VNG: “Kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
VNG cùng những lần bỏ lỡ cơ hội đầy tiếc nuối"Kỳ lân công nghệ" VNG chào sàn, cổ phiếu công nghệ liệu có sóng?VNG úp mở về kế hoạch niêm yết sàn Mỹ: “Chúng tôi muốn trở thành một công ty công nghệ toàn cầu”Giới thiệu về “Chú kỳ lân” VNG
VNG là tên viết tắt của chữ Vinagame, tên đầy đủ là Công ty Cổ phần VNG là một Công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Vào năm 2004, VNG được chính thức được thành lập với 4 mảng sản phẩm chính: Trò chơi trực tuyến, Nền tảng kết nối, Thanh toán điện tử, Dịch vụ điện toán đám mây. Sau hơn 15 năm hoạt động trên thị trường, VNG được đánh giá là doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân duy nhất tại Việt Nam khi được định giá trên 1 tỷ USD.
Chuyên gia nhận định gì về việc "kỳ lân" VNG ấp ủ tham vọng IPO tại Mỹ?
Theo nhiều chuyên gia, kỳ lân Việt - VNG đang ấp ủ nhiều tham vọng bao gồm cả việc IPO tại Mỹ.Chân dung ông Võ Sỹ Nhân - Tân Chủ tịch VNG: Giữ vai trò chủ chốt ở quỹ đầu tư và bất động sản, phát triển dự án hàng nghìn tỷ đồng
Chính thức được bầu vào vị trí cao nhất ở một công ty công nghệ, tuy nhiên ông Võ Sỹ Nhân lại là người có hiểu biết chuyên sâu nhất trong ngành bất động sản. Được biết, trước khi làm doanh nhân, ông từng công tác ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2022, kỳ lân VNG báo lỗ kỷ lục 1.315 tỷ đồng
Trong năm 2022, “kỳ lân” VNG báo lỗ trước thuế 943 tỷ đồng và lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ là 858 tỷ đồng. Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của VNG, cả 3 chỉ tiêu này đều được ghi nhận ở mức âm.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VNG
Giai đoạn năm 2004 - 2005: Đây là giai đoạn mở đường cho kỷ nguyên game nhập vai tại thị trường Việt Nam với thành công ở Võ Lâm Truyền Kỳ.
Giai đoạn năm 2006 - 2008: Doanh thu của VNG đạt mức 17 triệu USD. Cũng trong giai đoạn này, VNG tiến hành khánh thành trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam nhằm làm chủ việc lưu trữ thông tin toàn bộ sản phẩm mà công ty đang cung cấp.
Giai đoạn năm 2009 - 2012: VNG chính thức ra mắt mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam mang tên Zing Me đồng thời sản xuất thành công game thuần Việt MMO đầu tiên của khu vực Đông Nam Á mang tên Thuận Thiên Kiếm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, VNG cũng là doanh nghiệp đầu tiên phát hành game ra thị trường Nhật Bản mang tên Ủn Ỉn. VNG cũng chính thức giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới với tên gọi là VNG - Vinagame và bắt đầu vào việc đầu tư cho công cụ thanh toán các dịch vụ kinh doanh trực tuyến ngoài của VNG.
Giai đoạn năm 2013 - 2016: Đây là giai đoạn bùng nổ của VNG khi được World Startup Report định giá công ty 1 tỷ USD và trở thành startup kỳ lân duy nhất của Việt Nam.
Giai đoạn năm 2017 - nay: Nền tảng của VNG cung cấp đã có hơn 80 triệu người dùng tại 193 quốc gia cùng 15 ngôn ngữ. Giai đoạn này, VNG cũng tiến hành ký kết bản ghi nhớ về việc niêm yết trên sàn Nasdaq - Mỹ. Bên cạnh đó, Công ty còn khai trương văn phòng tại Thái Lan và Myanmar và trở thành nhà phát hành hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.
Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Kỳ lân công nghệ VNG
Sứ mệnh: VNG mang trong mình sứ mệnh sẽ kiến tạo công nghệ và phát triển con người nhằm một mục đích tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Công ty cũng tin rằng sức mạnh của Internet có thể thay đổi được cuộc sống và từ đó sẽ không ngừng phát triển để có thể mang đến cho người dùng có được những trải nghiệm ý nghĩa.
Giá trị cốt lõi: VNG nhận thấy được thế mạnh của công ty chính là con người và văn hóa doanh nghiệp. Dựa vào kim chỉ nam là 3 giá trị cốt lõi thì các thành viên thuộc VNG luôn luôn có tinh thần cống hiến vì sự phát triển bền vững của VNG cũng như cộng đồng. 3 giá trị cốt lõi đó là: Đón nhận thách thức; Phát triển đối tác; Giữ Gìn Chính Trực
Những sản phẩm mà VNG cung cấp ra thị trường
Trò chơi trực tuyến: VNG chú trọng phát triển và sản xuất các trò chơi trực tuyến để phát hành ra thị trường quốc tế như Khu vườn trên mây, Dead Target,... Bên cạnh đó, Công ty còn tiến hành nhập khẩu và phát hành các trò chơi nổi tiếng trên toàn thế giới như Võ Lâm truyền kỳ, Rules of Survival, Crossfire Legend…
Nền tảng kết nối: Nền tảng này được phát triển đa dạng, đa dịch vụ nhằm phục vụ toàn diện nhu cầu kết nối , giải trí và tìm kiếm của các cá nhân, tổ chức như Zalo, Zing (Zing TV, Zing Mp3,..), 123Go, 123Phim, Laban.vn,...
Dịch vụ đám mây: VNG cung cấp các giải pháp về dịch vụ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn quốc tế từ đó có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số như: vServer, vCDN, vStorage, vCloud cam, v CloudStack, vMeeting, Cloud Drive, vDB, Digital Workspace,...
Giải thưởng VNG đạt được trong quá trình hình thành và phát triển
Giải thưởng dành cho Công ty có Nơi làm việc tốt nhất Châu Á
Zalopay đạt giải thưởng Ví điện tử tiêu biểu của Việt Nam
Top 50 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam
Top 40 thương hiệu giá trị nhất của Việt Nam
Giải thưởng Nhà phát hành hàng đầu khu vực Đông Nam Á
Giải thưởng Doanh nghiệp nội dung số có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của Internet Việt Nam
Lọt vào Top 10 nhà tuyển dụng lý tưởng nhất tại Việt Nam đối với nhóm ngành IT
Lọt vào Top 100 nơi làm việc tốt nhất tại thị trường Việt Nam
Vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự phát triển nhanh toàn cầu tại Khu vực Đông Á
VNG và cộng đồng
Sau hơn 15 năm có mặt trên thị trường, VNG là doanh nghiệp truyền cảm hứng lớn cho cộng đồng thông qua các chương trình như thiện nguyện, thể thao, giáo dục từ đó giúp xã hội có sự phát triển bền vững hơn.
Thiện nguyện: VNG có một Quỹ cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam gọi tắt là VNIF được thành lập vào năm 2010. Từ lúc thành lập đến nay, Quỹ VNIF đã thực hiện được 23 dự án thiện nguyện trên 23 tỉnh thành và địa phương trên cả nước và hỗ trợ được cho hơn 10.000 hoàn cảnh khó khăn. VNIF được xem là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích phục vụ và hỗ trợ các dự án về Giáo dục, Y tế cũng như các tổ chức Kết nối thiện nguyện. VNIF cũng được xem là một cổng thông tin quan trọng nhằm kết nối các tổ chức từ thiện, bảo trợ và trung tâm xã hội từ đó giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn hòa nhập với cuộc sống. Bên cạnh đó, Quỹ VNIF cũng đã đồng hành cùng rất nhiều quỹ từ thiện lớn như Newborn Việt Nam, Operation Smile để có thể thực hiện nhiều chiến dịch ý nghĩa hơn.
Thể thao: Cột mốc đáng nhớ của VNG chính là doanh nghiệp đầu tiên đưa cuộc thi Ironman 70.3 - Cuộc thi thể thao khắc nghiệt nhất thế giới du nhập về Việt Nam nhằm mục đích gây quỹ từ thiện. Bên cạnh đó, VNG cũng là đơn vị khởi xướng Cuộc đua chạy bộ gây quỹ cộng đồng Uprace nhằm gây quỹ cho tổ chức Newborn Việt Nam. Cuộc đua này đã thu hút được hơn 10.000 người đăng ký và quy tụ rất nhiều doanh nghiệp lớn như Techcombank, CMC, FPT, Payoo, Momo tham gia. Cuộc đua được khép lại sau 26 ngày tranh tài, thu hút 32.000 người tham gia trên cung đường 2 triệu km và đóng góp được số tiền 6 tỷ đồng vào 3 quỹ thiện nguyện. Số tiền quyên góp được sau chương trình sẽ sử dụng với mục đích nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam đồng thời thực hiện trồng 1 triệu cây xanh và tặng 500 suất học bổng cho những sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Giáo Dục: Ngoài việc chăm sóc đời sống cho nhân viên, VNG còn tập trung vào chất lượng đào tạo, chính vì thế, Công ty đã thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn và quản trị cho hơn 20.000 nhân sự. Bên cạnh đó, VNG cũng thường xuyên tổ chức nhiều chương trình sáng kiến nhằm hỗ trợ sinh viên có thể phát triển được tài năng như: Chương trình Tuyển dụng và Đào tạo nhằm tìm kiếm những sinh viên có tài năng, ham học hỏi để trở thành chuyên viên cao cấp tại VNG; Chương trình Tour hỗ trợ các trường đại học đưa sinh viên tham quan môi trường làm việc tại VNG,...
Kết quả kinh doanh của VNG trong năm 2021 và năm 2022
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán vào năm 2020, doanh thu thuần của VNG tăng 16,3% so với năm 2019 đạt tương đương 6.024 tỷ đồng. So với năm 2019, lợi nhuận trước thuế của VNG giảm 40% tương đương 255 tỷ đồng, sau thuế giảm 57% tương đương 261 tỷ đồng. Tuy lợi nhuận trong năm 2019 giảm nhưng vẫn cao hơn so với mức kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua năm 2020.
Trong suốt năm 2020, VNG vẫn tiếp tục phát triển các mảng kinh doanh chủ lực mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Trong đó, lĩnh vực trò chơi điện tử có những bước tiến vững chắc ở thị trường nước ngoài và bắt đầu gặt hái được thành công tại thị trường Ấn Độ và Nga.
Bên cạnh đó, các sản phẩm như Trợ lý ảo người Việt đầu tiên của VNG mang tên Kiki do Zalo phát triển sẽ được tích hợp sớm vào loa thông minh, sản phẩm này có khả năng sử dụng được trên ô tô - điều này đánh dấu được bước chuyển mình mạnh mẽ của ứng dụng AI tại Việt Nam. Riêng về ví điện tử ZaloPay cũng đạt được sự tăng trưởng mạnh về người dùng sau khi được kích hoạt tính năng tích hợp với Zalo như lì xì, Chuyển tiền ngay trong khung chat; Đi siêu thị,...
Còn về mảng kinh doanh B2B của VNG Cloud đã có được những đóng góp quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chuyển đổi số kịp thời nhằm phục vụ cho hoạt động quản trị của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra. Ứng dụng định danh người dùng (eKYC) trueID đặc biệt dùng riêng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính do các kỹ sư của VNG phát triển đã được các ngân hàng lớn trong lẫn ngoài nước tin dùng.
Theo báo cáo tài chính mới nhất quý IV/2021, doanh thu của Công ty cổ phần VNG đã tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, lợi nhuận gộp đạt 776 tỷ đồng, tăng 24%. Tuy nhiên thì các chi phí đều tăng mạnh đã khiến cho VNG lỗ 283 tỷ đồng sau thuế. Quý 4 báo lỗ đậm đã kéo theo kết quả kinh doanh cả năm của VNG đi xuống. Cụ thể, lũy kế cả năm 2021, công ty đã báo lỗ 71 tỷ đồng sau thuế trong khi năm 2020 lãi 201 tỷ đồng. Trong đó, mức lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ vẫn dương đạt mức 414 tỷ đồng còn khoản lợi nhuận sau thuế cổ đông không kiểm soát ghi nhận âm 485 tỷ đồng. Được biết, VNG hiện đang sở hữu 60% cổ phần của đơn vị này và gần như toàn bộ phần lỗ của cổ đông không kiểm soát là 485 tỷ đồng tương ứng với 40% trong năm 2021 của Zion. Như thế, Zion đã lỗ khoảng 1213 tỷ đồng. Trong năm 2020, Zion lỗ 667 tỷ đồng có nghĩa mức lỗ đã tăng lên 1,8 lần. Sau khi kết thúc năm 2021, tổng tài sản của VNG tăng lên 9.278 tỷ đồng tương đương 18%. Tổng lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của VNG là 4.930 tỷ đồng, chiếm 53% cơ cấu tài sản. Bên cạnh dó, số lượng nhân viên của VNG đã tăng 794 người, so với năm 2020 tăng 29%.
Được biết, sau khi rót mạnh tiền đầu tư vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, danh mục đầu tư startup của VNG hiện giờ khá phong phú bao gồm có Day One JSC (đơn vị chủ quản giải pháp quà tặng Got It), trang thương mại điện tử Tiki, Eco Truck liên quan đến giải pháp vận tải và Dorocat sản xuất trò chơi. Tính riêng trong năm 2021, VNG đã rót 138 tỷ đồng vào Day One và đây chính là công ty liên kết duy nhất của VNG ghi nhận lãi trong năm. Hơn thế, khoản đầu tư hơn 510 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Tiki thành đầu tư được hoán đổi vào Tiki Global Pte Ltd. Và sau khi Tiki Global Pte Ltd hoàn tất đăng ký vốn điều lệ thì phần vốn chủ sở hữu của VNG cũng giảm xuống còn 15,18%.
Báo cáo tài chính quý 4/2022 của Công ty Cổ phần VNG (mã chứng khoán: VNZ) cho thấy, doanh thu thuần đã tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2021 lên mức 2.037 tỷ đồng. Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của VNG ghi nhận đạt 7.801 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 2%. Như vậy, công ty lỗ sau thuế kỷ lục hơn 1.315 tỷ đồng tính từ khi công bố thông tin. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của VNG ghi nhận đến hết năm 2022 là hơn 5.311 tỷ đồng. Và với kết quả trên thì VNG cũng mới thực hiện được 77% kế hoạch doanh thu, phá vỡ mục tiêu lỗ 993 tỷ đồng trong năm 2022.
Vào tháng 12/2022, HNX cũng đã thông báo 35.844.262 cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG sẽ chính thức niêm yết trên sàn Upcom từ ngày 5/1/2023 - trong đó có 28,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 7,1 triệu cổ phiếu quỹ.