Từ khu vực ít được “điểm mặt chỉ tên”, nay thị trường bất động sản Nam Sài Gòn rục rịch “nóng” trở lại
BÀI LIÊN QUAN
Tuyến đường huyết mạch khu Nam Sài Gòn được thay áo mới, dự án BĐS nào hưởng lợi?Bất động sản Nam Sài Gòn bừng sáng nhờ hạ tầng giao thôngThị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn thiết lập mặt bằng giá mớiBất động sản “nóng” lên sau những thông tin quy hoạch
Có thể thấy, làn sóng ăn theo quy hoạch và sự xuất hiện thông tin về những dự án lớn đang có tác động rất tích cực đến thị trường bất động sản khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 2 sau dịch bệnh Covid-19, khu vực này nhận được đông đảo sự quan tâm bởi sự lộ diện của những thông tin đầy triển trọng về các dự án, quy hoạch - vốn đã âm thầm ảnh hưởng, tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư mua bán cũng như tâm lý của các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường bất động sản.
Theo chủ trương Đề án đầu tư của UBND Tp.HCM, trong giai đoạn năm 2021 - 2030, bốn huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi sẽ được định hướng nâng cấp quy mô hành chính từ huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Riêng huyện Nhà Bè dự kiến sẽ trở thành một đô thị vệ tinh giống như khu vực Phú Mỹ Hưng ở quận 7.
Trong ngày 30/6/2022 vừa qua, UBND huyện Nhà Bè đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM tổ chức chương trình Hội thảo khoa học "Tiềm năng và triển vọng phát triển huyện Nhà Bè thành đô thị vệ tinh của Tp.HCM". Theo đó, tại sự kiện này các chuyên gia đưa ra kiến nghị, huyện Nhà Bè nên định hướng phát triển lên thẳng thành phố thuộc Tp.HCM thay vì quy hoạch lên quận. Thông tin này một lần nữa đã tạo ra tín hiệu tích cực, đầy triển vọng cho thị trường bất động sản tại khu vực này.
Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đang tăng trưởng mạnh hơn TP. Hồ Chí Minh
Một số báo cáo, nghiên cứu gần đây về thị trường bất động sản nửa đầu năm cho thấy, trong quý II/2022, giá bất động sản gia tăng ở nhiều địa phương, nguồn cung dần được cải thiện. Trong đó, thị trường Hà Nội đang nhận về nhiều tín hiệu khả quan hơn.Vẫn còn phân khúc không rơi vào trạng thái trầm lặng của thị trường bất động sản
Những tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản toàn quốc ghi nhận nhiều tín hiệu hồi phục khi có những hoạt động sôi động và thông tin tích cực thì tới giữa năm, thị trường lại có xu hướng chững lại. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, không phải tất cả các phân khúc bất động sản đều trầm lặng.Trong khi thị trường bất động sản TP.HCM có phần ảm đạm thì vùng ven lại hết sức sôi động
Trong bối cảnh thị trường Tp.HCM khan hiếm nguồn cung ở hầu hết các phân khúc thì các thị trường ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai lại phát triển rất sôi động trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây.Kiểm soát được bong bóng, bất động sản bật tăng cả về giá bán lẫn nguồn cung
Trong nửa đầu năm 2022, bất chấp những khó khăn để lại sau dịch Covid-19, cả nguồn cung và giá bán bất động sản ở hầu hết các khu vực và phân khúc đều đã bật tăng rất nhanh. Dữ liệu được đưa ra bởi Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - BĐS Dat Xanh Services.Giá bán chung cư trên tuyến đường “đau khổ” Lê Văn Lương lên tới 75 triệu đồng/m2
Đường Lê Văn Lương được đánh giá là một tuyến đường đã quá tải hạ tầng, xã hội. Nhưng xét về giá căn hộ nơi đây lại đang cao hơn mặt bằng chung ở Hà Nội, mức giá bán cao nhất lên tới 75 triệu đồng/m2. Nguyên nhân đến từ vị trí địa lý đắc địa của khu vực này, đi cùng với sự kết nối thuận tiện đến vùng trung tâm.Ngay cả căn hộ có giá trung bình 50-60 triệu đồng/m2 cũng có thể bốc hơi trên thị trường TP.HCM
Phân khúc thị trường bất động sản trung cấp dành cho đối tượng khách hàng trẻ nằm trong độ tuổi dưới 30-35 hiện nay đang có nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, nguồn cung sản phẩm của loại hình này lại đang cạn kiệt đến mức đáng báo động tại thị trường Tp.HCM.Thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn thiết lập mặt bằng giá mới
Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, nguồn cung nhà ở ngày càng khan hiếm thì những dự án hạng A sắp triển khai với các căn hộ dưới 2 tỷ đồng sẽ là điểm sáng trên thị trường và đang được giới đầu tư săn đón nhiệt tình.Tuyến đường huyết mạch khu Nam Sài Gòn được thay áo mới, dự án BĐS nào hưởng lợi?
Hàng loạt dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Linh được triển khai trong thời gian gần đây đã thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông, mỹ quan đô thị tại Q.7, Q.8, H.Bình Chánh (TP.HCM). Ăn theo hạ tầng tuyến đại lộ được coi là “xương sống” kinh tế khu Nam Sài Gòn, hàng loạt dự án chung cư mọc lên như nấm.Bất động sản Nam Sài Gòn bừng sáng nhờ hạ tầng giao thông
Thị trường bất động sản khu vực phía Nam TP.HCM đang ghi nhận những dấu hiệu tăng trưởng vô cùng tích cực khi có nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng đang chuẩn bị trong quá trình triển khai hoặc hoàn thiện. Hệ thống hạ tầng khu vực hoàn thiện là cơ sở để bất động sản khu vực phát triển mạnh mẽ.Theo nhận định của PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM nhận định rằng, huyện Nhà Bè sở hữu rất nhiều những lợi thế tuyệt vời như về sông nước, về cảnh quan tự nhiên, về diện tích mảng xanh, ưu điểm về nghỉ dưỡng và phát triển du lịch sinh thái. Những lợi thế này sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi để huyện vùng ven này phát triển thành Thành phố vệ tinh hiện đại của Tp.HCM thay vì nâng cấp lên quận.
Còn theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, đến từ Đại học Quốc gia Tp.HCM, huyện Nhà Bè cần phải được định hình để trở thành một phần của Khu đô thị thông minh sinh thái dựa trên vành đai sông, hướng ra biển và trở thành thành phố vệ tinh phát triển ở khu vực phía Nam Tp.HCM, gắn liền không gian phát triển của huyện Nhà Bè với quận 7. Trong thời gian tới đây, huyện Nhà Bè cần tập trung phát triển giao thông đường thủy để có thể kết nối trực tiếp với quận 1 qua bến Bạch Đằng, tận dụng tối đa lợi thế của quận 7 là khu vực tập trung nhiều công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam để từ đó đẩy mạnh về không gian số, kinh tế số.
Cũng như thành phố Thủ Đức, huyện Nhà Bè đã và đang chuẩn bị những điều kiện nhất định để có thể phát triển trở thành đô thị vê tinh. Như vậy, 5 huyện ngoại thành Tp.HCM là Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn đang đặt ra mục tiêu trở thành thành phố vào thời điểm năm 2030. Theo kế hoạch, Sở Nội vụ sẽ chính thức hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng các huyện lên thành quận (hoặc trở thành thành phố thuộc Tp.HCM) trong giai đoạn 2021-2030 trình lên UBND Tp.HCM trước thời điểm ngày 30/9. Sau đó, UBND Tp.HCM sẽ chốt chính xác địa phương nào sẽ lên quy hoạch quận hoặc quy hoạch lên thành phố.
