meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới với "giấc mơ năng lượng xanh"

Thứ hai, 26/09/2022-12:09
Với khát khao chinh phục liên tục thôi thúc vị tỷ phú thực hiện những bước đi táo bạo, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới cũng như tham gia vào lĩnh vực năng lượng xanh.

Được biết, tỷ phú người Ấn Độ Gautam Adani chính là người không ngừng làm xáo trộn các bảng xếp hạng tỷ phú trên thế giới trong thời gian qua. 

Bloomberg cho biết, sau khi trở thành người giàu thứ ba trên thế giới, ông Adani từ một người kín tiếng đã bỗng xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông với mục đích mở đường cho đế chế kinh doanh của mình. Và sau khi khối tài sản mà ông sở hữu bỗng chốc tăng vọt thì Tập đoàn vốn chỉ chú trọng vào nhiên liệu hóa thạch của ông đã lấn sân sang rất nhiều lĩnh vực mới và hoạt động ở cả bên ngoài Ấn Độ thay vì chú trọng vào thị trường nội địa như trước kia. 

Và trong bối cảnh này, ông Adani đã buộc phải thay đổi bản thân để có thể thích ứng được với sân chơi toàn cầu. Theo đó, ông cần thuyết phục với thế giới rằng tỷ phú than đá này đã trở thành người thống lĩnh năng lượng sạch. Có thể thấy, điều này là đặc biệt quan trọng đối với những người canh gác trên thị trường vốn thế giới - nơi mà ông sẽ tiến hành huy động vốn để thực hiện những tham vọng khổng lồ của bản thân mình. 


Tỷ phú người Ấn Độ Gautam Adani chính là người không ngừng làm xáo trộn các bảng xếp hạng tỷ phú trên thế giới trong thời gian qua
Tỷ phú người Ấn Độ Gautam Adani chính là người không ngừng làm xáo trộn các bảng xếp hạng tỷ phú trên thế giới trong thời gian qua

Tăng trưởng cùng với quốc gia

Ông Adani được đánh giá là người thân cận với Thủ tướng Modi hơn bất kể doanh nhân nào khác và trọng tâm chiến lược kinh doanh của ông trong thập kỷ vừa qua chính là hỗ trợ việc phát triển kinh tế của Ấn Độ. Và những tham vọng của Tập đoàn Adani cũng luôn có sự đồng điệu với những ưu tiên của chính phủ, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là mục tiêu mang nguồn điện ổn định đến cho người dân. 

Đến thời điểm hiện tại, ông đã xây dựng nên một chuỗi cảng cũng như trung tâm dịch vụ hậu cần từ đó tăng cường an ninh năng lượng của đất nước cũng như giảm thiểu sự phân chia thành thị - nông thôn bằng cách cung cấp điện cho khách hàng trăm triệu người ở vùng khó khăn. 

Không những thế, ông Adani cũng giúp tăng cường an ninh lương thực ở trong nước bằng cách xây dựng một chuỗi cung ứng nông nghiệp hiện đại cũng như trao quyền cho nông dân. Ông cũng đã góp phần tạo ra hàng chục nghìn công ăn việc làm tại quê hương của mình. 


Số mỏ than dự kiến của các tập đoàn tư nhân
Số mỏ than dự kiến của các tập đoàn tư nhân

Vào năm 2022, ông Adani còn trở nên vô cùng thân thiết với Chính phủ Ấn Độ hơn khi mà cổ phiếu của 7 công ty đại chúng thuộc Tập đoàn này đã chiếm đến 7% tổng giá trị vốn hóa thị trường, ghi nhận đạt 255 tỷ USD. Cũng nhờ có nguồn tài chính này mà ông Adani có thể hỗ trợ cho Chính phủ trong việc phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội của Ấn Độ. 

Cũng theo đó, ông đã cam kết đến năm 2030 sẽ tiến hành đầu tư 70 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng sạch. Vào hồi tháng trước, Tập đoàn của ông Adani hé lộ rằng đã tiến hành rót vốn 7,2 tỷ USD vào các dự án khai thác quặng sắt và nhôm. Mới đây, tập đoàn cũng đã chi 10.5 tỷ USD để tiến hành thâu tóm Công ty Xi măng Holcim.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Adani cũng chuyển hướng sang các lĩnh vực mới mẻ ví dụ như truyền thông kỹ thuật số và sân bay, trung tâm dữ liệu, viễn thông - đây là tất cả những ngành nghề đa dạng mà Ấn Độ đang cần đến. 


Những tham vọng của Tập đoàn Adani cũng luôn có sự đồng điệu với những ưu tiên của chính phủ, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là mục tiêu mang nguồn điện ổn định đến cho người dân
Những tham vọng của Tập đoàn Adani cũng luôn có sự đồng điệu với những ưu tiên của chính phủ, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là mục tiêu mang nguồn điện ổn định đến cho người dân

Bài toán khó giải quyết là than đá

Được biết, khởi nghiệp với ngành cảng biển và phát triển bằng điện than đá - đây là hai điều từng là niềm tự hào và cũng là động lực chính giúp cho ông Adani trở thành tỷ phú. Mặc dù vậy thì việc khai thác than đá lại đang trở thành một trong những vấn đề lớn nhất khiến cho ông Adani khó chuyển mình sang giấc mơ năng lượng xanh. Đối với ông Adani, sự kết hợp của năng lượng mặt trời và năng lượng gió cùng với năng lượng hydro cũng sẽ mở ra một chân trời mới cho Ấn Độ. 

Chính vì thế mà ông Adani mới đây đã quyết định đầu tư 70 tỷ USD vào nhà máy điện mặt trời với hy vọng có thể biến đế chế của mình trở thành nhà sản xuất năng lượng sạch lớn nhất trên thế giới vào cuối thập kỷ này. Và cũng trong bài phát biểu mới nhất, ông Adani đã gần như không nhắc đến nguồn năng lượng hiện tại là than đá để có thể phù hợp hơn với các nhà quản lý quỹ năng lượng sạch. 



Những năm vừa qua, vị tỷ phú 60 tuổi này đã tiến hành mở rộng quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Adani sang nhiều lĩnh vực từ than đá đến cảng hay từ trung tâm dữ liệu cho đến xi măng, phương tiện truyền thông hay thậm chí là alumin
Những năm vừa qua, vị tỷ phú 60 tuổi này đã tiến hành mở rộng quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Adani sang nhiều lĩnh vực từ than đá đến cảng hay từ trung tâm dữ liệu cho đến xi măng, phương tiện truyền thông hay thậm chí là alumin

Vậy nhưng, theo tổ chức SumOfUs thì hoạt động khai thác mỏ của các công ty ở trong Tập đoàn Adani vẫn đang đóng góp ít nhất 3% lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu. Còn các mảng kinh doanh cũng phụ thuộc vào loại nhiên liệu hóa thạch này hiện cũng đã đóng góp đến 62% doanh thu của Tập đoàn và than đá vẫn được đánh giá là nhân tố quan trọng trong tham vọng tự lực tự cường của Thủ tướng Modi. Và chỉ trong 2 năm trở lại đây, Adani đã mua 8 mỏ than mới ở Ấn Độ đã nâng tổng con số lên 17 và còn dự định sẽ mua thêm nữa. Hơn thế, chính sự phụ thuộc này cũng còn rất khó để có thể cải thiện bởi các hoạt động sản xuất chính của Tập đoàn Adani phần lớn vẫn dựa vào than đá. Hay kể cả trong tương lai gần, khi thị trường năng lượng đang gặp khủng hoảng, khai thác mỏ than hay kinh doanh điện than vẫn được xem là nguồn thu nhập chủ yếu của Tập đoàn Adani. Và đây cũng sẽ là vấn đề ưu tiên của Tỷ phú Adani là phải tìm cách cải thiện nếu như muốn hiện thực hóa giấc mộng năng lượng xanh. 

Tiến hành lên kế hoạch để thay đổi

Như thế, để có thể thực hiện được ước mơ của mình thì ông Adani đã đặt ra hai mục tiêu chính đó là thay đổi định kiến về văn hóa doanh nghiệp và kêu gọi nguồn vốn. 

Được biết, cách đây vài năm, ông Adani đã liên hệ với Bảo tàng Khoa học London - đây là một trong những định chế văn hóa danh giá nhất của Anh với mong muốn có thể trở thành nhà tài trợ. Và cuộc trao đổi không thuận tiện lắm bởi vì bảo tàng đã nhận thấy rằng Adani Enterprises có chỉ số bảo vệ môi trường là rất thấp và dưới cả những ông lớn dầu mỏ như Saudi Aramco và Exxon-Mobil.

Mặc dù vậy thì Adani Enterprises cuối cùng vẫn thành công trở thành nhà tài trợ đồng thời tổ chức một triển lãm có tên “Energy Revolution: The Adani Green Energy Gallery” (tạm dịch là: Cuộc cách mạng năng lượng - Triển lãm năng lượng sạch của Adani). Dù cho sự kiện vấp phải sự phản đối của nhiều người nhưng đây vẫn là một trong những bước đầu tiên để cho Tập đoàn Adani thể hiện được sự thay đổi trong kinh doanh. 

Và giờ đây, câu hỏi lớn nhất dành cho Adani chính là liệu rằng ông có thể thuyết phục được  những định chế cho vay vốn hay không. Trong khi các ngân hàng quốc tế ví dụ như Standard Chartered và Barclays đã đồng ý tài trợ và một trong những quỹ trái phiếu lớn nhất trên thế giới PIMCO cũng đã từ chối cấp vốn cho dự án xây cảng của Adani bởi vì những lo ngại liên quan đến than đá. 



Được biết, cách đây vài năm, ông Adani đã liên hệ với Bảo tàng Khoa học London - đây là một trong những định chế văn hóa danh giá nhất của Anh với mong muốn có thể trở thành nhà tài trợ
Được biết, cách đây vài năm, ông Adani đã liên hệ với Bảo tàng Khoa học London - đây là một trong những định chế văn hóa danh giá nhất của Anh với mong muốn có thể trở thành nhà tài trợ

Đối với các nhà quản lý tài sản toàn cầu đang có xu hướng phi carbon hóa danh mục đầu tư và những bài phát biểu thể hiện được tham vọng năng lượng xanh của Adani là chưa đủ để có thể thuyết phục họ rót tiền. 

Đến hiện tại, cổ phiếu của Adani vẫn đang được các nhà đầu tư đánh giá cao. Các nhà đầu tư cho biết: “Bởi vì họ chính là tập đoàn duy nhất của Ấn Độ tập trung vào năng lượng và cơ sở hạ tầng xanh”. Mặc dù các nhà đầu tư trên toàn cầu đang ngày càng trở nên nhạy cảm hơn với vấn đề môi trường và ông Adani buộc phải cam kết chấm dứt sử dụng than đá nếu như muốn thực hiện hóa những tham vọng của bản thân mình. 

Ông Adani sinh năm 1962 tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Ông sinh ra trong một gia đình đông con và kinh doanh ngành dệt may. Adani đã theo học Đại học Gujarat chuyên ngành thương mại nhưng đến năm thứ hai thì ông đã quyết định bỏ học. Vào năm 18 tuổi, ông đã quyết định tìm cơ hội ở Mumbai - đây chính là thành phố kinh tế phát triển sôi động nhất ở Ấn Độ chỉ với 100 rupee trong túi. 

Những năm vừa qua, vị tỷ phú 60 tuổi này đã tiến hành mở rộng quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Adani sang nhiều lĩnh vực từ than đá đến cảng hay từ trung tâm dữ liệu cho đến xi măng, phương tiện truyền thông hay thậm chí là alumin. 

Hiện, Tập đoàn này đang sở hữu nhà điều hành cảng và sân bay khu vực tư nhân lớn nhất ở Ấn Độ và nhà phân phối khí đốt cho các thành phố cũng như công ty khai thác than. Trong khi mỏ Carmichael ở Australia của Adani Group nhận chỉ trích từ các nhà môi trường, vào tháng 11 năm 2021, Tập đoàn này đã cam kết đầu tư 70 tỷ USD vào năng lượng xanh với mục tiêu là sẽ trở thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới. 

Khối tài sản của ông Adani ghi nhận đã tăng 60,9% sau thời gian 6 tháng đầu năm 2022 và nhiều hơn bất kể tỷ phú nào trên thế giới. Hơn thế, doanh nhân này đã vượt qua Ambani để trở thành người Châu Á giàu nhất vào thứ 2 khi sở hữu khối tài sản 100 tỷ USD và tháng 4 và đã soán ngôi vị trí thứ tư của Bill Gates vào tháng trước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước