Vật liệu xây dựng xanh trở thành giải pháp bền vững trong các dự án nhà ở tại Viêt Nam
Phát triển các loại VLXD “xanh hóa” bền vững, thân thiện môi trường là xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, tại Việt Nam các sản phẩm vật liệu đang dần thích ứng với thế giới qua các tiêu chuẩn bền vững như: tiêu tốn ít năng lượng, thời gian sản xuất rút ngắn cũng như tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho công trình xây dựng khi đưa các vật liệu này vào sử dụng. Không chỉ hướng đến xu thế, mục tiêu phát triển công trình bền vững chính là trách nhiệm xã hội, đạo đức và là tiền đề cho cuộc sống bền vững của các thế hệ kế tiếp.
Định hướng bất động sản xanh tại Việt Nam
Không thể phủ nhận công trình xanh chính là xu hướng lớn của thời đại. Nếu như trước đây các công trình “xanh hóa” thường chỉ giới hạn ở không gian xanh, tăng diện tích cây xanh và mặt nước, giảm “bê tông hóa” các tòa nhà trong thành phố thì đến nay khái niệm này đã được mở rộng. Đó là các mô hình công trình xanh bền vững như: công trình siêu tiết kiệm năng lượng (Superlow energy building), công trình không năng lượng (Zero energy building) đến mô hình trung hòa carbon (Carbon-neutral building), thông qua ứng dụng các VLXD không phát thải khí CO2.
Mức độ phổ biến của các công trình xanh trên phạm vi toàn cầu đã lên đến hơn 100 quốc gia thành lập Hội đồng công trình xanh. Không chỉ dừng lại ở xây dựng công trình xanh thông thường, các quốc gia còn đẩy mạnh áp dụng hệ thống tiêu chí xanh trong các công trình, các chính sách đẩy mạnh phát triển công trình xanh. Kết quả ghi nhận được là đã có hàng nghìn dự án BĐS được đánh giá đạt chứng nhận xanh, tác động tích cực đến môi trường sống của con người.
BĐS hạng sang trong xu hướng chuyển dịch bền vững
Không chỉ tập trung vào định hình phong cách sống của giới thượng lưu, nhiều nhà đầu tư phân khúc bất động sản (BĐS) hạng sang “muốn nhiều hơn thế”: Đó là tính bền vững trong mỗi dự án của họ với xu hướng ESG, nhằm giảm tác động đáng kể đến môi trường xung quanh.“Xanh hóa” quá trình vận hành của các dự án bất động sản
Việc lắp đặt thiết bị hiện đại có thể tăng chi phí đầu tư cho nhà phát triển bất động sản. Tuy nhiên, nếu họ sẵn sàng bỏ ra một khoản vốn để triển khai những công nghệ cần thiết, hiệu suất hoạt động tại các trung tâm dữ liệu sẽ được cải thiện. Từ đó, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như đạt được mục tiêu về giảm chỉ số PUE.Như một lẽ tất yếu, sự phát triển của loại hình dự án xanh xuất phát từ chính nhu cầu của người tiêu dùng BĐS. Theo nhiều nghiên cứu, người mua nhà hiện nay ngày càng bày tỏ sự quan tâm đến không gian “xanh hoá”, tiết kiệm năng lượng và bền vững với thời gian. Điều này đã được thể hiện rất rõ theo báo cáo mới nhất về tâm lý người dùng BĐS của PropertyGuru. Cụ thể, trong hàng loạt tiêu chí, 3 tiêu chí đứng đầu trong các lí do sở hữu BĐS là: có khu vui chơi/học tập cho trẻ em (73%), gần tiện ích giao thông công cộng (63%) và gần không gian xanh (59%).
Trước đó, báo cáo của PropertyGuru về nhu cầu BĐS hậu Covid-19 cũng cho thấy “sự ưu ái” các công trình xanh khi 3/5 người Việt được hỏi cho rằng nhu cầu về không gian xanh ngày càng tăng. Khảo sát ghi nhận có 61% gia tăng nhu cầu về không gian xanh, vườn tược và 46% mong muốn ngôi nhà lớn hơn.
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người thụ hưởng, không gian xanh còn giúp giảm hấp thụ nhiệt tại các toà nhà, cải thiện chất lượng không khí. Dưới góc độ đầu tư nhà ở, nhờ có các công trình xanh tòa nhà được vận hành tiết kiệm năng lượng tiêu thụ đáng kể, chi phí đầu tư dài hạn cũng vì thế giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận tại Việt Nam hiện nay, số nhà phát triển dự án nhà ở có không gian xanh vẫn còn khiêm tốn và đơn giản, chỉ dừng lại ở cây xanh vườn tược. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà phát triển, chủ đầu tư BĐS đã hướng tới xây dựng, phát triển các công trình có không gian sống xanh, “chăm chút” nhiều hơn đến các VLXD bền vững, thân thiện với môi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị, thiết lập một tiêu chuẩn mới về cuộc sống xanh giữa nhiều thành phố đang phải đối mặt với khói bụi, ô nhiễm và khí thải từ các toà nhà mỗi ngày.
Tầm quan trọng của VLXD trong xu hướng “xanh hoá”
Những năm vừa qua, ngành sản xuất VLXD đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở tại các đô thị lớn.
Ngày 28/9 vừa qua, tại Hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng” do Bộ Xây dựng tổ chức , nhận định về thị trường giá VLXD, ông Nguyễn Anh Dũng, Tổng biên tập Báo Xây dựng cho biết, “Giá trị VLXD thường chiếm 60% - 70% trong cơ cấu giá thành xây dựng dự án công trình vì vậy chất lượng, giá thành VLXD quyết định rất lớn đến chất lượng và giá thành xây dựng công trình”.
Đánh giá cao vai trò của VLXD, nước ta dần tập trung định hướng phát triển loại hình này áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất VLXD cũng như các lĩnh vực khác như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ hoá học sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế. Từ đó, tăng năng suất VLXD, giảm chi phí và cho ra đời nhiều vật liệu mới, có tính năng ngày càng cao, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải rắn và phát thải CO2 thấp.
Cũng trong Hội thảo, ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cũng thể hiện sự lạc quan từ những thành tựu mà lĩnh vực sản xuất VLXD đã đạt được, “Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất VLXD đều có sự chuyển biến tích cực. Các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nguyên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường từng bước được loại bỏ. Thay bằng các nhà máy mới được đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhiều dây chuyền được trang bị mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn ngang các nước tiên tiến trên thế giới”.
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển kéo theo quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về nhà ở, kết cấu cơ sở hạ tầng cũng vì thế lớn hơn đòi hỏi nguồn cung sản xuất VLXD vào các dự án BĐS. So với 10 -15 năm trước đây, công suất thiết kế và sản lượng một số sản phẩm VLXD hiện tại đã tăng gấp 2 - 3 lần, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nguồn cầu đa dạng của thị trường trong nước, từng bước thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Vấn đề hành lang pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lĩnh vực này. Không chỉ vậy, hệ thống quản lý về chất lượng sản phẩm VLXD cũng ngày càng chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi
giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Giải pháp công nghệ tối ưu hóa lĩnh vực vật liệu xây dựng
Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất VLXD, nhằm nâng cao khả năng lý, điều hành, công tác lập kế hoạch, tổ chức, nhân sự…thành các dữ liệu số để lưu trữ, cạnh tranh của các sản phẩm VLXD, cần áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có chuyển đổi số là yếu tố cần đặc biệt quan tâm.
Để đạt được mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, các doanh nghiệp cần thay thế các phương pháp lưu trữ thông tin, dữ liệu theo các truyền thống. Thay vào đó, chuyển thông tin, dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp, từ khai thác mỏ, cung ứng vật tư, phụ tùng, sản xuất, logistic, bán hàng, quản ản lý, xử lý, chuyển từ nơi này đến nơi khác thuận tiện thông qua kết nối Internet, tối ưu hoá và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Về phía Nhà nước, cần có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy sử dụng VLXD thân thiện. Trong đó có khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thi công tiên tiến, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, cần thể hiện sự nhất quán, gắn trách nhiệm cho các địa phương, quyết liệt và sát sao đến từng địa phương để đạt được hiệu quả tốt nhất.