Cùng với những thông tin mới về quy hoạch thì mới đây việc công bố về siêu dự án GS Metrocity Nhà Bè có quy mô diện tích là gần 350 ha xuất hiện tại khu vực này cũng đã tạo nên “sóng” cho thị trường bất động sản ở khu vực phía Nam thành phố. Đây là dự án mới dự kiến xây dựng trên địa bàn xã Phước Kiển, có quy mô lớn nhất tại khu vực Nam Sài Gòn tính cho đến thời điểm hiện tại. Động thái "nhá hàng" của siêu dự án này từ phía đơn vị chủ quản đang khiến cho nhiều nhà đầu tư chú ý, quan tâm hơn đến thị trường Nhà Bè nói riêng, khu vực phía Nam thành phố nói chung sau một thời gian khá tĩnh lặng, im ắng.
Đánh giá về bất động sản khu Nam, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho hay, so với khu vực phía Đông đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, khu vực phía Nam lại chứng kiến hiện tượng mức giá giao dịch đi ngang, phù hợp để có thể phát triển bền vững, ổn định tạo điều kiện để cho người dân dễ dàng tìm được một sản phẩm nhà ở hoặc đầu tư vừa túi tiền. "Giá đất khu Đông trong thời gian vừa qua ghi nhận tăng giá quá đột biến, vô tình khiến cho các khu vực Nhà Bè, Bình Chánh trở thành điểm thu hút, hấp dẫn về giá. Điều này đã gây được sự chú ý cho các nhà đầu tư hướng tới vùng đất này", ông Quang nhận định.
Tương lai của thị trường bất động Nam Sài Gòn sẽ vô cùng rực rỡ
Khác với khu vực phía Bắc hay phía Đông thành phố vốn có sự phát triển thăng trầm tùy vào từng giai đoạn, lúc thì bùng nổ, lúc lại im ắng, ít được chú ý thì vùng đất phía Nam Sài Gòn lại có lịch sử hình thành trong thời gian dài, mỗi năm lại chứng kiến sự thay đổi trong diện mạo đô thị. Khu Nam được đánh giá là minh chứng rõ ràng nhất cho quá trình đô thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Tương lai của vùng đất này được đánh giá là có thể tạo nên nhiều hấp lực mạnh mẽ. Nơi đây sở hữu ba đô thị sinh thái từ lâu đã được coi là thỏi nam châm hút vốn đầu tư tại khu vực huyện Cần Giờ, Hiệp Phước và những giai đoạn triển khai tiếp theo của Phú Mỹ Hưng tại quận 7, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông cũng từ đó sẽ có sự thay đổi rất lớn.
Khu vực Nam Sài Gòn là vùng đất có cảnh quan đẹp nhất ở phía Nam, đặc biệt là sự hiện diện, góp mặt của các khu dân cư kiểu mẫu, thiết kế hiện đại đã được Bộ Xây dựng đánh giá cao. Tp.HCM cũng công bố bản điều chỉnh về quy hoạch đô thị năm 2040 tầm nhìn đến 2060 sẽ điều chỉnh một số định hướng phát triển, trong đó hướng Nam của thành phố sẽ được chú trọng hướng về tính kết nối ra biển Đông.
Theo khảo sát thực tế thì hiện nay các dự án bất động sản triển khai tại khu vực quận 7 đều được phát triển nằm dọc theo tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Hữu Thọ và bắt đầu triển khai kéo dài đến tuyến đường Nguyễn Thị Thập - tất cả đều đặc biệt phù hợp theo chủ trương quy hoạch hạ tầng giao thông thành phố trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, huyện Nhà Bè, xã Phước Kiển hay mở rộng hơn là các khu vực vùng ven ở quận 7 vẫn còn nhiều diện tích đất trống, có lợi thế là những quỹ đất lớn và biên độ tăng giá vẫn còn khá nhiều. Vì thế, trong thời gian sắp tới, cùng với sự thay đổi chóng mặt của bộ mặt đô thị và cơ sở hạ tầng - tuyến đường giao thông vận tải, thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội để phát triển bứt tốc. Đặc biệt, cùng với khu vực Phú Mỹ Hưng sẽ còn hình thành thêm nhiều các khu đô thị kiểu mẫu, tạo nên nguồn cung sản phẩm phong phú, đa dạng đáp ứng được tối đa nhu cầu sinh sống của những người dân có điều kiện tài chính tốt.
Ngoài ra, một loạt những dự án cơ sở hạ tầng của Khu Nam Sài Gòn cũng đã được đưa vào lộ trình phê duyệt, từ đó tạo nên đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực này bứt tốc. Chẳng hạn có thể kể đến như hệ thống hầm chui, cầu vượt tại triển khai ở ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Q.7) đã chính thức được khởi công trong giai đoạn 1. Ngoài ra, có 2 dự án trọng điểm ở khu vực này là cầu Thủ Thiêm 3 (nối từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2 đi qua khu vực Q.4) và cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối giữa 2 khu vực Q.2 qua Q.7) với quy mô đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng cũng đang được thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh thực hiện.
Hay một loạt các dự án trọng điểm khác có vai trò quan trọng triển khai ở khu vực này như cầu Nguyễn Khoái, ở Q.7 kết nối trực tiếp với Q.4 (vốn đầu tư dự kiến là 1.250 tỷ đồng), dự án mở rộng tuyến đường Nguyễn Tất Thành (Q.4), dự án tuyến đường trục Bắc - Nam đóng vai trò kết nối khu vực trung tâm với các khu vực quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè có tổng mức kinh phí dự trù đạt hơn 8.500 tỷ đồng cũng đang được cơ quan quản lý thúc đẩy nhanh tiến độ. Ước tính, sắp tới tại khu vực Nam Sài Gòn sẽ đón nhận dòng vốn lên đến hơn 5 tỷ USD cho xây dựng hạ tầng và đầu tư công.
Những tín hiệu vui, vô cùng tích cực đang thúc đẩy mạnh mẽ dòng tiền của các nhà đầu tư hướng vào bất động sản khu Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn kể từ sau Tết Nguyên đán 2022 cho đến nay. Trong tương lai, khu vực phía Nam được đánh giá sẽ tiếp tục là thị trường bất động sản được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm.
Báo cáo mới nhất từ một chuyên trang bất động sản cũng đã chỉ ra rằng những tín hiệu về sự rục rịch sôi động của thị trường bất động sản khu Nam Tp.HCM sau khi xuất hiện các thông tin về hạ tầng, dự án. Theo đó, trong tháng 6/2022, chỉ số về số lượt người tìm kiếm về bất động sản cũng như có tỷ lệ người liên lạc để thực hiện giao dịch về các loại hình nhà ở, căn hộ, đất nền tại huyện Nhà Bè (Tp.HCM) đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Tổng số lượt tìm kiếm về tin đăng bất động sản tại khu vực huyện Nhà Bè đã đạt được ở mức cao nhất trong tháng 3/2022 ngay sau Tết đối với tất cả các loại hình sản phẩm nhà, đất. Sau đó có sự giảm nhẹ từ thời điểm tháng 4/2022 và duy trì được lượng tìm kiếm cao cho đến hết tháng 5/2022.
Cùng với tỉ lệ tìm kiếm tăng cao trong thời gian ngắn thì nguồn cung cũng bắt đầu có dấu hiệu rục rịch tăng theo. Theo đó, nguồn cung tính trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 cho đến thời điểm hiện tại, với mức tăng trung bình là 9.5% cho loại hình căn hộ, tăng 8.4% cho loại hình sản phẩm nhà đất và ghi nhận tăng 10.5% cho đất nền.
(Nguồn: Nhịp sống kinh tế)