Vai trò của điện toán đám mây và big data
BÀI LIÊN QUAN
Ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng mang đến lợi ích gì?Lợi thế của ứng dụng điện toán đám mây trong giáo dụcKhái quát chung về ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp1. Vai trò của điện toán đám mây và big data
Vai trò của điện toán đám mây và big data là rất lớn. Dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua những lợi ích chính nhé.
1.1 Khả năng mở rộng
Vai trò đầu tiên của điện toán đám mây và big data đó chính là khả năng mở rộng. Thông qua việc sử dụng đến điện toán phân tán.
1.2 Độ co giãn
Khách hàng sẽ được phép sử dụng và chỉ trả tiền cho các tài nguyên mà họ sử dụng. Độ co giãn trong điện toán đám mây được định nghĩa rằng ,à mức độ của một hệ thống có thể thay đổi để thích ứng được với khối lượng của công việc. Chính vì vậy mà nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được đáp ứng trước những tài nguyên có sẵn.
1.3 Nguồn tổng hợp
Trên thực tế có nhiều loại tài nguyên được sử dụng bởi nhiều tổ chức khác nhau. Các tài nguyên điện toán sẽ được tổng hợp và phục vụ nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Thông qua mô hình nhiều người thuê đi kèm với các tài nguyên đa dạng. Sau đó thực hiện phân bổ lại theo đúng nhu cầu của người dùng.
1.4 Tự phục vụ
Nhằm giúp khách hàng dễ sử dụng hơn thì họ sẽ được cung cấp giao diện. Từ đó mà họ có thể lựa chọn cho mình một dịch vụ mà mình mong muốn.. Mỗi người tiêu dùng sẽ được tự cung cấp các khả năng để tính toán. Chẳng hạn như thời gian máy chủ và lưu trữ mạng… Không cần đến sự tương tác của con người mà vẫn thực hiện khi cần.
1.5 Chi phí thấp
Chi phí mà bạn chi trả chỉ cần dựa trên số tài nguyên mà máy tính đã sử dụng.Nhờ đó mà bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng việc không phải mua cơ sở hạ tầng đắt tiền. Giá cả sẽ được tính toán dựa trên việc sử dụng và bạn cũng ít cần đến kỹ năng công nghệ thông tin hơn để thực hiện.
1.6 Khắc phục lỗi
Nó cho phép người dùng khôi phục trong trường hợp 1 phần có trong hệ thống đám mây không phản hồi.
2. Tìm hiểu mô hình triển khai đám mây
Bên cạnh việc tìm hiểu về vai trò và điện toán đám mây điện toán đám mây và big data thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu các mô hình triển khai đám mây. Hiện nay có 2 loại mô hình triển khai đám mây chính. Cụ thể về 2 loại mô hình này như sau:
- Đám mây chung: Một đám mây sẽ được gọi là đám mây chung khi dịch vụ đó được mở chung cho tất cả mọi người cùng sử dụng.
- Đám mây riêng: Đối với mô hình đám mây riêng sẽ được vận hành trong 1 tổ chức. Trong đó có thể là quản lý nội bộ hoặc quản lý thông qua bên thứ 3. Người dùng có thể lưu trữ bên trong hoặc cũng có thể lưu trữ bên ngoài.
3. Các mô hình phân phối đám mây
Điện toán đám mây và big data có các mô hình phân phối như thế nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu chi tiết hơn trong phần dưới đây nhé!
3.1 IAAS - Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ
Trong mô hình này bạn sẽ được cung cấp 1 cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Nhà cung cấp đám mây sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo trì. Khi đó bạn sẽ được sử dụng theo đúng yêu cầu của mình. Nó có thể được sử dụng như một điện toán đám mây chung hoặc riêng.
3.2 PAAS - Nền tảng hạ tầng như một dịch vụ
Trong mô hình này thì đám mây lưu trữ đối tượng, cơ sở dữ liệu, sắp xếp, thời gian chạy… Tất cả các thông tin này có thể bạn sẽ nhận trực tiếp từ nhà cung cấp điện toán đám mây. Họ sẽ là những người có trách nhiệm cấu hình và sử dụng nó.
Nhà cung cấp sẽ có nhiệm vụ cung cấp đến cho người dùng các tài nguyên. Tuy nhiên người dùng sẽ có trách nhiệm kết nối với các cơ sở dữ liệu và cả những hoạt động tương tự. Chẳng hạn như: Google App Engine (GAE) và PaaS là Windows Azure
3.3 SAAS - Phần mềm/ ứng dụng như dịch vụ
Mô hình này gồm có: google drive, dropbox, Salesforce.com,... Những ứng dụng mà người dùng đang chạy trên thuật toán đám mây. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ có trách nhiệm thiết lập các cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên chỉ khi nền tảng (PAAS) và cơ sở hạ tầng (IAAS) được hoàn thiện thì SAAS mới có thể hoạt động.
4. Ứng dụng của điện toán đám mây và big data
Cùng điểm qua một vài ứng dụng của điện toán đám mây và big data trong phần dưới đây nhé.
4.1 Ứng dụng của IAAS trong đám mây chung
Trong các dịch vụ của big data sẽ được nhà cung cấp cơ sở hạ tầng. Cho phép người dùng thực hiện truy cập vô hạn vào kho lưu trữ và tính toán. Thường thì các khách hàng doanh nghiệp sẽ sử dụng đến IAAS. Với mục đích tạo ra những giải pháp công nghệ thông tin hiệu quả. Từ đó có thể mở rộng được quy mô cho doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp đó có quy mô hoạt động thay đổi hoặc cũng có thể là tìm cách mở rộng. Khi đó họ có thể thực hiện khai thác tài nguyên trên đám mây khi cần mua thay cho việc mua, cài đặt tích hợp ở phần cứng.
4.2 Ứng dụng của PAAS trong đám mây riêng
Hiện nay thì công nghệ Big Data đang được các nhà cung cấp PAAS kết hợp cùng với nhau. Chẳng hạn như việc kết hợp giữa MapReduce và Hadoop vào các dịch vụ PAAS của họ. Khi đó họ có thể loại bỏ đi sự phức tạp trong quá trình quản lý. Ngoài ra còn có các yếu tố phần cứng, phần mềm riêng lẻ đi kèm.
Ví dụ cụ thể như sau: Trong mọi giai đoạn phát triển, thử nghiệm và lưu trữ. Các nhà phát triển web có thể sử dụng đến các môi trường PAAS riêng lẻ. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sử dụng đến phần mềm nội bộ cũng có thể sử dụng đến PAAS. Nhất là khi tạo ra môi trường thử nghiệm có thêm rào chắn khác biệt.
4.3 Ứng dụng của SAAS trong đám mây lai
Trên thực tế có rất nhiều tổ chức cho rằng phải thực hiện phân tích các ý kiến khách hàng. Nhất là đối với các phương tiện trên mạng xã hội. Khi đó SAAS sẽ cung cấp cho người dùng các nền tảng để thực hiện phân tích dữ liệu.
Trong đó ví dụ tốt nhất khi các doanh nghiệp sử dụng đến SAAS đó là phần mềm văn phòng. Có rất nhiều các công việc khác nhau có thể sử dụng thông qua SAAS. Ví dụ như: lập hóa đơn, bán hàng, kế toán và cả lập kế hoạch…
Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng đến một phần mềm để thực hiện nhiều tác vụ. Phần mềm có thể thực hiện đăng ký qua hệ thống Internet. Sau đó người dùng có thể truy cập bằng bất cứ máy tính nào trong văn phòng. Thông qua việc đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu.
Lời kết
Những thông tin của bài viết đã giúp bạn có được vai trò cũng như ứng dụng của điện toán đám mây và big data. Hiện nay các quy định về công nghệ có phần nới lỏng, chi phí cũng giảm dần. Các doanh nghiệp có thể sử dụng đến điện toán đám mây để giảm chi phí với hiệu quả tốt hơn.