Sự nghiệp lẫy lừng của “nữ tướng” Nguyễn Thị Nga Chủ tịch tập đoàn BRG
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi: Hành trình tạo nên sự nghiệp và trở thành “vua tàu thủy” từ hai bàn tay trắngChân dung nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Từ thương lái ‘khét tiếng đến startup công nghệ nông nghiệp ở tuổi U60Doanh nhân Lưu Nga và thương hiệu thời trang EliseTiểu sử của bà Nguyễn Thị Nga
Bà Nguyễn Thị Nga sinh ngày 17/08/1955 tại Hà Nội. Bà từng theo học và tốt nghiệp hệ cử nhân kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, sau khi tốt nghiệp bà tiếp tục theo học nhiều lớp kinh tế tại các quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới như Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc. Trong suốt quá trình đó Madame Nga đã “nung nấu” và suy nghĩ về những dự định phát triển trong tương lai, không quá lời khi nói rằng Madame Nga đã lập ra một trong những “đế chế” hùng mạnh nhất Việt Nam. Madame Nga là người Việt Nam đầu tiên vinh dự được mời học ở George Town (Mỹ) được thành lập bởi quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton chuyên dành cho các nhà lãnh đạo Tập đoàn kinh tế. Tại thời điểm hiện tại bà Nguyễn Thị Nga đang giữ hai vị trí quan trọng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn BRG và Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank).
Bà Nguyễn Thị Nga vẫn được mọi người gọi là vị “nữ tướng” trên thương trường khi đã đưa Tập đoàn BRG phát triển mạnh mẽ và xây dựng một hệ sinh thái cực kì quan trọng liên quan mật thiết đến nhau từ bất động sản đến kinh doanh bán lẻ, ngân hàng hay sân golf. Trong nhiều năm liên tiếp bà Nguyễn Thị Nga luôn nằm trong danh sách những người phụ nữ có ảnh hưởng tại Việt Nam do Forbes bầu chọn.
Con đường xây dựng sự nghiệp trở thành bà trùm bất động sản
Vào năm 2019, CEO Nguyễn Thị Nga từng lọt Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á theo bình chọn của Forbes, mọi người thường gọi bà với cái tên quen thuộc là Madame Nga cho thấy sự ảnh hưởng của nữ doanh nhân này trên thị trường kinh doanh. Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà lại là một người khá kín tiếng các thông tin về Madame Nga không tràn làn trên các trang báo như nhiều người khác.
Năm 1993, bà Nguyễn Thị Nga thành lập BRG đặt dấu mốc đầu tiên cho tập đoàn với ngành nghề kinh doanh khởi điểm là xuất nhập khẩu. Sau gần 3 thập kỷ phát triển dưới sự dìu dắt của Madame Nga Tập đoàn BRG trở thành một công ty đầu tư và hoạt động mạnh mẽ trong các lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng, sân Golf, bất động sản, khách sạn – nghỉ dưỡng... Tính đến năm 2015, vốn điều lệ của tập đoàn BRG là 1.800 tỷ đồng và hiện đang sở hữu rất nhiều bất động sản “vàng” tại khu vực miền Bắc.
Là người phụ nữ “dám nghĩ dám làm” và có tài chiến lược nên Madame Nga đã chi hàng triệu đô để thâu tóm hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng lớn chuyên dành cho tầng lớp thượng lưu như: khách sạn Hilton Hanoi Opera, Hilton Garden Inn Hanoi (Trần Hưng Đạo), Khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông).
Tháng 12/2016, Công ty Cổ phần Khách sạn Thắng Lợi cùng với Tập đoàn Hilton Worldwide đã ký kết hợp đồng để cùng chung tay quản lý tổ hợp hai khách sạn quy mô lớn là Hilton Hanoi Westlake và DoubleTree by Hilton Hanoi Westlake. Đây là dự án đánh dấu bước phát triển của hình thức tổ hợp khách sạn tại Việt Nam được ra đời.
Năm 2016, nhận thấy tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước bà Nga tiếp tục bỏ ra 31,5 triệu USD mua lại khách sạn Sedona Suites Hanoi (nay là Diamond Westlake Suit) từ Tập đoàn Keppel Land Ltđ của Singapore. Ngoài các khách sạn khu vực phía Bắc, bà Nguyễn Thị Nga còn thâu tóm các khách sạn lớn nhỏ từ miền Trung đến miền Nam như Khách sạn Mondial Hotel Huế (Thừa Thiên Huế) và khách sạn Asian Hotel tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp theo đó, Công ty Cổ phần Phát triển TN là đơn vị thành viên của Tập đoàn BRG đã chính thức bắt tay thực hiện dự án Khách sạn 5 sao, Trung tâm Thương mại và Căn hộ cao cấp - Hilton Hai Phong and Residences tại thành phố hoa phượng đỏ với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.
Năm 2017, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Marriott International đã chính thực hợp bắt tay hợp tác về dự án khách sạn Sheraton Đà Nẵng là một trong những địa điểm trọng điểm phục vụ hội nghị APEC 2017.
Không chỉ là “bà trùm” bất động sản mà Madame Nga còn được mọi người gọi là “bà hoàng” trong lĩnh vực sân golf. Dưới thời của bà Nga hàng loạt hệ thống khu tổ hợp golf đẳng cấp như BRG Kings Island Golf Resort, BRG Đà Nẵng Golf Resort, BRG Legend Hill Golf Resort, BRG Ruby Tree Golf Resort - Hải Phòng (tên cũ là sân gôn Đồ Sơn Seaside Golf Resort) đã không ngừng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, bà Nga vẫn không ngừng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với hàng loạt các dự án như: Khu căn hộ Oriental Palace ở Hồ Tây, Oriental Garden ở Lê Văn Lương, Oriental Pearl ở Hai Bà Trưng, Oriental Tower ở Tây Sơn, Khu căn hộ Oriental WestLake tại 174 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội , BRG Grand Plaza ở 16 Láng Hạ, dự án quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài.
Bà Nguyễn Thị Nga từng được tạp chí Forbes vinh danh là một trong ba nữ doanh nhân Việt Nam quyền lực nhất châu Á, đối với các lĩnh vực ngân hàng, sân golf, dự án bất động sản trên cả nước dưới sự điều hành của bà Nga đều hoạt động mạnh mẽ, chặt chẽ như một hệ sinh thái.
Thay đổi diện mạo cho ngân hàng Seabank
Nhiều người đã quá quen với việc bà Nguyễn Thị Nga giữ chức Chủ tịch Tập đoàn BRG nhưng không phải ai cũng biết Madame Nguyễn Thị Nga từng là nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng SeABank. Đối với ngân hàng SeaBank bà Nga giưx vai trò cực kì quan trọng và đóng góp rất lớn vào quá trình đổi thay và phát triển của ngân hàng trong suốt 15 năm qua. Sự thay đổi cả về chất lượng lẫn số lượng đã chứng minh bà Nga là người cực kì tài giỏi và có tầm nhìn chiến lược.
Đầu năm 2010, SeABank đánh dấu bước “chuyển mình” khi chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu tung ra thị trường để phù hợp với chiến lược kinh doanh bán lẻ của ngân hàng. Chỉ 5 năm sau đó, những con số ấn tượng đã khiến cho mọi người vô cùng ngưỡng mộ SeABank khi mạng lưới hoạt động tăng gấp 2,2 lần lên gần 160 điểm trên toàn quốc, tổng tài sản tăng gấp 2,6 lần so với 2009.
Dưới thời bà Nga quản lý, ngân hàng SeABank đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thể hiện qua các con số mà rõ ràng nhất là vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng gần 15 lần từ 500 tỷ đồng (2006) lên 7.688 tỷ đồng (năm 2018). Tính đến tháng 6/2021, mức vốn điều lệ của ngân hàng tiếp tục tăng chạm ngưỡng 14.785 tỷ đồng, gấp 30 lần so với năm 2006 và tăng gấp đôi so với năm 2018.
Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng gấp 14 lần chỉ trong vòng 2 năm từ 10.200 tỷ đồng năm 2006 lên 140.487 tỷ đồng vào năm 2008. Tính đến cuối tháng 6/2021, tổng tài sản của ngân hàng SeABank chạm mốc 186.934 tỷ đồng khiến ai cũng phải nể phục vì tốc độ tăng trưởng này.
Trong khoảng thời gian từ 2010 - 2014, các ngân hàng Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đối với ngân hàng SeABank tỷ lệ nợ xấu ghi nhận ở mức cao có lúc đã lên gần 3%. Tuy nhiên, đến năm 2015 chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 1,6% và giữ ở mức dưới 2% trong vài năm trở lại đây.
Một trong những sự kiện đánh dấu bước tiến lớn của SeABank là chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán SSB. Tính đến tháng 10/2021, thị giá cổ phiếu của SSB đã tăng mạnh lên 37.200 đồng/cp, đã đưa giá trị vốn hóa của ngân hàng chạm mốc gần 55.000 tỷ đồng, so với ngày đầu mới lên sàn đã gấp đôi giá trị.
Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ việc việc cổ phiếu SeABank niêm yết và giao dịch trên HOSE giữ vai trò cực kì quan trọng trong con đường phát triển của ngân hàng, đánh dấu những ấn tượng mới trong hoạt động của SeABank, thúc đẩy các hoạt động của ngân hàng diễn ra thường xuyên, củng cố và khẳng định thương hiệu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán.
Tại SeABank, bà Nga không trực tiếp sở hữu bất cứ cổ phần nào mà thông thông qua công ty do bà đứng tên - Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ để sở hữu một cách gián tiếp 79,4 triệu cổ phần, tỷ lệ 6,565%. Bên cạnh đó, chồng và các con của bà Nga cũng là những đồng sở hữu một lượng cổ phần lớn tại ngân hàng.
Vào tháng 10/2021, theo các số liệu thống kê thì tổng số cổ phần tại SeABank do bà Nga và người nhà nắm giữ đã chạm mốc 198,9 triệu cổ phần, tương đương 16,453% vốn điều lệ của ngân hàng. Nhờ đó, mà tổng khối tài sản của gia đình Madame Ngã đã chạm ngưỡng gần 7.400 tỷ đồng.
Nhưng trước đó vào năm 2019 bà Nga đã rời chiếc ghế chủ tịch tại SeAbank theo quy định để nhường lại quyền quản lý cho con cái. Tuy nhiên, bà Nga vẫn là một thành viên của ngân hàng SeABank với việc sở hữu cổ phần một cách gián tiếp. Và ngược lại thì ngân hàng SeABank cũng là một nhánh trong hệ sinh thái của BRG.
Với khả năng lãnh đạo tài ba và sự phát triển không ngừng nghỉ thì bà Nguyễn Thị Nga đã trở thành một trong những “nữ tướng” có ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường kinh doanh của Việt Nam. Những gì mà bà đã làm được và đóng góp sẽ trở thành tấm gương để rất nhiều người học theo.