meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đất đấu giá vùng ven Hà Nội giá trúng cao ngất ngưởng: “Sốt đất ảo” sau đấu giá có tái diễn?

Thứ hai, 26/09/2022-09:09
Trong khi thị trường bất động sản nói chung vẫn khá trầm lắng thì phân khúc đất đấu giá các khu vực vùng ven Hà Nội đã có những dấu hiệu sôi đông trở lại với nhiều phiên đấu giá đã và sắp diễn ra tại các huyện vùng ven Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Mỹ Đức…

Đất đấu giá sôi động trở lại

Từ tháng 7 đến nay, đã có nhiều phiên đấu giá đất được tổ chức thành công với mức trúng đấu giá cao kỷ lục. Cụ thể, tại Mê Linh, cuối tháng 7 vừa qua, phiên đấu giá đối với 33 lô đất "vàng" tại điểm X1, thuộc tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông đã diễn ra, thu hút 227 lượt khách hàng tham gia. Kết quả, cả 33 lô đất đã được đấu giá thành công với tổng số tiền trúng đấu giá lên đến 226 tỷ đồng, cao hơn 96,5 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm.

Trong đó, lô LK-B-01, diện tích 160m2 có mức giá trúng cao nhất là 93 triệu đồng/m2, tương đương gần 15 tỷ đồng, cao hơn 8,4 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Bên cạnh đó, 1 lô góc ký hiệu LK-A-01, diện tích 193m2 cũng được đấu thành công với mức giá 87,2 triệu đồng/m2, tương đương 16,8 tỷ đồng, chênh 8,3 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm.


Đất đấu giá vùng ven Hà Nội đang sôi động trở lại.
Đất đấu giá vùng ven Hà Nội đang sôi động trở lại.

Cũng trên địa bàn huyện Mê Linh, ngày 08/08/2022, 20 thửa đất tại điểm X2, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm với tổng diện tích 1.655m2 đã được đấu giá thu về gần 76 tỷ đồng, trong đó nhiều thửa đất trúng đấu giá mức hơn 70 triệu đồng/m2, tăng gần gấp đôi so với giá khởi điểm.

Tiếp đến, ngày 26/8, huyện Mê Linh tổ chức đấu giá đợt 2 tại điểm X2, thuộc thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm với 12 thửa đất đã được đấu giá thành công. Giá trúng cao nhất là 55,1 triệu đồng/m2, và giá trúng thấp nhất ở mức 32,3 triệu đồng/m2. Tổng số tiền trúng đấu giá của 12 thửa đất này gần 43,5 tỷ đồng (cao hơn 10,7 tỷ đồng so với giá khởi điểm).

Sự sôi động trong phân khúc đất đấu giá được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới khi nhiều địa phương khác liên tục công bố kế hoạch tổ chức đấu giá đất.

Đáng chú, các phiên đấu giá sắp tới tại nhiều khu vực cũng ghi nhận mức giá khởi điểm khá cao, có nơi gần 65 triệu đồng/m2. Đơn cử, huyện Đông Anh sắp tổ chức đấu giá 20 thửa đất với mức giá khởi điểm từ 26,5 triệu đồng/m2 đến 64,3 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá sẽ diễn ra trong hai ngày 26/9 và 27/9.

Còn tại huyện Sóc Sơn, UBND huyện cũng đang chuẩn bị tiến hành đấu giá 12 thửa đất tại thôn Hương Đình Đoài và Hương Đình Đông tại xã Mai Đình.Cụ thể, từ thửa đất số 1 đến thửa số 11 đều có diện tích 95m2, giá khởi điểm 41 triệu đồng/m2. Ở các thửa đất này, người tham gia đấu giá sẽ phải đặt trước 779 triệu đồng/thửa. Còn thửa đất số 12 có diện tích 128m2, giá khởi điểm 41 triệu đồng/m2, số tiền phải đặt trước là 1 tỷ đồng.

Ngược lại, một số khu vực ghi nhận mức giá khởi điểm khá thấp, điển hình tại huyện Mỹ Đức, nhiều lô đất chuẩn bị được đưa vào đấu giá có giá khởi điểm chỉ từ 1 triệu đồng/m2. Theo đó, 8 thửa đất với tổng diện tích 766,8 m2, thuộc 3 xã: Vạn Kim, Đại Hưng và Lê Thanh. Diện tích các thửa đất từ 80 m2 đến 101,8 m2, giá khởi điểm từ 1,04 đến 1,79 triệu đồng/m2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá từ ngày 15/9 đến 17h ngày 7/10 tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức.


Nhiều lô đất có giá trúng đấu giá cao ngất ngưởng.
Nhiều lô đất có giá trúng đấu giá cao ngất ngưởng.

