meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vỡ mộng “an cư lạc nghiệp” tại TP.HCM khi nguồn cung nhà ở xã hội “nhỏ giọt”

Thứ hai, 16/05/2022-09:05
Để giải bài toán nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, đặc biệt là đối với nhóm lao động nhập cư, ý kiến của các chuyên gia cho rằng, TP.Hồ Chí Minh cần có cơ chế gỡ bỏ các vướng mắc về vốn, quỹ đất để thu hút các doanh nghiệp địa ốc tham gia đầu tư. Ngoài ra cũng cần có cơ chế chính sách ưu đãi dành cho đối tượng lao động muốn vay mua nhà.

Xa vời giấc mơ an cư lạc nghiệp

TP.Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, cả về quy mô diện tích, quy mô kinh tế và dân số. Nơi đây hiện có khoảng 280.000 doanh nghiệp và có hơn 460.000 cơ sở kinh doanh, sản xuất đang hoạt động, và sử dụng tới hơn 4,7 triệu lao động. Để hỗ trợ lực lượng lao động an cư đông đảo, TP.HCM đã tiến hành triển khai các chính sách nhà ở xã hội. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn có hàng triệu người lao động thu nhập thấp không đủ khả năng tiếp cận nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM.

Chị Trần Thị Minh (29 tuổi), công nhân làm việc tại Công ty TNHH Freetrend Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung I, TP. Thủ Đức) hiện đang phải chấp nhận thuê căn phòng trọ diện tích chưa đến 10m2 trong con hẻm nhỏ ở đường số 9, phường Linh Xuân. Chị Minh chia sẻ sau gần 10 năm trời rời quê hương lên thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, tổng thu nhập hàng tháng của gia đình chị là khoảng 13 triệu đồng, chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cơ bản gồm tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền học cho các con, xăng xe và các khoản phát sinh ốm đau, hiếu hỷ…Gia đình chị hầu như không để dành ra bất cứ khoản tiết kiệm nào. 

Người lao động băn khoăn trước đề xuất doanh nghiệp xây nhà ở xã hội cho thuê

Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, việc xây nhà ở xã hội theo dạng cho thuê sẽ giúp người lao động được sống trong các căn phòng khang trang, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, không ít lao động tỏ ra băn khoăn, lo lắng về giá cho thuê.

Người lao động “dễ thở” khi 1.300 nhà ở xã hội sắp được khởi công tại TP Hồ Chí Minh 

Việc xây dựng 1.300 nhà ở xã hội này sẽ mang tới cơ hội sở hữu nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp. Những căn hộ nhà ở xã hội này thuộc 3 dự án tại TP Thủ Đức và huyện Bình Chánh. 

Nhà ở xã hội ngày càng đắt, liệu có nên thay thế bằng nhà cho thuê giá rẻ?

Người thu nhập thấp tại những đô thị lớn ngày càng cách xa nhu cầu sở hữu nhà ở. Hàng triệu lao động nhập cư hiện vẫn phải sống trong các khu trọ tồi tàn không đáp ứng được bất kỳ tiêu chuẩn nào. Trong khi đó, chính sách nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập và bộc lộ những điểm phi lý.

Bộ Xây dựng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên cả nước

Trước thực trạng sử dụng nhà ở xã hội không đúng mục đích xảy ra trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị thắt chặt các quy định nhà ở xã hội. 

Công nhân TP HCM khó tiếp cận nhà ở xã hội
Công nhân TP HCM khó tiếp cận nhà ở xã hội

Trong khi đó, chị Ngọc Tú làm công nhân tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam với mức thu nhập hơn 8 triệu đồng/tháng đành chấp nhận thuê phòng ở chung cùng đồng nghiệp trong căn phòng trọ chật hẹp ở đường Bờ Sông, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. Phòng trọ của chị Tú chỉ rộng hơn 5m2 và nằm trong một khu nhà trọ đông đúc có khoảng 80 phòng với gần 200 người cùng sinh sống. 

Trường hợp của chị Minh, chị Tú không hiếm gặp, bởi lẽ ở TP HCM hiện có tới hơn 1 triệu lao động ngoại tỉnh đang làm việc tại các nhà máy phải chấp nhận sống trong những khu nhà trọ chật hẹp, đông đúc với diện tích trung bình khoảng 3m2/người. Theo khảo sát gần đây của Ban Đô thị HĐND TP. Hồ Chí Minh phối hợp Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện thì trong số 41.000 nữ công nhân, lao động có tới 41% hiện đang ở nhà thuê, 36% người đang sống chung với gia đình, chỉ có 17% người được hỏi đã có nhà tại thành phố. Ngoài ra 64% người được khảo sát có nhu cầu muốn mua hoặc thuê lâu dài nhà ở xã hội. 


Nhà ở xã hội tại TP HCM có nguồn cung khá ít ỏi 
Nhà ở xã hội tại TP HCM có nguồn cung khá ít ỏi 

Tuy nhiên, đại đa số các công nhân chia sẻ rằng họ gặp rất nhiều khó khăn khi tìm mua nhà để ở tại thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, hiện nay giá của mỗi m2 căn hộ nhà ở xã hội dao động trong ngưỡng từ 20-25 triệu đồng/m2, tương ứng với khoảng 1 - 1,6 tỷ đồng/căn. Mỗi người mua nhà chỉ được vay tối đa là 900 triệu đồng, mức vay không được vượt quá 70% giá trị căn hộ, thời gian trả nợ là 15 năm. Như vậy với mức thu nhập trung bình 7 - 10 triệu đồng tháng/tháng, việc tích lũy đủ ngân sách để mua nhà là điều vô cùng khó khăn. 

Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm có chính sách tháo gỡ “nút thắt”

Tuy khảo sát nói trên chỉ thực hiện đối với bộ phận nhỏ trong tổng số công nhân, người lao động thu nhập thấp đang sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh, nhưng phần nào đã phản ánh rất trung thực bức tranh về thực trạng và nhu cầu nhà ở của người lao động. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình nhà ở này, đảm bảo an cư cho người dân vẫn là đang còn tồn tại không ít vướng mắc, khó khăn. 

Theo nhận định của ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh về mặt pháp lý, hiện đang tồn tại nghịch lý là triển khai nhà ở xã hội nhưng áp dụng các chính sách pháp lý tương tự như đối với nhà ở thương mại. Do đó, việc triển khai các dự án này bị kéo dài và có thủ tục pháp lý phức tạp hơn nên rất khó để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đặc biệt là nguồn vốn vay hỗ trợ các nhà đầu tư để thực hiện những dự án nhà ở xã hội này đến nay chưa thể triển khai được.


Cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư nhà ở xã hội 
Cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư nhà ở xã hội 

Nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, vướng mắc đầu tiên khi phát triển thực hiện loại hình nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, người thu nhập thấp là nguồn vốn. Thêm một trở ngại khác không thể không nhắc đến là tình trạng thiếu quỹ đất trầm trọng. Để giải bài toán nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp, đặc biệt là nhóm đối tượng lao động nhập cư, cần có giải pháp cấp thiết là sớm gỡ bỏ các vướng mắc để thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư dự án. 

Bên cạnh đó, TP HCM cũng cần có thêm những chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây nhà cho thuê, với tiêu chí không được chuyển đổi mục đích sử dụng. Đơn cử, ở các khu công nghiệp, tiêu chí là phải có ký túc xá hoặc nhà ở cho thuê đảm bảo nhu cầu sinh hoạt. Những khu nhà ở, ký túc xá này phải được xác lập là một phần hạ tầng bắt buộc của các khu công nghiệp, theo quy mô sử dụng lao động…

Ngoài ra, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách, thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015 trong việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm xử lý và giải quyết triệt để đươc̣ những bất cập, vướng mắc và haṇ chế tồn tại trong thời gian qua. Nghị định đã quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn về quy mô dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị sẽ phải dành 20% quỹ đất để xây dựng công trình nhà ở xã hội. Đồng thời Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết cụ thể về việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, bảo đảm rút ngắn thủ tục hành chính nhưng cũng bảo đảm sự chính xác, công bằng.

Việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội sẽ giúp các khách hàng là người lao động thu nhập, thấp công nhân dễ dàng tiếp cận sản phẩm nhà ở phù hợp, giúp họ gắn bó hơn với công việc tại thành phố.

Theo: Tạp chí tài chính
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước