meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng không Taseco làm ăn ra sao trước nguy cơ cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Thứ bảy, 10/09/2022-12:09
Trong 2 năm 2020 và 2021, Hàng không Taseco liên tục làm ăn thua lỗ, báo cáo soát xét nửa đầu năm nay cũng tiếp tục ghi nhận mức lỗ lên tới 7 tỷ đồng. Điều này khiến doanh nghiệp bị đưa vào tầm ngắm của HoSE, khả năng cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết.

Cách đây không lâu, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa ra lưu ý về khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Dịch vụ Hàng không Taseco (HoSE: AST). Trong 2 năm 2020 và 2021, Hàng không Taseco liên tục làm ăn thua lỗ, báo cáo soát xét nửa đầu năm nay cũng tiếp tục ghi nhận mức lỗ lên tới 7 tỷ đồng. Nếu như kết quả kinh doanh trên báo cáo kiểm toán năm nay tiếp tục thua lỗ, cổ phiếu của Taseco sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định. 

Cụ thể, căn cứ theo Nghị định 155 của Chính phủ về việc thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, cổ phiếu của công ty đại chúng sẽ bị hủy niêm yết nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây: Kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số lượng vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.


Cách đây không lâu, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa ra lưu ý về khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Dịch vụ Hàng không Taseco (HoSE: AST)
Cách đây không lâu, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa ra lưu ý về khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Dịch vụ Hàng không Taseco (HoSE: AST)

Tuy nhiên, ông Lê Anh Quốc – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Taseco Airs vẫn nhận định khá khả quan về khả năng phục hồi của công ty trong Đại hội tiến hành vào tháng 6 vừa qua. Ông nhận định: “Mục tiêu quan trọng của Công ty trong năm 2022 là bên cạnh việc tham gia đấu thầu để đầu tư, mở rộng các điểm kinh doanh mới tại các sân bay, Taseco Airs sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác M&A các đơn vị cùng ngành có triển vọng. Có thể nói nguồn lực của Taseco Airs luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng trở lại của ngành Hàng không, quyết tâm bứt phá để phục hồi phát triển”.

Vậy thực tế, Taseco Airs (hàng không Taseco) làm ăn ra sao trước nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu?

Từng tăng trưởng 4 năm liên tiếp trước dịch bệnh

Taseco Airs chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại phi hàng không cùng với du lịch nghỉ dưỡng. Dịch vụ hàng không Taseco có hệ thống cửa hàng bách hóa lưu niệm ở những cảng hàng không quốc tế lớn trong nước như Nội Bài, Phú Bài, Đà Nẵng… Ngoài ra, Taseco còn có những quầy ăn nhanh, giải khát và cửa hàng kinh doanh miễn thuế… Doanh nghiệp cũng kinh doanh suất ăn hàng không cùng với dịch vụ khách sạn.

Thời điểm trước khi dịch bệnh bùng nổ, Taseco Airs kinh doanh ổn định, ghi nhận tăng trưởng đều đặn. Năm 2015, doanh thu của công ty là 39 tỷ đồng, đến năm 2019 đã tăng vọt lên 1.140 tỷ đồng, lợi nhuận cũng tăng từ hơn 1 tỷ lên 191 tỷ đồng và ghi nhận 4 năm liên tục tăng trưởng.  

Đáng chú ý, năm 2019 được coi là năm “đại thắng” của Taseco Airs. Doanh thu của công ty lần đầu tiên cán mốc hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu. Nguyên nhân được giải trình là nhờ Công ty TNHH Hàng miễn thuế Jalux – Taseco thành công ty con, đồng thời ghi nhận thêm kết quả từ những quầy mở mới tại sân bay quốc tế Vân Đồn, Tân Sơn Nhất cùng với Phú Quốc. Chưa kể, năm 2019 là năm mà công ty liên kết của Taseco Airs là Công ty cổ phần dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trong khi 2018 vẫn còn thua lỗ.


Ông Lê Anh Quốc – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Taseco Airs vẫn nhận định khá khả quan về khả năng phục hồi của công ty trong Đại hội tiến hành vào tháng 6 vừa qua
Ông Lê Anh Quốc – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Taseco Airs vẫn nhận định khá khả quan về khả năng phục hồi của công ty trong Đại hội tiến hành vào tháng 6 vừa qua

Thế nhưng, kể từ khi dịch bệnh bùng phát đã khiến cho ngành hàng không chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này cũng khiến hoạt động kinh doanh của Taseco Airs suy giảm trầm trọng. Trong 2 năm liên tiếp là 2020 và 2021, doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ lần lượt ở mức 49 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Đến nửa đầu năm nay, dịch bệnh dần được kiểm soát, thị trường hàng không từng bước được phục hồi. Do đó, kết quả kinh doanh của Taseco Airs dần khởi sắc, doanh thu cũng tăng gần gấp đôi lên 202 tỷ đồng và lỗ ròng là 7,5 tỷ đồng. Con số này đã cải thiện đáng kể so với mức lỗ 62,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Riêng quý 2 năm nay, Hàng không Taseco đã ghi nhận mức lãi 14 tỷ đồng sau 8 quý liên tiếp liên tục thua lỗ. Việc từng bước khôi phục các đường bay quốc tế và những tín hiệu tích cực đến từ thị trường dịch vụ hàng nội địa, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng kết quả kinh doanh Taseco các tháng tiếp theo sẽ cải thiện hơn nữa.

Liên tục mở rộng kinh doanh

Trong vòng 5 năm qua - kể cả trong 2 năm dịch bệnh, Taseco Airs liên tục mở rộng mạng lưới cửa hàng bách hóa lưu niệm của mình, ngoài ra còn có nhà hàng, cửa hàng fastfood. Tính đến cuối năm 2021, số lượng địa điểm kinh doanh của công ty là 82 địa điểm. Ngoài ra, trong năm 2020 Taseco Airs còn mở thêm lĩnh vực kinh doanh mới, đó chính là phòng chờ thương gia (VIP Lounge). Theo như đánh giá của đơn vị, đây là mảng kinh doanh tiềm năng. Chỉ trong năm đầu tiên, mảng này đã mang về 12,8 tỷ đồng doanh thu, năm 2021 là 15 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, đóng góp doanh thu lớn nhất là khu vực sân bay Nội Bài, tỷ trọng là 40% trước dịch; sang năm 2021 tăng lên đến 83%. Trước dịch, doanh thu của sân bay Vân Đồn ghi nhận tỷ trọng doanh thu 35%, sau đó giảm về 4% năm trước vì lượng khách quốc tế giảm mạnh.

SSI Research nhận định, những cửa hàng mới của Taseco Airs được mở tập trung ở sân bay Tân Sơn Nhất và Phú Quốc. Những năm tới, công ty đặt ra mục tiêu tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc mở mới nhiều cửa hàng tại những sân bay hiện có và cả những sân bay mới (bao gồm nhà ga quốc tế Phú Bài và sân bay quốc tế Long Thành). Đồng thời, Taseco Airs cũng đang tìm kiếm cơ hội M&A để có thể phát triển thêm vị trí kinh doanh mới.


Trong nửa đầu năm nay, thị trường hàng không dù phục hồi mạnh nhưng lượng khách quốc tế vẫn còn chưa nhiều
Trong nửa đầu năm nay, thị trường hàng không dù phục hồi mạnh nhưng lượng khách quốc tế vẫn còn chưa nhiều

Tháng 7 vừa qua, Hàng không Taseco đã công bố về việc mua lại  51% Công ty cổ phần dịch vụ Hà Linh với mức giá là 25 tỷ đồng (theo SSI Research). Dịch vụ Hà Linh đang quản lý 10 cửa hàng ở sân bay Nội Bài, Đà Nẵng cùng với Phú Quốc. Trong nửa cuối năm nay, những cửa hàng này sẽ được hợp nhất với nhau. Việc tiếp tục mở lại những điểm kinh doanh ở nhà ga quốc tế là để Taseco Airs phục vụ lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. 

Theo như đánh giá của của SSI Research, việc liên tục mở rộng những hoạt động kinh doanh trong suốt kỳ đại dịch của Taseco Airs nhằm tăng cường sự hiện diện cũng như giành thị phần, công ty có vị thế tốt để có thể tăng trưởng trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục. 

Trong nửa đầu năm nay, thị trường hàng không dù phục hồi mạnh nhưng lượng khách quốc tế vẫn còn chưa nhiều. So với năm 2019, lượng khách nội địa đã tăng 20% nhưng lượng khách quốc tế lại chỉ bằng 10%. Điều đáng nói, khách quốc tế là nguồn lợi nhuận chính của Taseco Airs. Theo Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế tại tháng 7 và tháng 8 đã có sự cải thiện đáng kể. Trong đó, lượng khách quốc tế trong tháng 7 là 352.600 lượt, so với tháng 6 đã tăng 49%; lượng khách tháng 8 là 486.400 lượt, so với tháng 7 đã tăng 38%. Sau khi lũy kế 8 tháng đầu năm, Việt Nam đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế, so với cùng kỳ năm trước đã gấp gần 14 lần và giảm 87,3% so với trước dịch.

Dù thua lỗ thời gian dài, thế nhưng Taseco Airs vẫn duy trì được một cấu trúc vốn an toàn. Đáng chú ý, nợ phải trả đang ở mức 106 tỷ đồng còn nợ vay là 40 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 409 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền và tiền gửi đạt 178 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% tổng tài sản của Taseco Airs. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước