Việt Nam trở thành "điểm sáng" của ngành hàng không thế giới sau đại dịch
BÀI LIÊN QUAN
Một thương hiệu vận chuyển hàng hóa hàng không Việt Nam sắp ra mắt?Hàng không Taseco làm ăn ra sao trước nguy cơ cổ phiếu bị hủy niêm yết?HoSE cảnh báo hủy niêm yết hai cổ phiếu hàng không này vì liên tục làm ăn thua lỗSau đại dịch Covid-19, ngành hàng không toàn cầu bứt tốc trở lại trong mùa cao điểm du lịch, khiến tình trạng quá tài, hoãn hủy chuyến kéo dài, thất lạc hành lý... xuất hiện thường xuyên. Trong khi ngành hàng không của các quốc gia khác đang phải chật vật để giải quyết vấn để trên thì hàng không Việt Nam nổi lên như một "điểm sáng" khi các hãng bay nỗ lực tăng chuyến, nâng cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nóng sau dịch.
Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2022, sản lượng hành khách qua 21 cảng hàng không do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý ước tính đạt hơn 66 triệu lượt. Lượng khách nội địa đạt mức cao nhất lịch sử trong ngày 10/7, nhiều cảng hàng không khai thác vượt công suất tại các nhà ga nội địa....
Cục Hàng không đánh giá, lượng vận chuyển hành khách nội địa phục hồi rất nhanh, vượt so với cùng kỳ năm 2019 trước đó, tạo áp lực rất lớn lên khu vực nhà ga nội địa trong khi cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế. Tình trạng thiếu nhân viên xảy ra ở hầu hết các khâu từ kiểm soát không lưu, an ninh sân bay, xử lý khách hàng, phục vụ ăn uống cho đến làm thủ tục lên máy bay...
Tuy nhiên, việc ngay lập tức bổ sung người là không thể do quá trình tuyển dụng có thể phải mất khoảng 2-3 tháng.
Vì vậy, các hãng hàng không cho rằng khi thị trường nội địa bứt tốc, hành khách đi lại rất đông mà hệ thống hàng không vẫn vận hành ổn định, trơn tru đã là một nỗ lực rất lớn. Thế giới cũng đánh giá cao khi Việt Nam có một thị trường nội địa tăng nhanh nhất thế giới.
Ông Đình Hùng - Tổng giám đốc Công ty CP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cho biết, dịp hè vừa qua là một thách thức lớn, khi có giai đoạn họ chỉ phục vụ 20 - 30 chuyến bay/ngày ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng vào cao điểm hè, SAGS thậm chí phục vụ 200 - 300 chuyến bay/ngày. Theo đó, các đơn vị đều huy động nhân sự khắp nơi để ứng cứu trong đợt cao điểm vừa qua và rất may mắn đã thành công.
Ông Đinh Việt Phương - giám đốc điều hành Vietjet cũng đánh giá cao những chính sách quyết đoán và kịp thời của Chính phủ cùng các cơ quan quản lý trong việc mở cửa ngành du lịch Việt Nam, qua đó hỗ trợ hàng không vượt qua đại dịch với nhiều kết quả rất tích cực.
Ông Phương cho rằng, nhờ có chính sách xuất nhập cảnh thuận lợi sau địa dịch, Vietjet đã khôi phục lại các đường bay trong nước cũng như quốc tế, và mở thêm được nhiều đường bay mới.
Trong bối cảnh các thị trường du lịch hàng đầu của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) còn dè dặt trong việc mở cửa với du lịch, thì Vietjet đã tiên phong khai thác các thị trường mới, đầy tiềm năng. Một trong số đó là Ấn Độ - quốc gia 1,4 tỷ dân, theo đó Vietjet đã mở tới 17 đường bay thẳng đưa du khách tại Ấn Độ đến các thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang), tại ra sự bùng nổ của du lịch Việt Nam tại thị trường Nam Á.
Theo ông Nguyễn Quốc Phương - phó tổng giám đốc ACV, sau dịch khách đi lại đông đúc, trong khi hàng không đang thiếu nhân sự trầm trọng cộng thêm hạ tầng quá tải nên không tránh khỏi những phiền toái. Tuy nhiên, nếu nhìn qua các sân bay châu Âu thời gian gần đây mới thấy "điểm sáng" của hàng không Việt Nam đảm bảo duy trì khai thác an toàn, dịch vụ ổn định dù lượng khách đi lại vô cùng lớn.