meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc chiến ghìm lạm phát của Fed gặp nhiều thách thức mới  

Thứ hai, 05/12/2022-13:12
Trong bối cảnh nhiều tín hiệu tốt xấu đan xen của nền kinh tế đã tạo ra những thách thức mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). 

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp 

Theo vnexpress.net. số liệu mới công bố của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, trong tháng 11 khi một số tập đoàn lớn sa thải hàng loạt nhân viên nhưng tính chung đã có thêm 263.000 việc làm mới tại nước này. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp 3,7%. 

Do đó, tiền lương tiếp tục tăng trưởng. So với tháng 11 năm 2021, thu nhập trung bình mỗi giờ của người lao động Mỹ tăng 5,1%, trong khi đó tốc độ tăng tiền lương thời điểm trước đại dịch khoảng 3%. 

Những thông tin này khiến các nhà kinh tế cảm thấy khích lệ bởi thị trường lao động mạnh mẽ. Tuy nhiên việc tăng lương này có thể sẽ khiến Fed buộc phải tăng lãi suất mạnh hơn để ghìm lạm phát. 


Thị trường việc làm tại Mỹ có dấu hiệu phục hồi.
Thị trường việc làm tại Mỹ có dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên cũng có một số nhận định cho thấy nguy cơ thu nhập và lạm phát vẫn sẽ tăng đến năm 2023, trừ khi nền kinh tế bước vào suy thoái. Steven Blitz - kinh tế trưởng phụ trách thị trường Mỹ tại TS Lombard cho biết: “Báo cáo chỉ ra chúng ta đã có hai năm tăng lương cao và chu kỳ này vẫn đang tiếp tục hình thành”.

Nhà kinh tế tại Glassdoor là Daniel Zhao cho rằng nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu tốt xấu đan xen. Ông Daniel nói: “Thị trường việc làm có nhiều khả năng phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên lạm phát cũng có biến động nhiều hơn”.

Còn theo Jan Groen, kinh tế trưởng thị trường Mỹ tại TD Securities cho rằng, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ là một tin xấu đối với cuộc chiến chống lạm phát của Fed. Ông nói: “Báo cáo khẳng định thị trường lao động vẫn là yếu tố chính duy trì áp lực lạm phát cơ bản của nền kinh tế Mỹ”.

Tính đến hiện tại Fex đã có 6 lần điều chỉnh lãi suất trong năm 2022 và có kế hoạch tăng tiếp vào tháng 12 này với hy vọng kìm hãm đà tăng giá. Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở mức cao dù đã giảm từ đỉnh 9,1% hồi mùa hè xuống còn 7,7% hiện tại. Trong khi đó, mục tiêu của Fed là đưa lạm phát 2% mà  không làm suy yếu nền kinh tế hoặc tăng tỷ lệ thất nghiệp. 

Tăng trưởng tiền lương tăng tốc trở lại 

Fed lo ngại thị trường lao động liên tục tăng nóng có thể dẫn đến tăng lương, khiến tình trạng lạm phát ngày trầm trọng hơn. Tăng trưởng tiền lương vốn đã hạ nhiệt nhưng tăng tốc trở lại vào tháng 10 và tháng 11. Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed nhấn mạnh, khi lạm phát vẫn còn quá cao thì việc tăng lương của người Mỹ không đồng nghĩa với mức sống của họ đi lên. 

"Hiện tại, tiền lương của mọi người đang bị lạm phát ăn mòn", ông Powell cho biết tại một sự kiện ở Viện Brookings hôm 30/11. Theo ông, thị trường lao động muốn bền vững, mạnh mẽ thì phải có sự ổn định về giá cả.


Bên cạnh tăng trưởng việc làm, tăng trưởng tiền lương cũng tăng.
Bên cạnh tăng trưởng việc làm, tăng trưởng tiền lương cũng tăng.

