meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hồ sơ doanh nghiệp: Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam đứng trước nguy cơ “bay màu”

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ đầu của Việt Nam, có tới 12 năm hoạt động dưới tên gọi là Jetstar Pacific. Sau nhiều lần tái cơ cấu, đổi chủ sở hữu, hiện hãng bay này đang có nguy cơ bị xoá sổ.

Pacific Airlines là công ty con của Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines khi hãng này đang sở hữu tới 98% cổ phần tại Pacific Airlines. Hiện tại, hãng hàng không giá rẻ này có vốn điều lệ là 3.522 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong các hãng hàng không của Việt Nam. Sau nhiều lần tái cấu trúc, hiện Pacific Airlines đang đứng trước nguy cơ "bay màu".

Vòng lặp tái cấu trúc

Pacific Airlines, tiền thân là Jetstar Pacific, được thành lập năm 1991. Đây là hãng bay giá rẻ thuộc sở hữu Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam. Với số vốn ban đầu 40 tỷ đồng cùng 7 cổ đông gồm Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico) và 4 doanh nghiệp thành viên. Riêng số cổ phần mà VCA và 4 doanh nghiệp thành viên nắm giữ đã là 86,49%.

Tới năm 1993, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã tiến hành tái cấu trúc bộ phận khai thác của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Các cổ phần của Cục Hàng không dân dụng được chuyển sang cho Vietnam Airlines. Và sau lần tái cơ cấu này, Jetstar Pacific (hiện nay là Pacific Airlines) chính thức trở thành công ty con của Vietnam Airlines.


Pacific Airlines đã trải qua nhiều lần tái cấu trúc
Pacific Airlines đã trải qua nhiều lần tái cấu trúc

Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines. Từ năm 1996, hãng hàng không nay là thành viên của  Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Group). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ cổ phần của Vietnam Airlines và các doanh nghiệp thành viên sẽ do Vietnam Airlines Group quản lý. Thời điểm này, số lượng cổ đông của Pacific Airlines chỉ còn 3 là Vietnam Airlines Group, Saigon Tourist và Tradevico.

Sau đó, hãng bay này liên tục kinh doanh thua lỗ. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Vietnam Airlines Group cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu. Pacific Airlines cũng phải cắt bỏ bớt những đường bay không hiệu quả và tiến hành đàm phán lại với các đối tác để giảm chi phí thuê máy bay.

Vào giữa năm 2005, những cuộc thương thảo liên quan tới tái cấu trúc Pacific Airlines trong 5 năm tới đã diễn ra. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc thương thảo này vẫn  đang là ẩn số trong khi Pacific Airlines lỗ gấp 9 lần vốn và nợ nước ngoài tồn đọng.

Đến năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính và cổ phần của Vietnam Airlines Group do Bộ Tài chính nắm giữ được chuyển sang cho SCIC quản lý.

Bước ngoặt bất ngờ và biến động COVID-19

Những tưởng tình hình kinh doanh thê thảm của Pacific Airlines khó có thể đảo chiều. Đến tháng 04/2017, hãng bay này bất ngờ “bén duyên” với hãng hàng không Quantas của Australia. Quantas đã ký hợp đồng đầu tư với SCIC về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines và trở thành cổ đông chiến lược của Pacific Airlines. Hãng hàng không của Australia tham vọng sẽ đưa hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways xuất hiện trên bản đồ doanh nghiệp hàng không châu Á.

Theo thoả thuận ban đầu giữa Qantas và SCIC, hãng bay của Australia  sẽ đầu tư 50 triệu USD để sở hữu 18% cổ phần của Pacific Airlines. Giai đoạn tiếp theo, Quantas sẽ đầu tư thêm để sở hữu 30% cổ phần. Số tiền đầu tư từ Quantas giống như “phao cứu sinh” giúp Pacific Airlines có thể cắt lỗ. Nhưng đổi lại hãng bay sẽ đổi tên thương hiệu thành Jetstar Pacific Airlines.

Qua thương vụ này, số lượng cổ đông cũng như tỷ lệ cổ phần sở hữu Pacific Airlines đã thay đổi. Cụ thể, SCIC nắm giữ 75,78%, Quantas sở hữu 18%, Saigon Tourist chiếm 6,18% và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc có 0,04%.


Với sự tham gia của tập đoàn Quantas (Austrlia) Pacific Airlines đổi thương hiệu thành Jetstar Pacific Airways
Với sự tham gia của tập đoàn Quantas (Austrlia) Pacific Airlines đổi thương hiệu thành Jetstar Pacific Airways

Nhưng dù có nguồn vốn đầu tư mạnh, đến cuối năm 2011, thị phần trên thị trường hàng không nội địa tại Việt Nam của Jetstar Pacific chỉ khoảng 17%. Do nhiều năm lỗ liên tiếp, hãng bay này lại tiếp tục tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động.

Lúc này, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC với 70% cổ phần và một lần nữa trở lại làm cổ đông lớn nhất của hãng bay này. Bằng kinh nghiệm của mình, Vietnam Airlines đã giúp Jetstar Pacific dần phục hồi và phát triển đội bay.

Sau quá trình tái cơ cấu của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific từng bước cắt lỗ và bắt đầu có 2 năm lãi liên tiếp vào năm 2018 và 2019.  “Tháng 1/2020 lãi 150 tỷ đồng, nếu không có dịch thì Jetstar thậm chí còn lãi nhiều hơn", ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, Chủ tịch Hội đồng quản trị Pacific Airlines cho biết. Tuy nhiên, niềm vui đến chưa lâu thì đại dịch COVID-19 xuất hiện, “càn quét” ngành hàng không và khiến hầu hết các hãng hàng không phải ngừng hoạt động.

Ngày 15/6/2020, Vietnam Airlines phát đi thông báo Qantas sẽ rút vốn khỏi Jetstar Pacific và hãng hàng không này lại trở về với tên gọi Pacific Airlines. Với việc Quantas rút vốn, Vietnam Airlines sẽ sở hữu 98% cổ phần của hãng. Đồng thời, hãng bay này cũng sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ Navitaire sang Sabre - hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành - để đồng bộ hoá mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines.


Tình hình tài chính của Pacific Airlines đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc"
Tình hình tài chính của Pacific Airlines đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc"

Sau 2 năm “ngủ đông”, không có doanh thu, tình hình tài chính của Pacific Airlines rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Thời điểm hiện tại, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 tới ngành hàng không, 2 năm liên tiếp Pacific Airlines đã không thể đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng với các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không sở hữu số lượng máy bay từ 11 đến 30 chiếc. Cụ thể, vốn sở hữu của Pacific Airlines lần lượt âm 2.275 tỷ đồng và âm 4.583 tỷ đồng trong năm 2020 và 2021.

Được biết, Cục Hàng không đã gửi công văn cho Pacific Airlines khuyến cáo và yêu cầu hãng bay này phải báo cáo về việc đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Như vậy, nếu Pacific Airlines không bổ sung thêm vố để duy trì số vốn tối thiểu thì giấy phép kinh doanh của hãng này sẽ bị tước bỏ. Cục Hàng không cũng yêu cầu Pacific Airlines báo cáo tổng quan về các vấn đề gồm tình hình máy bay mà hãng này đang khai thác gồm ố lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay, hình thức chiếm hữu; mạng đường bay, sản lượng và thị phần vận chuyển trong 2 quý đầu năm 2022; báo cáo tài chính doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm và các nội dung khác có liên quan.

Ngoài ra, Cục cũng yêu cũng yêu cầu hãng bay này cung cấp thông tin về công tác đảm bảo an ninh - an toàn theo quy định; phương án xử lý các khoản nợ với đối tác và phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Những thông tin được yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lại trước ngày 10/8.

Về tình cảnh hiện tại của Pacific Airlines, Vietnam Airlines từng tiết lộ: "Đến tháng 6, tình hình tài chính của Pacific Airlines đang rất nghiêm trọng, dòng tiền bị thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động".

Trước tình hình “rất nghiêm trọng” này, Vietnam Airlines cho biết đang triển khai các giải pháp để duy trì hoạt động như  tiếp tục tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bớt bộ máy và tận dụng nguồn nhân lực chung với Vietnam Airlines để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và khả năng phối hợp sản phẩm với Vietnam Airlines.

Đồng thời tìm nhà đầu tư mới tham gia quá trình tái cơ cấu thêm một lần nữa cho hãng hàng không giá rẻ này. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn nhà đầu tư mới cho Pacific Airlines hiện đang gặp phải nhiều vướng mắc về cơ chế và chính sách theo các quy định hiện hành với doanh nghiệp Nhà nước.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

20 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước