SCG Group - đơn vị được mệnh danh là ''Samsung ngành hóa dầu": Rót hàng tỷ USD thâu tóm loạt doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Nhà sáng lập thương hiệu Kamito: Bỏ việc tại tập đoàn Hàn Quốc để khởi nghiệp cùng hành trình xây dựng vị thế cho đồ thể thao ViệtTập đoàn FPT: ‘Không có kế hoạch xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam’Đồng sáng lập Tập đoàn FPT: Con đường tốt nhất của Việt Nam là bắt đầu từ các con chipTheo Nhịp sống thị trường, thời gian vừa qua ngành hóa dầu đã đón nhận được thông tin dự án Long Sơn của SCG cũng đã chính thức đi vào hoạt động sau thời gian 3 năm thi công với vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD chính là tổ hợp hóa dầu lớn nhất khu vực miền Nam.
SCG Group chính là Tập đoàn Thái Lan nằm trong nhóm các nhà đầu tư nước ngoài có mặt sớm nhất ở Việt Nam ngay sau khi Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực vào năm 1992. Khởi đầu, SCG Group chú trọng vào mảng vật liệu xây dựng - xi măng nhưng chủ yếu vẫn là thương mại. Càng về sau thì quy mô hoạt động của Tập đoàn này càng được mở rộng thông qua việc chi hàng tỷ USD thâu tóm các doanh nghiệp đầu ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với tổ hợp hóa dầu lớn nhất khu vực miền Nam, SCG cũng được ví như Samsung của ngành hóa dầu Việt Nam.
Tập đoàn Đèo Cả “ngỏ ý” thực hiện tuyến đường du lịch 2.800 tỷ đồng tại Quảng Bình
Tuyến đường du lịch sẽ kết nối TP Đồng Hới với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Sự nghiệp lẫy lừng của “nữ tướng” Nguyễn Thị Nga Chủ tịch tập đoàn BRG
Madame Nga hay còn được mọi người gọi là bà Nguyễn Thị Nga – nữ chủ tịch quyền lực nổi tiếng của Tập đoàn BRG đã trở thành cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh, vì khi nghe đến Madame Nga mọi người sẽ đều nể phục và ngưỡng mộ. Để tạo dựng nên tập đoàn BRG lớn mạnh như hiện nay chắc chắn bà đã có một sự nghiệp lẫy lừng và cái tầm của người lãnh đạo giỏi giang.Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của SCG đạt mức 584.500 tỷ đồng (tương đương với mức 24,53 tỷ USD). Tính riêng tổng tài sản của SCG ở khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Thái Lan) ghi nhận là 269.450 tỷ đồng (tương đương 11,31 tỷ USD) và chiếm 46% trên tổng tài sản hợp nhất của SCG.
Trong đó thì Việt Nam đã trở thành thị trường trọng điểm thứ hai của SCG chỉ đứng sau sân nhà Thái Lan. Cũng theo đóm doanh thu giai đoạn 2020 - 2021 mà SCG đã thu được từ thị trường Việt Nam đã gần bằng cả con số thu được từ 3 thị trường là Indonesia, Campuchia và Philippines cộng lại. Và tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của SCG ở Việt Nam đạt mức 146.794 tỷ đồng, tương đương với mức 6,5 tỷ USD.
Đến thời điểm hiện tại, SCG đã có hơn 24 công ty thành viên hoạt động khắp Việt Nam với hơn 16.000 nhân viên và chú trọng vào 3 mảng kinh doanh đó chính là xi măng - vật liệu xây dựng (SCG Cement - Building Materials) và hóa dầu (SCG Chemicals), bao bì (SCG Packaging).
SCG rót hàng tỷ USD thâu tóm loạt doanh nghiệp đầu ngành vật liệu xây dựng, bao bì, nhựa và hóa dầu
Khi điểm qua một vài tên tuổi lớn đầu ngành nhựa, bao bì, vật liệu xây dựng, xi măng ở Việt Nam thì hầu như đều đã về tay ông lớn Thái Lan SCG. Theo Chủ tịch Kan Trakulhoon của Tập đoàn SCG, ngân sách chi cho M&A đến năm 2020 ở Việt Nam của SCG đã lên đến 5 - 6 tỷ USD và khẳng định sẽ tiếp tục rót thêm vốn đầu tư cũng như thâu tóm để có thể chiếm thị phần lớn hơn nữa.
Vào năm 2012, SCG đã đánh dấu sự xuất hiện ở Việt Nam với mảng vật liệu xây dựng thông qua thỏa thuận mua 85% cổ phần của Công ty Cổ phần Prime Group với mức giá là 7,2 tỷ baht (gần 5.000 tỷ đồng) đồng thời trở thành thương vụ sáp nhập lớn nhất cho đến hiện tại ở trong lĩnh vực này. Cho đến đầu năm 2016, SCG cũng đã chính thức nắm quyền sở hữu 100% cổ phần của Prime Group khi mua thêm 15% còn lại.
Và việc mua lại Prime Group không chỉ giúp SCG có thể tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam mà còn giúp cho tập đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất trên thế giới với tổng sản lượng là 225 triệu m2/năm.
Và trong số hàng chục công ty thành viên của Prime Group thì Prime - Vĩnh Phúc được xem là ngôi sao sáng nhất. Trước khi sụt giảm xuống còn gần 1.300 tỷ đồng vào năm 2020 thì doanh thu của công ty này từng đạt mức 1.523 tỷ đồng vào năm 2018 - đây chính là mức cao nhất toàn hệ thống.
Và riêng các công ty xi măng lớn hiện tại nằm trong hệ sinh thái của SCG bao gồm có Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật liệu xây dựng Xi măng SCG Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Bửu Long, Xi măng Sông Gianh, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (Starcemt/VCM).
Còn đối với ngành nhựa - bao bì thì SCG cũng đã bỏ vốn vào hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó thì khoản đầu tư đáng chú ý nhất chính là mua 80% cổ phần của Công ty Bao bì Tín Thành - đây là doanh nghiệp thuộc TOP đầu ở trong lĩnh vực nhựa bao bì. Và tiếp đó sẽ là thương vụ mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021. SCG cũng nắm giữ cổ phần ở các công ty chuyên sản xuất nhựa gia dụng - bao bì đó là Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Chemtech, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Kraft Vina,...
Còn ở Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh thì SCG cũng được xem là cổ đông lớn thông qua công ty con đó là Nawaplastic Industries. Cùng với doanh thu các công ty thành viên duy trì tương đối ổn định và thậm chí là tăng lên mức kỷ lục đơn cử như TPC Vina trong năm 2021. Nhìn chung thì SCG cũng dần nắm trọn thượng nguồn và hạ nguồn của ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam.
SCG tiến hành vận hành nhà máy lọc dầu 5 tỷ USD lớn nhất ở khu vực miền Nam
Có thể thấy, chiến lược thâu tóm các doanh nghiệp đầu ngành nhựa ở Việt Nam của Tập đoàn SCG cũng được hậu thuẫn bởi mắt xích quan trọng ở thượng nguồn đó chính là Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn (PSL) với tổng vốn đăng ký là khoảng 5,4 tỷ USD và tổng diện tích 464 ha.
Thời điểm trước đó, sau khi tiến hành mua lại phần vốn để có thể tăng sở hữu ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Lơn lên mức 71% thì đến năm 2018, SCG cũng đã tiếp tục mua lại phần vốn còn lại của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (Petrovietnam) để có thể chính thức là chủ đầu tư của dự án này.
Được động thổ từ năm 2018, cụm nhà máy trọng điểm đầu tiên ở dự án Long Sơn đã được khánh thành vào cuối tháng 11 vừa qua đã bao gồm 3 hạng mục với công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm: Cảng Hydrocarbon và Hệ thống bồn bể, Nhà máy Tiện ích Trung tâm.
Dự án này cũng có công suất lên đến 1,35 triệu tấn olefin mỗi năm và đã được thiết kế để có thể sản xuất đa dạng sản phẩm hóa dầu khác nhau, bao gồm các nguyên liệu nhựa thiết yếu như polyethylene và polypropylene với tổng sản lượng mục tiêu là hơn 1,4 triệu tấn mỗi năm để có thể thay thế cho sản phẩm polyolefin hiện tại đang được nhập khẩu hiện nay - đây chính alf là nguồn cung ứng cho các nhà sản xuất nhựa.
Đại diện của Tập đoàn SCG cũng nhận định đây chính là dự án đầu tư có quy mô lớn nhất của Tập đoàn ở khu vực ASEAN cùng với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật hàng đầu và được chứng nhận ở trên toàn thế giới. Ở thị trường Việt Nam, đây chính là nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Việt Nam và lớn thứ 3 trên cả nước sau Nghi Sơn và Dung Quất.
Có thể thấy, với khối tài sản khổng lồ cùng với chiến lược gia tăng mở rộng ảnh hưởng đa ngành thì SCG còn tiến hành đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở trong lĩnh vực kỹ thuật số và logistics tại Việt Nam. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG - ông Roongrote Rangsiyopash cho biết: “Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư ưu tiên số 1 của tập đoàn trong khu vực ASEAN. Ngoài dự án trọng điểm Tổ hợp hóa dầu Miền Nam (LSP) thi trong tương lai gần chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng việc sản xuất kinh doanh bao bì ở khu vực phía Bắc gần Hà Nội. Bên cạnh những dự án đó thì SCG cũng đang cố gắng không chỉ tăng cường việc giảm thiểu sử dụng năng lượng mà òn sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới như sản phẩm xi măng carbon thấp dành cho thị trường Miền Trung Việt Nam”.
Cũng theo đó, SCG cũng hy vọng tiến độ của các dự án cũng sẽ được đẩy nhanh hơn nữa trong thời gian sắp tới. SCG cũng thực sự rất lạc quan về tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp nội địa. Ông Roongrote Rangsiyopash tin rằng Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tư ưu tiên của SCG trong khu vực ASEAN.