Lạm phát Mỹ giảm tốc, thúc đẩy kỳ vọng Fed hãm đà tăng lãi suất
BÀI LIÊN QUAN
Lộ diện “nạn nhân” đầu tiên của Fed trước áp lực lãi suất thế chấp tăng mạnhCả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch FedFed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75%, ra tín hiệu sẽ “nhẹ tay” hơn vào tháng 12Theo Nhịp sống thị trường, trong tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng CPI vừa được công bố cho thấy lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhanh hơn. Điều này đang tạo điều kiện cho kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều năm đang dần lắng xuống và Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ chậm hơn.
Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra số liệu cho thấy chỉ số CPI lõi (không gồm giá năng lượng và thực phẩm) đã tăng 0,3% so với hồi tháng 9. Trong khi đó, chỉ số này đã giảm từ mức cao nhất 40 năm còn 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, trong tháng 10, CPI cơ bản tăng 0,4% vì giá xăng tăng 7,7% so với cách đây một năm. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đã ước tính mức tăng đạt 0,6% so với tháng trước và chỉ số CPI lõi tăng 0,5%.
Sau động thái của Fed, đồng USD lại tăng mạnh
Sau cuộc họp của Fed, chỉ số USD bật tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần. Đồng USD tăng mạnh đã khiến đồng bảng, euro và chứng khoán Mỹ chịu nhiều sức ép.Khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lên 6%, mức cao nhất kể từ năm 2000
Nhiều nhà đầu tư tin rằng Fed có thể tăng lãi suất lên mức 6% cao nhất kể từ thời bong bóng dotcom năm 2000.Lộ diện “nạn nhân” đầu tiên của Fed trước áp lực lãi suất thế chấp tăng mạnh
Giá nhà ở quá cao cùng với lãi suất thế chấp tăng đã khiến doanh số bán nhà sụt giảm mạnh và gạt các nhà đầu tư sang một bên.Lạm phát Mỹ vẫn đang ở mức quá cao dù CPI lõi giảm là một tín hiệu tích cực. Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, các nhà chức trách ngân hàng trung ương cần ghi nhận xu hướng của lạm phát là yếu hơn. Theo ông, so với dự báo trước đây của các nhà hoạch định chính sách, lãi suất có thể chạm mức cao hơn nhiều.
Trong tháng vừa qua, áp lực đối với chỉ số lạm phát đã giảm đi vì chi phí dịch vụ chăm sóc y tế và phương tiện đã giảm. Sự gia tăng của chi phí nhà ở đã góp hơn 50% vào mức tăng của CPI cơ bản.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đã giảm ngay sau khi số liệu mới được đưa ra, mặt khác thị trường chứng khoán tăng vọt và chỉ số USD giảm. Các nhà đầu tư đang sẵn sàng đối mặt với bối cảnh Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 12 và cho rằng lãi suất sẽ xuống dưới 5% sau khi đạt đỉnh vào năm 2023.
Tỷ lệ lạm phát hiện tại cao vẫn tiếp tục gây sức ép cho các hộ gia đình và cả nền kinh tế Mỹ. Giá cao gây ảnh hưởng đến tiền lương và nhiều người phải thắt chặt chi tiêu hoặc dựa vào thẻ tín dụng, khoản tiết kiệm để tiếp tục duy trì chi tiêu.
Chiếm khoảng ⅓ tỷ trọng CPI, chi phí nhà ở đã tăng 0,8% trong tháng 10. Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất tính từ năm 1990 và tăng 6,9% so với tháng 9, mức cao nhất kể từ năm 1982. Bên cạnh đó, giá năng lượng trong tháng 10 cũng tăng 19,8% và tăng 68,5% so với năm 2021. Tháng trước, chỉ số giá thực phẩm tăng 0,6%, và 10,9% tính theo năm, mặt khác giá năng lượng tăng 1,8% và 17,6% tương ứng.
Dự kiến giá tiêu dùng sẽ giảm tốc trong năm sau, mặc dù có dự báo rằng quy trình kìm hãm lạm phát của Fed sẽ gây nên suy thoái kinh tế và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Vừa qua, 2 nhà chức trách của Fed đã tranh luận về việc điều chỉnh tăng lãi suất. Chủ tịch Fed Dallas - Lorie Logan tại một sự kiện cho biết chỉ số CPI mới công bố là tín hiệu tích cực nhưng phía trước vẫn còn cả một chặng đường dài. Trong khi đó, Patrick Harket - Chủ tịch Fed Philadelphia cho biết ông dự đoán ngân hàng trung ương sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất khi có lập trường đủ cứng rắn.
Mặt khác, Fed đã thực hiện những động thái thắt chặt chính sách chưa từng thấy kể từ năm 1980. Nhu cầu tiêu dùng và thị trường lao động vẫn phục hồi, thế nhưng, thị trường địa ốc đã lao dốc nhanh chóng.
Một số dấu hiệu khác cũng chỉ ra rằng chi phí sinh hoạt của người Mỹ vẫn duy trì ở mức cao vì người lao động bị giảm lượng và lạm phát vẫn tăng. Vào tháng trước, thu nhập trung bình theo giờ giảm 0,1% và giảm 2,8% so với năm ngoái.