Megan Greene, kinh tế trưởng toàn cầu tại Viện Kroll cho biết, những tín hiệu từ thị trường lao động chính là hồi chuông báo động rằng Fed sẽ không sớm chấm dứt quá trình tăng lãi suất.  "Tôi rất ngạc nhiên về sức mạnh của thị trường lao động, nhưng nó không thể kéo dài. Chúng ta đang ở trong một nền kinh tế kỳ lạ", ông nói.

Mới đây, các quan chức Fed dự báo rằng cơ quan này đang bước vào giai đoạn tăng lãi suất mới sau khi đã nâng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ thập niên 80. Fed đang cố gắng xác định lại mức lãi suất cần phải tăng trong lần họp sắp tới và tăng trong bao lâu để giảm lạm phát. 

Chủ tịch Fed đã đưa ra 2 phương án khả thi. Một là nhanh chóng tăng lãi suất cao hơn nhiều so với mức 4,5 - 5% mà cơ quan này từng đưa ra trước đó. Hai là tăng chậm hơn và giữa ở mức cao lâu hơn. 

Hiện các nhà chiến lược tại Fed cũng như ông Powell đang nghiêng về các thứ hai hơn vì không muốn gây ra thiệt hại không cần thiết cho nền kinh tế. “Fed không muốn thắt chặt quá mức vì giảm lãi suất không phải là điều mà chúng tôi muốn làm sớm. Đây là lý do Fed đang tăng lãi suất chậm lại và sẽ tìm ra cách phù hợp”.

Hiện thị trường lao động mạnh mẽ vẫn đang là một trong những trụ cột vững chắc nhất của nền kinh tế Mỹ. Người Mỹ đang chi tiêu mạnh tay hơn so với thời điểm trước nhưng hoạt động sản xuất lại đang suy giảm vào tháng 11, đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm chỉ số này giảm. 


Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp công nghệ lớn tại Mỹ sa thải hàng loạt nhân viên.
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp công nghệ lớn tại Mỹ sa thải hàng loạt nhân viên.

Mặc dù hoạt động tuyển dụng vẫn mạnh nhưng càng nhiều người Mỹ rời bỏ lực lượng lao động trong tháng 11. Tỷ lệ những người đang làm việc hoặc tìm việc đã giảm liên tiếp trong 3 tháng 8, 9, 10. 

So với thời điểm trước đại dịch, thị trường lao động tại Mỹ vẫn thiếu khoảng 102.000 người. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại, điều này có thể đẩy tiền lương lên cao khi các nhà tuyển dụng phải cạnh tranh trong thời kỳ nguồn cung nhân sự thu hẹp.

Số liệu về việc làm mới cho thấy sự khác biệt trong tuyển dụng khi người Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ. Trong tháng 11, số lượng việc làm mới tập trung nhiều nhất vào các ngành dịch vụ như giải trí, khách sạn, chăm sóc sức khỏe và xây dựng. Việc làm mới trong lĩnh vực bán lẻ, vận chuyển và kho bãi lại giảm. 

Theo một báo cáo riêng của chính phủ Mỹ vào đầu tuần trước cho thấy trong tháng 10, cả nước này có 10,3 triệu cơ hội việc làm, giảm so với 10,7 triệu của tháng trước đó. Mặc dù vậy đây vẫn là mức cao. 

Nhà kinh tế tại Monster.com là Giacomo Santangelo cho biết có sự mất kết nối giữa người lao động và việc làm. 
"Bạn có thể nói rằng mọi người thất nghiệp đều có cơ hội, nhưng điều đó không phù hợp với thực tế. Nhu cầu về điều dưỡng rất lớn, nhưng nếu mất việc tại Twitter, Meta hoặc Alphabet, bạn cũng không thể trở thành y tá được", vị chuyên gia giải thích.

Điều này càng thấy rõ trong thực tế khi một số công ty đã tuyên bố sa thải hàng loạt nhân sự, trong khi đó nhiều công ty khách phải xoay sở để tìm đủ lao động. Các doanh nghiệp lớn như Amazon, Google, Walmart gần đây đã cắt giảm hàng nghìn việc làm văn phòng. Trong khi đó các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và khách sạn có mức lương thấp hơn lại ghi nhận tình trạng thiếu người. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước