Lộ diện “nạn nhân” đầu tiên của Fed trước áp lực lãi suất thế chấp tăng mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán sẽ “thay áo”Thị trường bất động sản Bình Thuận trầm lắng, môi giới mang hơn 100 sổ đỏ ra vỉa hè ngồi bánGiới đầu tư giàu có vẫn lạc quan bất chấp thị trường lao dốc và suy thoái đang lan rộngTheo Nhịp Sống Thị Trường, trong quý III, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,6%, hồi phục sau 2 quý tiêu cực và nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích. Nền kinh tế này đang đối mặt với những động thái quyết liệu của Fed trong việc kìm gương lạm phát bằng cách nâng lãi suất để làm chậm đà tăng.
Tuy nhiên, thị trường nhà ở đang chịu sức ép trước chính sách của ngân hàng trung ương và có thể sẽ suy sụp với sức nặng lớn hơn. Thị trường nhà ở và thế chấp bước vào thời kỳ điều chỉnh mạnh mẽ khi Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,75%.
Lần đầu tiên lãi suất thế chấp đạt mức 7% từ năm 2002. Chính sách tăng lãi suất mạnh chưa từng thấy để chặn đà tăng của lạm phát của Fed đã đẩy lãi suất thế chấp tăng lên và thị trường nhà ở bị bóp nghẹt. Những đơn đăng ký thế chấp đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ, mặt khác số lượng nhà ở chưa bán đạt mức cao lịch sử. Đó là những tín hiệu phản ánh nhu cầu nhà ở đang lao dốc.
Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75%, ra tín hiệu sẽ “nhẹ tay” hơn vào tháng 12
Lần thứ 4 liên tiếp Fed quyết định tăng lãi suất cơ bản 0.75 điểm phần trăm. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, Fed sẽ giảm tốc độ tăng vào cuộc họp tháng 12.Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 2/11 đã đồng loạt đi xuống sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát vẫn còn ở mức quá cao và ngân hàng trung ương sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất ở phía trước.Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong lúc chờ quyết định của Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 1/11, khi các nhà đầu tư nghiền ngẫm những dữ liệu kinh tế khả quan hơn dự báo và chuẩn bị cho một quyết định lãi suất của Fed vào ngày thứ Tư.Đối với lãi suất, nhà ở là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất. Do đó, không có gì bất ngờ khi việc thắt chặt tiền tệ đang có ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng đến những chỉ số về nhà ở. Chi phí cho những khoản thế chấp tăng làm khả năng chi trả khi mua nhà giảm và tác động trực tiếp tới nhu cầu.
Dữ liệu công bố mới đây cho thấy doanh số bán nhà mới xây trong tháng 9 giảm 10,9% và 17,6% lần lượt so với tháng trước đó và cùng kỳ năm 2021. Sự phân chia tăng trưởng kinh tế quý III theo các lĩnh vực phản ánh thị trường BĐS tiếp tục chịu sức ép không hề nhỏ.
Theo nhà kinh tế trưởng Gregory Daco của EY Parthenon, Mỹ đang ghi nhận sự sụt giảm trong việc xây và bán nhà đáng kể. Cùng với giá nhà ở quá cao, lãi suất thế chấp tăng đang khiến việc mua nhà giảm mạnh và đẩy giới đầu tư sang một bên. Do các điều kiện về tài chính nên việc mua nhà và hoạt động xung quanh đều bị hạn chế.
Trong nền kinh tế Mỹ, đầu tư vào khu dân cư chỉ chiếm 4%. Tuy nhiên, quy mô đầu tư thu hẹp có ảnh hưởng lớn trong quý này, kéo tổng mức tăng trưởng giảm 1,37%. Theo dự đoán của ông Draco, xu hướng này sẽ còn kéo dài đến quý IV và năm sau.
Nhà ở giúp xác định những diễn biến ở chu kỳ kinh tế trong thế kỷ qua và là động lực lớn của đầu tư, tiêu dùng và việc làm. Theo các nhà kinh tế ở một nghiên cứu gần đây, nhà ở là chu kỳ kinh doanh. Chi phí đi vay đi liền với sức khỏe của lĩnh vực nhà ở. Bởi vậy, chính sách của Fed sẽ ảnh hưởng đến giá nhà và doanh số bán nhà nhanh hơn các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, thị trường nhà ở đứng đầu nền kinh tế và việc thắt chặt sẽ gây sức ép lên tăng trưởng của Mỹ.
Theo nhà đầu tư tài chính của Plante Moran - CIO Jim Baird, sự tác động đó sẽ ảnh hưởng tới GDP quý IV. Nguồn tài sản lớn nhất của các gia đình Mỹ là sở hữu nhà. Bởi vậy, việc thị trường nhà ở sụt giảm có nghĩa là sự mất mát tài sản trên toàn quốc.
Đối với nền kinh tế và thị trường Mỹ, nhà ở đóng vai trò quan trọng nên các nhà đầu tư mong rằng đây sẽ là chìa khóa để Cục Dự trữ liên bang đổi mới chính sách đang áp dụng.