Vì sao giá vàng miếng luôn cao hơn giá vàng nhẫn?
BÀI LIÊN QUAN
Nguyên nhân nào khiến giá cổ phiếu của Pfizer và Moderna "lao dốc" dù có mỏ vàng vaccine ngừa COVID-19?Mây đen đã tan đối với ngành du lịch, thời điểm “vàng” cho bất động sản du lịch đã đến?Vắng bóng châu Âu, doanh thu xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn trên đà tăng trưởngHiện nay, giá vàng trên thế giới và giá vàng trong nước đã ổn định sau những biến động thị trường. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã khiến cho giá vàng tăng vọt, tình trạng lạm phát diễn ra trên toàn thế giới, chính phủ các nước đang tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát nhưng điều này cũng không hề dễ dàng. Có thể nhận thấy tình hình kinh tế - xã hội trên toàn thế giới đang rơi vào tình trạng khó khăn khi dịch Covid 19 vừa được kiểm soát thì tình hình chiến sự giữa các nước phương Tây lại trở nên căng thẳng.
Sáng nay (27/5), giá vàng SJC đang giao dịch ở mức mua vào và bán ra lần lượt là 68.400.000 đồng/lượng – 69.400.00/lượng. Trong khi đó giá vàng nhẫn SJC 9999 ở chiều mua vào là 54.150.000 đồng/lượng và 55.150.000 đồng/lượng bán ra. Như vậy, giá vàng nhẫn thấp hơn giá vàng miếng ở chiều bán ra và mua vào khoảng 14 triệu đồng/lượng.
Vậy tại sao giá vàng miếng lại cao hơn giá vàng nhẫn và có sự chênh lệch lớn đến vậy? Một phần nguyên nhân đến từ việc từ năm 2012 khi Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng.
Kể từ thời điểm Nghị định 24 của Chính phủ được áp dụng thì thì mọi giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC không còn hiệu lực và không được sản xuất vàng thoải mái như trước. Song, với lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu SJC thì cũng như việc công ty này chiếm tới 95% thị trường vàng miếng cũng như để tiết kiệm chi phí sản xuất vàng thì Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết định lựa chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Việc sản xuất và kinh doanh vàng của SJC vẫn diễn ra bình thường nhưng riêng vàng miếng SJC thì công ty này chỉ sản xuất cho Ngân hàng Nhà nước chứ không được sản xuất để kinh doanh.
Theo khảo sát của WGC, thị trường vàng năm 2022 có những dấu hiệu khởi sắc khi nhu cầu vàng trong quý I/2022 đã tăng 34% so với cùng kì năm 2021. Cũng theo số liệu khảo sát của WGC thì vào hồi tháng 3 giá vàng thế giới đã tăng kỉ lục gần bằng mọi thời đại chạm mức 2.070 USD/ounce. Trong khi tình trạng lạm phát trên thế giới đang có xu hướng gia tăng thì các nhà đầu tư đã chọn vàng là một kênh trú ẩn an toàn.
Cũng theo các số liệu thống kê từ năm 2020, có quý dòng tiền vào các quỹ hoán đổi danh mục vàng (ETF vàng) đạt khoảng 269 tấn vàng đây là con số có giá trị cao nhất trong vài năm trở lại đây. Sang đến năm 2021 dòng tiền chảy ra khỏi các quỹ này lại chỉ ở mức 173 tấn vàng. ETF vàng là một loại quỹ hoán đổi danh mục hàng hóa trong đó vàng là tài sản duy nhất được dùng để hoán đổi vì trên thực tế nhà đầu tư không nắm giữ vàng mà họ sẽ nhận tiền mặt khi bán vàng trong quỹ này.
Trên thực tế, nhu cầu mua vàng miếng của các nhà đầu tư cũng cao hơn so với vàng xu hay vàng nhẫn. Tuy nhiên, số lượng vàng miếng và tiền xu trên toàn thế giới vào qusy I/2022 đã giảm 20%. Song, đây chỉ là xu hướng nhất thời khi thị trường chưa kịp phục hồi từ những cuộc khủng hoảng kinh tế.
Theo nghiên cứu từ thị trường thì các nhà phân tích phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đang đặt rất nhiều kì vọng cho sự bứt phá của các kim loại quý nói chung và thị trường vàng nói riêng trong năm nay. Các nhà phân tích và nhà đầu tư bán lẻ tin rằng sức hấp dẫn của vàng sẽ không bao giờ giảm sút khi đây là một kênh tài sản trú ẩn an toàn trong thời điểm có nhiều biến động mạnh.
Kitco News đã thực hiện một cuộc khảo sát của với 16 nhà phân tích Phố Wall, đa phần các nhà đầu tư nhận định giá của vàng sẽ còn tăng trong thời điểm từ giờ đến cuối năm, số ít còn lại cho rằng giá vàng sẽ giảm ít hoặc đi ngang. Một cuộc thăm dò trực tuyến của Main Street đã thu hút 1.003 nhà đầu tư cá nhân tham gia. Trong đó, 56% người tham gia tương đương với 558 người đã tin tưởng vào tương lai của vàng khi sẽ tăng trong thời gian tới, 24% còn lại tương đương với 202 nhà đầu tư dự kiến giá vàng sẽ đi ngang và 20% cuối cùng tin tưởng rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Một số vị lãnh đạo cũng đưa ra ý kiến của họ như ông Adrian Day - Chủ tịch của Adrian Day Asset Management nhận định, trong khi nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái vì tình trạng lạm phát tăng hoặc sai lầm chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thì ông đang tin tưởng rằng vàng sẽ là một kênh kìm hãm tốt nhất.
Đồng quan điểm với ông Adrian Day ông Phillip Streible chiến lược gia thị trường của Blue Line Futures chia sẻ ông tin tưởng rằng giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới khi các nhà đầu tư đã bắt đầu tích trữ đề phòng trường hợp thị trường tài chính suy yếu mạnh. Tại thời điểm hiện tại ông tin rằng vàng và đồng đô la Mỹ sẽ trở thành kênh trú ẩn an toàn: “Thị trường chứng khoán vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Có những dấu hiệu cho thấy điều kiện kinh tế ở Mỹ đang bắt đầu xấu đi".
Tóm lại, vàng miếng luôn cao hơn giá vàng nhẫn chính là do nhu cầu của thị trường đối với loại vàng này cao hơn trong khi nguồn cung lại hạn hẹp. Bên cạnh đó, vàng miếng dùng để tích trữ sẽ có giá trị hơn so với vàng nhẫn nên các nhà đầu tư “săn” vàng miếng là điều không có gì khó hiểu.