meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguyên nhân nào khiến giá cổ phiếu của Pfizer và Moderna "lao dốc" dù có mỏ vàng vaccine ngừa COVID-19?

Thứ hai, 23/05/2022-21:05
Trong năm nay, ba hãng dược phẩm đình đám của thế giới là Pfizer, BioNTech và Moderna đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn trên thị trường chứng khoán.

Theo TTXVN, sau khi tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2021 nhờ vào thành công của vaccine ngừa COVID-19 cùng doanh số bán hàng mạnh mẽ, mọi thứ cũng dường như đã đảo ngược trong năm 2022 đối với ba "gã khổng lồ" của ngành dược. Cụ thể, giá cổ phiếu của Pfizer (PFE) đã giảm khoảng 15% trong khi đó cổ phiếu của đối tác BioNTech (BNTX) cũng giảm 35%  giá trị. Còn đối với Moderna (MRNA) thì tình hình còn tệ hơn với mức giảm hơn 40%. 

“Mua vào” khi ở giai đoạn “tin đồn”, “bán ra” khi dự đoán trở thành “sự thật”

Lý do dẫn đến điều này là gì? Dĩ nhiên vấn đề không đến từ việc bán vaccine COVID-19. Theo đó, Pfizer cho biết họ đặt kỳ vọng doanh thu từ vaccine Comirnaty được chia đều với BioNTech dự kiến sẽ đạt 32 tỷ USD trong năm 2022. Trong khi đó, Moderna lại dự báo họ có thể tạo ra gần 10 tỷ USD doanh thu từ việc bán vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trong năm nay.


Sau khi tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2021 nhờ vào thành công của vaccine ngừa COVID-19 cùng doanh số bán hàng mạnh mẽ, mọi thứ cũng dường như đã đảo ngược trong năm 2022 đối với ba "gã khổng lồ" của ngành dược
Sau khi tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2021 nhờ vào thành công của vaccine ngừa COVID-19 cùng doanh số bán hàng mạnh mẽ, mọi thứ cũng dường như đã đảo ngược trong năm 2022 đối với ba "gã khổng lồ" của ngành dược

Giới chuyên gia cho biết, một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên là do các nhà đầu tư đang thực hiện chiến dịch "Mua tin đồn, bán sự thật" - Buy the rumor and sell the news. Theo đó, các nhà giao dịch chuyên nghiệp ở trên thị trường chứng khoán cũng như ngoại hối thường đưa ra chiến lược giao dịch dựa vào những gì họ tin và sớm trở thành sự thật khi dự đoán về báo cáo tài chính của một công ty hay một sự kiện kinh tế sắp tới. 

Do đó, khi họ mua vào cổ phiếu/ngoại tệ dựa vào dự đoán như thế thì đó chính là giai đoạn mua tin đồn. Và một khi báo cáo chính thức được đưa ra hoặc sự kiện họ mong đợi xảy ra thì tin đồn lúc đó sẽ trở thành sự thật. Và đây chính là lúc nhà giao dịch bán tài sản ra thị trường. Chiến lược mua vào ở giai đoạn tin đồn và bán ra khi dự đoán trở thành sự thật nghe có vẻ nhiều rủi ro nhưng đó lại là chiến lược khá thông minh được giới đầu tư ứng dụng từ lâu. Trong năm 2021, doanh thu của Pfizer, BioNTech và Moderna đã bật tăng nhưng giờ đây ba tập đoàn này lại đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại và hiện cũng là lúc các nhà đầu tư cần cân nhắc bán ra tài sản của mình. 

Đa dạng hóa chính là nỗi lo lớn của các hãng dược phẩm lớn

Có thể thấy, giá cổ phiếu của Pfizer ghi nhận đã tăng hơn 60% vào thời điểm năm ngoái, trong khi đó giá cổ phiếu của BioNTech đã tăng hơn 215% và giá cổ phiếu của Moderna tăng gần 145%. Những lợi ích của việc sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là đối với cổ phiếu của Pfizer và BioNTech vẫn còn rất lớn. Các cơ quan quản lý y tế tại Mỹ cũng đã phê duyệt liều tiêm nhắc lại vaccine Pfizer và BioNTech cho trẻ từ 5 - 11 tuổi vào thời điểm đầu tuần này. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của Pfizer cũng có thể được hưởng lợi từ việc thuốc kháng sinh SAR -CoV-2 Paxlovid đã được phê duyệt vào thời điểm cuối năm. Pfizer cho biết dự kiến sẽ đạt doanh thu 22 tỷ USD từ Paxlovid trong năm nay. 


