meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục kiến nghị quy hoạch sân bay Nhân Cơ

Thứ hai, 30/05/2022-18:05
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) tỉnh Đắk Nông vừa mới tiếp tục kiến nghị bổ sung sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch cảng hàng không toàn quốc với tư cách là sân bay lưỡng dụng.



Quân khu 5 - Bộ Quốc phòng đã thống nhất đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch sân bay chuyên dùng quốc phòng kết hợp dân sự
Quân khu 5 - Bộ Quốc phòng đã thống nhất đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch sân bay chuyên dùng quốc phòng kết hợp dân sự

Đề nghị đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch là sân bay lưỡng dụng

UBND tỉnh Đắk Nông vừa có công văn gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT đề nghị đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch sân bay chuyên dùng quốc phòng kết hợp với dân sự.

Cụ thể, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị hai bộ: Quốc phòng và GTVT quan tâm xem xét, đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch là sân bay lưỡng dụng (hỗn hợp quốc phòng - dân sự) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở triển khai đầu tư theo quy định.

Theo ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, địa phương này chỉ có duy nhất một phương thức vận tải là đường bộ; đường thủy không khai thác được, đường sắt, đường hàng không chưa được đầu tư xây dựng; đây là hạn chế rất lớn trong việc thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, đây vẫn là điểm nghẽn đối với quá trình phát triển của tỉnh Đắk Nông.

Với vị trí là địa phương nằm ở cửa ngõ phía Nam của khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông là đầu mối kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực duyên hải Nam trung bộ, có 141 km đường biên giới với Campuchia. Lợi thế vị trí cùng với sự đa dạng văn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó phải kể đến là khoáng sản Bô xít với trữ lượng lớn mang đến cho Đắk Nông nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Trong thời gian tới, tỉnh Đắk Nông tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp Alumin - nhôm và các sản phẩm sau nhôm, từng bước phấn đấu đưa Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất và chế biến nhôm lớn nhất cả nước. Hơn nữa, hiện nay Chính phủ Hoàng gia Camphuchia đã cho phép xây dựng sân bay tại tỉnh Muldulkiri (tiếp giáp với tỉnh Đắk Nông).

Mặc khác, Quân khu 5 - Bộ Quốc phòng đã thống nhất đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch sân bay chuyên dùng quốc phòng kết hợp dân sự và đề nghị tỉnh Đắk Nông tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương đưa sân bay Nhân cơ vào quy hoạch.

Trước đó, vào tháng 3/2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã từng đề nghị Bộ GTVT bổ sung quy hoạch cảng hàng không lưỡng dụng Nhân Cơ, trước mắt đầu tư xây dựng sân bay quân sự trên cơ sở tận dụng và mở rộng sân bay Nhân Cơ trước đây để phục vụ cho mục đích quốc phòng và dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thời gian đầu tư trong giai đoạn 2030 – 2050.

Hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dù đã trình cách đây hơn 2 năm. Trong dự thảo Quy hoạch này không có tên sân bay Nhân Cơ trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh Đắk Nông cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng sân bay Nhân Cơ
Tỉnh Đắk Nông cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng sân bay Nhân Cơ

Sớm thực hiện đầu tư sân bay hỗn hợp dân sự - quốc phòng Nhân Cơ

Được biết, hồi đầu năm nay, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng sân bay Nhân Cơ, Đắk Nông.

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải vào đầu tuần này, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường hàng không Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tuớng phê duyệt, đến năm 2020 sẽ nghiên cứu xây dựng nâng cấp sân bay Nhân Cơ phục vụ cho hoạt động bay trực thăng và máy bay cánh bằng loại nhỏ, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, định hướng đến 2030 sẽ nâng cấp sân bay này nhằm tiếp nhận m

Trước đó, vào tháng 1-2016 UBND tỉnh Đăk Nông đề nghị Bộ GTVT triển khai lập quy hoạch chi tiết và sớm thực hiện đầu tư sân bay hỗn hợp dân sự - quốc phòng Nhân Cơ nhằm thu hút các Nhà đầu tư, doanh nghiệp vào khu công nghiệp nhôm trọng điểm Nhân Cơ và ngành công nghiệp nhôm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; đồng thời phục vụ đảm bảo an ninh quốc phòng tuyến biên giới Nam Tây Nguyên.

“Việc đường hàng không chưa được đầu tư xây dựng là một điểm nghẽn đối với tỉnh”, ông Bốn nói.

Theo lý giải của Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông, việc làm sân bay và đường cao tốc góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng.

Ngày 23/3, nguồn tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, vừa có văn bản góp ý quy hoạch tổng thể mạng lưới cảng hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có đề nghị đưa sân bay Nhân Cơ vào quy hoạch xây dựng.

Trước đó, UBND tỉnh Đắk Nông nhiều lần gửi văn bản và trực tiếp đề nghị với các cơ quan Trung ương để quy hoạch xây dựng sân bay Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp), nhưng chưa được chấp thuận. Việc xây dựng sân bay này, ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, còn có mục đích vào quốc phòng.

Lý giải việc đề xuất quy hoạch sân bay Nhân Cơ, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, địa phương chỉ có duy nhất một phương thức vận tải đường bộ; địa hình khó khăn nên việc đi lại không thuận lợi, hạn chế thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế và du lịch.

Hồi tháng 1/2020, Bộ GTVT đề nghị tỉnh Đắk Nông nghiên cứu phương án về việc xây dựng sân bay lưỡng dụng Nhân Cơ; qua đó, bộ hướng dẫn UBND tỉnh Đắk Nông làm việc với Bộ Quốc phòng để đề xuất sân bay quân sự trước; sau khi hình thành sân bay quân sự sẽ căn cứ nhu cầu vận chuyển hành khách tiếp tục đề xuất sử dụng làm sân bay lưỡng dụng.

Mới đây, đoàn công tác tỉnh Đắk Nông do ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước để bàn về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nối 2 tỉnh này.

Theo quy hoạch được duyệt, tuyến cao tốc (đoạn Đắk Nông - Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 212km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Đắk Nông có điểm đầu cao tốc tại sông Sêrêpôk với chiều dài khoảng 110km; đoạn qua tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 102km; điểm cuối đường cao tốc kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (tỉnh Long An), quy mô từ 4-6 làn xe, tốc độ thiết kế 80-100km/giờ.

Hiện tại tỉnh Đắk Nông còn nhiều khó khăn, vì vậy làm đường cao tốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ở địa phương. Trong quá trình triển khai, tỉnh cũng mong muốn có thêm sự hỗ trợ của tỉnh Bình Phước. Địa phương sẽ triển khai quyết liệt các bước để dự án sớm được triển khai đầu tư…

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước và Đắk Nông đã thống nhất đề xuất đoạn qua tỉnh Đắk Nông dự kiến đầu tư với quy mô 4 làn xe; trong đó nền đường rộng 24,75m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách 2,25, lề 7,5m. Đoạn qua tỉnh Bình Phước dự kiến đầu tư với quy mô từ 4 - 6 làn xe; trước mắt đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe phần đường; phần cầu tương đương 6 làn xe.

Nhân Hà Phan
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất vành đai 4 vùng thủ đô “sốt nóng”: Có người sẽ được lợi, có người gặp rủi ro

Đề xuất đầu tư 3 dự án cao tốc bằng vốn ngân sách nhà nước

Đồ án quy hoạch chung thành phố Đồng Hới có gì đặc biệt?

Đến năm 2026, Hà Nội sẽ có cao tốc chạy thẳng từ Đại lộ Thăng Long đến Hoà Bình

Ninh Bình quy hoạch khu nhà ở xã hội hơn 2.300 tỷ đồng

Sớm triển khai 2 tuyến đường vành đai quan trọng ở Hà Nội và TP.HCM

6 tuyến đường sắt đô thị ngầm dài hơn 86 km của Hà Nội đi qua những đâu?

Bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Đông Anh

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

16 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

16 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

16 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

16 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước