảnh minh họa
Thay vì đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than vào cuối năm nay, 20 nhà máy của Đức đang được khôi phục hoặc là kéo dài thời gian trước khi đóng cửa nhằm đảm bảo đất nước có đủ năng lượng để vượt qua mùa đông. Ảnh minh họa

Theo thời gian, ngày càng có nhiều những lời bình luận về quá trình phi công nghiệp hóa trong thời gian sắp tới tại “lục địa già”. Nhiều người cho rằng, điều này sẽ kéo theo tình trạng thất nghiệp, lối sống thay đổi và đặc biệt là bất ổn xã hội cũng có thể xảy ra. 

Cũng theo như các chuyên gia, một khi các công ty tại châu Âu đóng cửa, họ có thể chuyển hoạt động của mình sang Mỹ vốn có năng lượng dồi dào và rẻ hơn rất nhiều. Mới đây, trên tạp chí Le Point, Nicolas Baverez - một nhà kinh tế học và sử gia người Pháp từng viết: “Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng công nghiệp và việc làm cũng như nguồn vốn của họ tháo chạy sang Mỹ”. Người đàn ông này cũng ước tính, để bù đắp được lượng khí đốt của Nga sẽ phải mất đến vài năm. Trong khoảng thời gian này, năng lượng sẽ bị hạn chế tại châu Âu và có mức giá vô cùng đắt đỏ. 

Đáng chú ý, Fabrice Le Saché, phát ngôn viên của hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất Pháp là MEDEF cũng gọi khả năng mất các doanh nghiệp vào tay Mỹ là “một thảm họa đối với nền kinh tế của châu Âu”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

12 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

12 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

12 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

12 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

12 giờ trước