Lo ngại “sốt đất ảo” sau đấu giá tái diễn

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, đất đấu giá lại trở thành một thị trường đầu cơ mới. Các suất trúng đấu giá liên tục được mua đi bán lại. Nếu không bán được, nhà đầu tư sẽ lập tức bỏ cọc. Sau mỗi phiên đấu giá, không khó để tìm thấy những bài đăng rao bán những thửa đất vừa trúng.

Dạo qua một lượt ở các nhòm liên quan đến mua bán bất động sản, rất nhiều bài với nội dung “bán đất trúng đấu giá chính chủ” được đăng lên với những lời chào mời hấp dẫn. Điển hình như thông tin: Chính chủ bán đất đấu giá biệt thự trục Nhật Tân - Nội Bài, thuộc khu đô thị Cổ Dương, Tiên Dương, huyện Đông Anh. Diện tích lô đất: 165m2, mặt tiền: 11m, dài: 15m. Mảnh đất cách đường 23B 100m, gần các trường mầm non, tiểu học, THCS; cách đường Võ Nguyên Giáp, là khu đấu giá được quy hoạch hiện đại bậc nhất huyện Đông Anh, khu dân trí cao, an ninh tốt…. giá bán 85 triệu đồng/m2…

Tình trạng đất đấu giá được đẩy lên cao và giá khởi điểm nhiều lô đất chuẩn bị được đưa vào đấu giá ở mức cao khiến nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng “thổi giá” và hiện tượng “sốt đất ảo” sau đấu giá có thể sẽ tái diễn.

Anh Thành Huy, chủ nhân một bài đăng rao bán đất dấu giá cho biết, bên anh vừa trúng đấu giá gần chục lô đất tại Đông Anh, nhưng đã bán gần hết. Hiện đất ở dãy mặt đường, khu có vị trí tốt giá trúng đã hơn 80 triệu đồng/m2, giá đất trong dân ở trong ngõ cũng đã hơn 50 triệu đồng/m2. Hiện anh chỉ còn lại 2 t lô giá còn rẻ, diện tích gần 70m2, giá 52 triệu đồng/m2, nếu không mua sớm, giá có thể sẽ tăng cao…


 
 

Các thông tin rao bán đất đất giá tràn lan với giá rao bán ở mức cao.
Các thông tin rao bán đất đất giá tràn lan với giá rao bán ở mức cao.

Phân tích nguyên nhân của tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trên thực tế, hoạt động đấu giá đất chỉ có giá sàn, giá khởi điểm mà không có giá trần đã dẫn đến tình trạng giá trúng đấu giá vượt ngoài sức tưởng tượng. Việc trả giá cao bất thường như thế là phá giá, làm lũng đoạn thị trường. Vì vậy, theo ông Thịnh, đã đến lúc cần phải có cơ chế hoặc quy định để kiểm soát giá trần trong đấu giá đất.

Theo ông Thịnh, lý do "hét" giá cao rồi bỏ cọc có thể là vì khi trúng đấu giá cao vượt mức, "cò đất" đã mua rất nhiều mảnh đất quanh khu vực có đất đấu giá. Sau đó, họ tìm cách đẩy giá lên cao để có khoảng thời gian bán ra thu lợi. Chính vì vậy, có hiện tượng nhảy vào đấu, nâng giá thật cao, mục đích là "thổi" mặt bằng giá bất động sản khu vực này. Khi đạt được mục đích, họ cũng đủ khoảng thời gian để bán những lô đất đã ôm trước đó kiếm lời.

Còn theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long, hiện nay, nguồn cung bất động sản hạn hẹp trong khi nhu cầu vẫn tăng lên, điều này làm cho thị trường bất động sản ở hầu hết các phân khúc đều tăng giá và sẽ tiếp tục tăng thời gian tới.

PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng, đất sau đấu giá liên tục đạt ngưỡng kỷ lục cho thấy nguồn cung đang rất thiếu, và mảnh đất sẽ thuộc về người thật sự có nhu cầu sử dụng. Với tâm lý hiện nay, nhiều người tham gia đấu giá cho rằng nguồn cung hạn chế, nhu cầu ở, đầu tư lại nhiều nên việc đấu giá cao như vậy là tất yếu, vì giá thiết lập dựa trên quan hệ cung - cầu.

Vì vậy, cần phải có biện pháp ngăn chặn việc người tham gia đấu giá trả giá cao để phục vụ mục đích cá nhân, nâng giá đất xung quanh để bán kiếm lời, sau đó bỏ cọc đất đã trúng đấu giá. “Luật Đất đai (sửa đổi) sắp tới nên đưa thêm mục biện pháp xử lý cụ thể, rõ ràng cho những trường hợp này”, ông Long chia sẻ.

Thanh Thư
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

12 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

12 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

12 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

12 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước