Việt Nam tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI vì không hiện diện trong hai ngành này
BÀI LIÊN QUAN
Apple tăng cường tiếp xúc với Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứngThêm gần 78.000 chiếc ô tô mới được bổ sung vào thị trường Việt Nam trong tháng 11Chuyên gia Hong Kong: Việt Nam là một trong những quốc gia phục hồi kinh tế tốt sau dịch Covid-19Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 cho thấy CTCP Chứng khoán VNDirect cho biết về vấn đề Việt Nam liệu có còn là điểm đến thu hút dòng vốn đầu tư FDI nữa không.
Các chuyên gia đề cập đến Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn cho những doanh nghiệp có chiến lược đa dạng hóa “Trung Quốc + 1” nhờ vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định à chi phí lao động cạnh tranh.
Ngoài ra Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do với những đối tác và các khu vực lớn trên toàn cầu như RCEP, EVFTA, CPTPP…
Trước Mondelez Kinh Đô, những doanh nghiệp nào tại Việt Nam từng “đặt cược” vào gà nhân đạo?
Thống kê từ Tổ chức Humane Society International (HSI) cho thấy, hiện có hơn 30 doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn đa quốc gia đang có những chính sách cam kết về việc chỉ mua cũng như bán trứng gà cage-free (trứng gà nhân đạo). Tham gia vào xu hướng chăn nuôi này phải kể đến Năm Hưởng và Vĩnh Thành Đạt (V.Food); đây chính 2 trong số 10 công ty sản xuất trứng gà lớn nhất tại Việt Nam.SCG Group - đơn vị được mệnh danh là ''Samsung ngành hóa dầu": Rót hàng tỷ USD thâu tóm loạt doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam
Được biết, đổ bộ vào thị trường Việt Nam từ năm 1992 với hệ sinh thái hơn 24 công ty cùng với khối tài sản 6,5 tỷ USD thì Tập đoàn SCG cũng đã tiến hành thâu tóm loạt doanh nghiệp nằm trong TOP đầu từ lĩnh vực ống PVC (bao gồm Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong), giấy bao bì (Kraft Vina), hóa dầu (Hóa dầu Long Sơn) cho đến gạch men (Prime Group) hay là xi măng (Xi măng Bửu Long).Cuối năm 2022, Trung tâm R&D mới của Samsung sẽ hoàn thành, hoàn thiện bức tranh đầu tư chiến lược tại Việt Nam
Được khởi công từ hồi tháng 3/2020, Trung tâm R&D mới của Samsung cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 và hoàn thiện bức tranh đầu tư chiến lược của Samsung ở Việt Nam.Nhiều tập đoàn ông nghệ lớn trên toàn cầu đã đề ra mục tiêu đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong giai đoạn tới. Ví dụ như dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel 7 của Google hay dây chuyền sản xuất iPhone và iPad của Apple. Ngoài ra, cũng có Oppo và Xiaomi bày tỏ ý định thành lập địa điểm sản xuất tại Việt Nam.
VNDirect cho biết vốn FDI đăng ký ở Việt Nam dự báo tăng 10-12% và vốn FDI giải ngân tăng 6-8% trong năm sau.
Thế nhưng, VNDirect nhận thấy dường như Việt Nam hiện nay đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với các nước trong khu vực sau khi không góp mặt trong ngành xe điện và công nghiệp bán dẫn.
Indonesia ban hành Đạo luật Omnibus năm 2020 được xem là bước ngoặt cho các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động và đầu tư vào nước ngoài. Kể từ thời điểm đó, dòng vốn FDI chảy vào Indonesia đã tăng 10% trong năm 2021 và 46% trong 9 tháng năm 2022.
Năm 2021, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia trong khu vực thu hút vốn FDI nhiều nhất. Nếu như Việt Nam đang nỗ lực trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử thì Indonesia lại hướng đến phát triển chuỗi cung ứng xe điện.
Thế nhưng, bước sang năm 2022, Indonesia và Việt Nam đã bị đẩy xuống vị trí thứ 2 và thứ 3 khi Malaysia có nguồn vốn FDI tăng vọt lên 32 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Theo các nhà phân tích, ngành bán dẫn và xe điện đang định hình dòng chảy nguồn vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á. Trong hai ngành này có sự thay đổi lớn như thêm các phân khúc mới trong chuỗi giá trị, nhiều loại hình đầu tư mới, mở rộng công suất và đẩy mạnh mạng lưới phân phối.
Hai ngành này có tiềm năng lớn trong tương lai nên các quốc gia trong khu vực đều tăng cường triển khai nhiều chính sách thu hút FDI trong chuỗi sản xuất và khuyến khích người dân dùng xe điện.
Thế nhưng, theo nhận định của VNDirect, có lẽ Việt Nam đang đi chậm hơn so với những quốc gia khác vì không có chính sách thu hút rõ ràng. Điều này có thể khiến Việt Nam giảm sức hấp dẫn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai.