meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao đấu thầu, đấu giá đất ở thủ đô gặp nhiều khó khăn?

Thứ sáu, 14/10/2022-10:10
Thời gian vừa qua, công tác đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất ở thủ đô gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu tính đồng bộ trong các văn bản luật khiến chính quyền lúng túng khi thực hiện.

Đất đấu giá phải… “sạch”

Sau khi nghiên cứu Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2013 do Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì soạn thảo, chuyên gia kinh tế Phạm Thanh Hải cho biết, những hạn chế trong công tác đấu giá, đầu thầu liên quan đến đất đai đã được chỉ ra. Cụ thể, nhiều nhà đầu tư hạn chế về nguồn lực, dẫn đến vi phạm trong quá trình triển khai, thực hiện dự án gây lãng phí và thất thoát. Ngoài ra, việc tổ chức đấu giá, đấu thầu, giao đất có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước, cơ sở nhà đất của cơ quan nhà nước vẫn còn lúng túng.

Chính vì thế, một trong những nội dung chính của Dự án Luật đất đai (sửa đổi) lần này sẽ hướng đến công khai, minh bạch và bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất. Nếu công tác này làm tốt sẽ tăng hu ngân sách cho nhà nước cũng như huy động các nguồn lực xã hội đối với các dự án lớn cần đồng bộ về kiến trúc và tạo động lực phát triển kinh tế.

Tại điểm c, khoản 2, Điều 65 của Dự thảo sửa đổi luật đất đai liệt kê trường hợp thuộc quỹ đất để đấu giá là đất do nhà nước thu hồi hoặc hết thời hạn sử dụng đất mà không được gia hạn. Tuy nhiên theo ông Phạm Thanh Hải, cần quy định cụ thể hơn đất dùng để đấu giá phải là “đất sạch” và diện tích này phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


Khu đấu giá đất ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội phát sinh nhiều bất cập trong quá trình tổ chức thẩm định giá.
Khu đấu giá đất ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội phát sinh nhiều bất cập trong quá trình tổ chức thẩm định giá.

Đấu giá trực tuyến mỗi nơi thực hiện một kiểu

Quan tâm đến hình thức đấu giá trực tuyến, chuyên gia Lê Văn Hoàng đánh giá công tác tổ chức đấu giá trực tuyến trong thời gian vừa qua chưa không nhất, mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau và không đúng bản chất. Ông Hoàng lấy dẫn chứng một số tổ chức đấu giá tài sản hướng dẫn người tham gia đấu giá mua hồ sơ, nộp đăng ký qua tài khoản trên trang đấu giá trực tuyến hoặc thông qua email; ở một số tổ chức đấu giá trực tuyến khác thì yêu cầu nộp trực tiếp qua đường bưu điện. Ngay cả việc nộp tiền đặt trước có nơi yêu cầu nộp tiền qua chuyển khoản ngân hàng có nơi lại yêu cầu thông qua tài khoản truy cập của trang đấu giá trực tuyến đã cấp.

Theo ông Lê Văn Hoàng, hiện nay một số trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến được áp dụng song song giữa trực tiếp và trực tuyến. do trình độ công nghệ thông tin của người tham gia đấu giá không đồng đều. Một số công đoạn vẫn được thực hiện trực tiếp do người tham gia đấu giá thường thao tác sai trên máy tính nên muốn đến tổ chức đấu giá tải sản để đăng ký cho an tâm.

Vị chuyên gia cũng chỉ ra hạn chế khi các trang đấu giá trực tuyến của một số tổ chức đấu giá tài sản mới chỉ phê duyệt điều kiện thực hiện mà thiếu vắng khâu kiểm tra, hậu kiểm. Do vậy, cần quy định thời gian tối thiểu của một cuộc đấu giá trực tuyến để đảm bảo quyền lợi của người tham gia, tránh những cuộc đấu giá trực tuyến chỉ diễn ra trong… vài phút.


Đấu giá trực tuyến trong thời gian vừa qua chưa không nhất, mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau.
Đấu giá trực tuyến trong thời gian vừa qua chưa không nhất, mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau.

Chính vì những vướng mắc nêu trên mà ngay tại thủ đô Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay số tiền trúng đấu giá mới đạt hơn 3.100 tỷ đồng, tương đương 25% chỉ tiêu đề ra. Lý giải kết quả này, ông Bùi Duy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hà Nội cho rằng cùng với những văn bản pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc xác định giá khởi điểm chậm thì vẫn còn hạn chê,s sai sót trong tổ chức thực hiện đấu giá ở một số quận, huyện, thị xã dẫn đến phải huỷ kết quả đấu giá.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác là các cấp chính quyền đang lúng túng, khó khăn trong công tác thực hiện đấu giá. Ngay cả người đứng đầu vẫn có tâm lý sợ làm sai dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện quy trình thủ tục đấu thầu, đấu giá chậm. Ngay cả việc bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện các dự án đấu giá vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dân.


Đông đảo khách hàng tham gia cuộc đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.
Đông đảo khách hàng tham gia cuộc đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.

Cần nâng cao chế tài giám sát, xử lý

Ở góc nhìn chuyên gia quy hoạch đô thị, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần sửa đổi các quy định của hệ thống luật nhăm fđảm bảo thống nhất, tạo hành lang pháp lý xuyên suốt quá trình thực hiện. Khi các địa phương không còn tâm lý e ngại, né tránh trong công tác tổ chức đấu đầu, đấu giá quyền sử dụng đất sẽ khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai. Bởi những số liệu báo cáo cho thấy, ngại tại Hà Nội liên tiếp xảy ra tình trạng bỏ cọc gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến phát triển đô thị và nhiễu loạn thị trường bất động sản. Điển hình như đầu năm 2022 Trung tâm quỹ đất Mê Linh đã phải huỷ bỏ kết quả đấu giá gần 20 lô đất do người trúng đấu giá không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Từ thực trạng trên, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính đề xuất trong khi chờ Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi thì trước mắt Hà Nội có thể xem xét phương án thuê các tổ chức định giá độc lập để xác định mức giá khởi điểm đấu giá đất. Ngoài ra cần có đơn vị độc lập sàng lọc, kiểm tra năng lực tài chính, kỹ thuật của người tham gia đấu thầu, đấu giá đất để chọn được nhà đầu tư có tiềm năng.


Khu đấu giá đất tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
Khu đấu giá đất tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hồng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thì nêu quan điểm, những sai phạm trong thẩm định giá trong thời gian vừa qua gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát tải sản Nhà nước cả trăm tỷ đồng nhưng chế tài xử lý hành vi sai phạm cao nhất là 260 triệu đồng. Chế tài này quá nhẹ, chưa tương xứng với hậu quả gây ra do vậy nhiều thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá sẵn sàng chấp nhận bị phạt để câu kết với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá và người có liên quan để làm sai lệch kết quả nhằm hưởng những lợi ích bất hợp pháp lớn hơn.

Luật sư Hồng chỉ rõ, Bộ luật Hình sự hiện nay chưa có chế tài hình sự nào xử lý tội danh vi phạm quy định về thẩm định giá. Một số vụ án hình sự trong thời gian vừa qua chủ yếu khởi tố thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá với vai trò đồng phạm, giúp sức nên nhiều đối tượng vì lợi ích cá nhân mà bất chấp.

Từ lập luận trên, Luật sư Hồng kiến nghị cần bổ sung chế tài hình sự về tội danh vi phạm các quy định trong công tác thẩm định giá để đảm bảo tính nghiêm minh, đủ sức răn đe, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng gây ra cho xã hội.

Nguyên Hằng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

2 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

2 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước