Kinh tế Mỹ đón tin vui từ thước đo yêu thích của Fed
BÀI LIÊN QUAN
Quan chức Fed khẳng định chưa thể dừng tăng lãi suấtLạm phát Mỹ giảm tốc, thúc đẩy kỳ vọng Fed hãm đà tăng lãi suấtKhả năng Fed sẽ tăng lãi suất lên 6%, mức cao nhất kể từ năm 2000Theo Zingnews, dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 1/12 cho thấy chỉ số PCE cốt lõi (không gồm thực phẩm và giá năng lượng) trong tháng 10 đã tăng 0,2% so với 1 tháng trước và 5% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo.
PCE trong tháng 9 tăng lần lượt là 0,5% và 5,2%.
PCE tăng 0,3% so với tháng 9 và 6% so với cùng kỳ nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm. Mức tăng hàng năm của chỉ số này vào tháng trước là 6,3%.
Dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt
Báo cáo cho thấy thu nhập cá nhân của người Mỹ tăng 0,7% so với tháng trước, cao hơn so với mức 0,4% ước tính của Dow Jones. Chi tiêu tăng 0,8% như dự kiến.
Chỉ số sản xuất của Viện Quản lý cung ứng (ISM) trong tháng 11 ở mức 49%, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với tháng 10, ghi nhận mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi.
Chủ tịch Fed xác nhận đà tăng lãi suất có thể hạ nhiệt ở cuộc họp sắp tới
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Jerome Powell ngày 30/11 đã lên tiếng xác nhận rằng cơ quan này có thể hạ nhiệt đà tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tới, mặc dù ông nhìn nhận về cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ vẫn chưa có những tín hiệu hồi phục rõ ràng.Chứng khoán Mỹ xanh rực sau tín hiệu lãi suất từ Chủ tịch Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 30/11 tăng điểm mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell xác nhận rằng Ngân hàng Trung ương nước này chuẩn bị giảm tốc độ chiến dịch tăng lãi suất.Quan chức Fed khẳng định chưa thể dừng tăng lãi suất
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Christopher Waller cho rằng dù họ vừa có được những tín hiệu tích cực về giá tiêu dùng vào tuần trước nhưng ngân hàng trung ương vẫn còn một quãng đường dài cần đi.Chỉ số sản xuất của Mỹ giảm đa phần do lượng đơn hàng đặt trước và nhập khẩu suy giảm. Mặt khác, chỉ số giá giảm 3,6 điểm xuống 43%, chỉ số việc làm hao hụt 1,6 điểm còn 48,4%.
Các dữ liệu được công bố hôm ⅕ là một “báo cáo vàng” vì chỉ ra lạm phát cơ bản tiếp tục đi xuống.
Ông Chris Zaccarelli - Giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance phân tích: “Các thị trường sẽ tăng khi lạm phát giảm vì nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ không cần đẩy lãi suất tăng cao, hay giữ lãi suất cao như trước”.
Fed đánh giá tình hình lạm phát bằng nhiều thước đo. Tuy nhiên, PCE là thước đo yêu thích của cơ quan này vì chỉ số tính toán những thay đổi trong hành vi của người dùng, ví dụ như chuyển sang những mặt hàng rẻ tiền hơn.
Không giống với chỉ số CPI, PCE vốn chỉ là thước đo thô về sự thay đổi trong giá cả. Các nhà hoạch định cũng xem lạm phát cơ bản là thước đo đáng tin cậy hơn vì giá năng lượng và lương thực có xu hướng dao động nhiều hơn những loại mặt hàng khác.
Dữ liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố 10/11 cho thấy CPI tháng 10 của Mỹ tăng 0,4% so với tháng trước và 7,7% so với cùng kỳ, thấp hơn so với dự báo 0,6% và 7,9% từ Dow Jones.
Một chặng đường dài còn ở phía trước
Ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed hôm 30/11 cho rằng các dữ liệu có thể đánh lừa nếu xét về ngắn hạn. Vị chủ tịch khẳng định cần nhiều dữ liệu hơn nữa.
Ông nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Viện Brookings rằng: “Để khẳng định lạm phát thực sự hạ nhiệt chưa thì cần thêm nhiều bằng chứng hơn. Lạm phát vẫn còn quá cao khi xét trên bất kỳ tiêu chuẩn nào”.
Ông Powell ở bài phát biểu cũng xác nhận rằng Fed có thể hạ nhiệt tốc độ tăng lãi suất ngay trong tháng này. Thế nhưng, ông cũng cảnh báo chính sách tiền tệ có thể thắt chặt đến khi lạm phát có dấu hiệu giảm đáng kể.
Dữ liệu của CME Group cho thấy thị trường định giá khoảng 65% khả năng Fed hạ tốc độ tăng lãi suất còn 0,5 điểm phần trăm vào tháng cuối năm, sau khi tăng 0,75 điểm phần trăm 4 lần liên tiếp.
Fed đã tăng tổng 3,75 điểm phần trăm lãi suất kể từ đầu năm đến nay, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3,75-4%, mức cao nhất tính từ năm 2008.