Giá cổ phiếu của Pfizer ghi nhận đã tăng hơn 60% vào thời điểm năm ngoái
Giá cổ phiếu của Pfizer ghi nhận đã tăng hơn 60% vào thời điểm năm ngoái

Hơn thế, Pfizer cũng là tập đoàn có nhiều điều kiện để có thể tiếp tục phát triển hậu COVId-19 hơn so với hai nhà sản xuất còn lại. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng đã công bố kế hoạch mua lại nhà sản xuất thuốc trị đau nửa đầu Biohaven với giá gần 12 tỷ USD vào thời điểm đầu tháng này. Nhà phân tích Stewart Glickman của hãng nghiên cứu CFRA Research cho hay: "Thỏa thuận này là một hướng đầu tư tích cực đối với Pfizer nhằm tận dụng được nguồn tiền dự trữ khổng lồ để sản xuất một loại thuốc được phê duyệt đang chiếm thị phần ngày một lớn ở trên thị trường đồng thời có thể giúp tăng doanh thu một cách có ý nghĩa". 

Thời điểm trước đó, Pfizer cũng đã đạt thỏa thuận mua lại công ty phát triển thuốc điều trị các bệnh viêm miễn dịch Arena Pharmaceuticals với trị giá gần 7 tỷ USD vào cuối năm ngoái. Hơn thế, Pfizer cũng đã mua lại nhà sản xuất thuốc điều trị ung thư Trillium Therapeutics trong năm 2021 với giá hơn 2 tỷ USD. Sau tất cả những thương vụ này, công ty vẫn có khoảng 24 tỷ USD tiền mặt trong bảng cân đối kế toán. Chính sự đa dạng của Pfizer chính là một trong những lý do khiến cho các nhà phân tích kỳ vọng rằng doanh thu của công ty này sẽ tăng gần 30% trong năm nay và thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ tăng hơn 50%. Trong khi đó thì Moderna lại không có sự đa dạng như Pfizer, công ty này đang phải tìm kiếm một động lực tăng trưởng khác. Đã có gần 97% doanh thu của Moderna trong quý 1/2022 đến từ vaccine COVID-19. Doanh số của Moderna dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 20% trong năm nay nhưng các nhà phân tích dự báo lợi nhuận sẽ giảm. 


Giá cổ phiếu của Moderna tăng gần 145%
Giá cổ phiếu của Moderna tăng gần 145%

Ông Stéphane Bancel - Giám đốc điều hành Moderna của cũng cho biết thêm trong cuộc họp về doanh thu gần đây nhất rằng, hai trong số những mục tiêu hàng đầu của hãng chính là mở rộng hoạt động ra bên ngoài vaccine từ đó hướng đến việc cung cấp giải pháp điều trị đồng thời cũng tìm kiếm các thương vụ sáp nhập. Hiện, Moderna đang nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa các loại virus khác ví dụ như HIV và Epstein-Barr - đâu là loại virus gây bệnh herpes ở con người. Tuy nhiên, Moderna gần đây đã gặp phải một rắc rối lớn về quan hệ công chúng. Giám đốc tài chính mới của hãng này đã buộc phải từ chức sau vài ngày nhaamk chức và sau khi một số bất thường về tài chính cũng đã được tiết lộ trong quá trình điều tra tại công ty cũ của ông là Dentsply Sirona (XRAY). 

Trong khi đó, BioNTech cũng giống như Moderna, hiện cũng đang phải đối mặt với một vài khó khăn khi gần như tất cả doanh thu trong quý đầu tiên của hãng đều đến từ vaccine Comirnaty. Để có thể so sánh, Pfizer chỉ có thể tạo ra khoảng một nửa doanh thu từ vaccine này trong quý 1/2022. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước