Ông Lại Xuân Thanh: Từ Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đến Chủ tịch HĐQT ACV
BÀI LIÊN QUAN
Tổng giám đốc Vũ Thế Phiệt: Vị CEO dẫn dắt ACV vượt qua bão Covid-19, từng bước vươn tầm thế giớiGiới thiệu về công ty cổ phần dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO)Sáng ngày 28/6/2017, tại Đại hội cổ đông của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT ACV, thay thế ông Nguyễn Nguyên Hùng đã nghỉ hưu.
Chủ tịch Lại Xuân Thanh là ai?
Ông Lại Xuân Thanh sinh năm 1963, có quê quán tại Phú Xuyên, Hà Nội. Ông thanh thông thạo 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nga. Ông có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ quản trị nhà nước và cử nhân luật quốc tế, từng được đào tạo tại Liên Xô và Hà Lan. Từ năm 1992, ông Lại Xuân Thanh chính thức làm việc trong ngành hàng không. Từ năm 2012, ông chính thức giữ vị trí Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho đến nay.
Quá trình công tác của ông Lại Xuân Thanh:
Từ tháng 7/2017 đến nay: Ông Lại Xuân Thanh là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị -Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP;
Từ tháng 10/2012 đến tháng 05/2017: Ông Thanh là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ GTVT; Bí thư Đảng ủy, Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Từ tháng 07/2012 đến tháng 09/2012: Nhà lãnh đạo 6x là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ GTVT; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Từ tháng 05/2012 đến tháng 07/2012: Ông là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ GTVT; Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Từ tháng 11/2010 đến tháng 04/2012: Ông Thanh là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Cục HKVN; Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Thời điểm ông Lại Xuân Thanh nhậm chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), ACV đang là doanh nghiệp cổ phần nắm giữ hoạt động của 22 sân bay trong cả nước với vốn điều lệ hợp nhất là 25.054 tỷ đồng và tổng tài sản hợp nhất là 47.337 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2017, doanh thu của ACV là 7.286 tỷ đồng, hoàn thành được 55% kế hoạch cả năm đề ra. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Tổng công ty là 2.298 tỷ đồng, thực hiện được 63% kế hoạch cả năm. Theo đó, trong năm 2017 dự kiến ACV sẽ đạt tổng doanh thu đạt gần 13.300 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm liền trước; trong khi đó lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.669 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm trước. Chi phí năm 2017 của ACV dự kiến đạt 9.625 tỷ đồng, con số này tăng chủ yếu là do Chi phí sửa chữa tài sản bao gồm sửa chữa Nhà ga T1 Nội Bài, nhà ga Đà Nẵng trong khi chuyển khai thác quốc tế sang nhà ga mới, đồng thời tiến hành Sửa chữa sân đậu máy bay tại TSN, Chu Lai.
Bên cạnh đó, ACV cũng cần thực hiện duy tu, bảo dưỡng đối với một số công trình đã xuống cấp để đảm bảo khai thác, an ninh và an toàn tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Liên Khương, Chu Lai, Buôn Mê Thuột… Được biết, kế hoạch tài chính của ACV được xây dựng vào năm 2017 còn chưa tính đến ảnh hưởng của việc chênh lệch tỷ giá, chủ yếu khoản nợ vay ODA của Tổng công ty là bằng đồng Yên Nhật. Cũng trong năm Chủ tịch Lại Xuân Thanh đảm nhiệm cương vị mới, ACV dự kiến phục vụ cũng như vận chuyển 91 triệu lượt khách (so với năm trước đã tăng 13%), trong đó đón khách quốc tế sẽ là 27 triệu lượt (tăng thêm 14% so với năm trước). Tổng lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 2017 dự kiến là 1.180 ngàn tấn (tăng 5% so với năm 2016 liên trước).
Năm 2022 hứa hẹn đầy bứt phá của ACV
Trong năm nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận cùng tăng nhiều lần so với năm trước sau khi hoạt động khai thác hàng không đang dần phục hồi sau dịch. Sau một năm 2021 ghi nhận kết quả kinh doanh thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua, ban lãnh đạo Tổng công ty quyết định đề ra kế hoạch kinh doanh ấn tượng cho năm 2022. Cụ thể, doanh thu năm nay kỳ vọng đạt 12.566 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần so với thực hiện năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ trở thành mức doanh thu cao nhất của ACV kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Năm 2022, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty là 4.696 tỷ, gấp gần 5 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này chưa bằng một nửa so với năm 2019 cũng chính là thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát. Thế nhưng thời điểm hiện tại, đây là kế hoạch tham vọng của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, phù hợp với bối cảnh trước mắt. Đồng thời, kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh ban lãnh đạo ACV đánh giá tình hình dịch bệnh trên thế giới trong thời gian tới vẫn còn diễn biến phức tạp. Cũng trong năm nay, ACV sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện loạt dự án trọng điểm gồm: Dự án thành phần 3 - Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành (giai đoạn 1); mở rộng Nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ - CHKQT Nội Bài; đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên; dự án xây dựng Nhà ga T3 - CHKQT Tân Sơn Nhất; xây dựng nhà ga T2 và sân đỗ máy bay CHKQT Cát Bi; nhà ga T2 và sân đỗ máy bay - CHKQT Phú Bài.
Trong năm nay, ban lãnh đạo ACV tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, sớm ban hành thông tư về vấn đề nhượng quyền dịch vụ hàng không, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư và xây dựng cơ bản. Ngoài ra, Tổng công ty cũng sẽ với hợp với các hãng hàng không tiến hành mở lại hoặc khai thác mới đối với các đường bay thương mại, thúc đẩy việc phục hồi tăng trưởng đối với thị trường quốc tế. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho năm 2022 tối đa sẽ không quá 20.070 tỷ đồng.
Kế hoạch dài hạn đến 2030, ACV sẽ tích lũy thêm khoảng 130.000 tỷ đồng, vì khấu hao sau này sẽ rất lớn khi đầu tư thêm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cam Ranh, Phú Quốc. ACV phải dành ít nhất 3 tỷ USD cho Nội Bài vì tiền giải phóng mặt bằng theo đúng quy hoạch. Tổng công ty cũng định hướng Nội Bài sẽ phục vụ từ 80 đến 100 triệu hành khách trong thời gian tới.
Chủ tịch ACV Lại Xuân Thanh trong một chia sẻ trước đó cũng khẳng định, từ nay đến 2025, sau khi Tổng công ty Long Thành vào khai thác, nếu Nhà nước giao đầu tư khu bay thì ACV sẽ nhận. ACV cũng đã tính toán nhu cầu cho toàn bộ khu bay, bao gồm chi phí đường lăn và đường bay là khoảng 21.000 tỷ đồng; tích lũy được từ khu bay mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng sau khi đã trừ đi duy tu bảo dưỡng. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng đã có kế hoạch cân đối trong nguồn lực, và cho biết phải có khoảng 11.000 tỷ đồng để dùng tiền này đầu tư cho khu bay ở Long Thành.
Kể từ khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cho đến nay, ông Lại Xuân Thanh cùng kinh nghiệm, kiến thức cùng với tâm thế luôn nỗ lực vươn lên phía trước của một nhà lãnh đạo tài năng, kết hợp với tiềm năng của ACV trong thời gian qua đã giúp Tổng công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ, vững vàng vượt qua những thách thức trong thị trường, đặc biệt là giai đoạn khó khăn trong dịch bệnh Covid-19, từng bước đạt đến những vị trí cao hơn. ACV có được như ngày hôm nay là nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ nhân viên, của ban lãnh đạo Tổng công ty và đặc biệt là một vị chủ tịch nhiệt huyết, một người lãnh đạo tài ba như ông Lại Xuân Thanh. Người “thuyền trưởng” Lại Xuân Thanh cùng chiến lược đúng đắn chắc chắn sẽ đưa ACV trở thành công ty hàng không đầy triển vọng trên thị trường quốc tế trong tương lai gần.