meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tuyến đường huyết mạch khu Nam Sài Gòn được thay áo mới, dự án BĐS nào hưởng lợi?

Thứ ba, 21/06/2022-06:06
Hàng loạt dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Linh được triển khai trong thời gian gần đây đã thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông, mỹ quan đô thị tại Q.7, Q.8, H.Bình Chánh (TP.HCM). Ăn theo hạ tầng tuyến đại lộ được coi là “xương sống” kinh tế khu Nam Sài Gòn, hàng loạt dự án chung cư mọc lên như nấm.

Con đường đau khổ

Tiếng là ở khu nhà giàu Phú Mỹ Hưng (Q.7), và cách Q.1 chỉ khoảng 5 phút đường chim bay, thế nhưng mỗi lần có việc phải vào trung tâm thì giao thông luôn là nỗi ám ảnh với anh Thái Bá Dũng (43 tuổi). Trong đó, đường Nguyễn Văn Linh là một trong những điểm đen về tình trạng kẹt xe nhiều năm nay. Theo anh Dũng, đây là đại lộ đẹp nhất khu Nam Sài Gòn, đoạn đường bắt đầu từ H.Bình Chánh (TP.HCM) về tới nút giao Nguyễn Thị Thập (Q.7) có 10 làn xe, tuy nhiên đoạn còn lại từ nút giao Nguyễn Thị Thập đến nút giao thông đường Huỳnh Tấn Phát chỉ có 6 làn xe.

“Trong khi khu vực này có hàng loạt cao ốc văn phòng, khu đô thị, bến cảng, khu công nghiệp. Gần như cứ vào giờ cao điểm là đoạn đường Nguyễn Văn Linh tại các nút giao thông với Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng bị kẹt xe. Những ngày Sài Gòn mưa to gió lớn đi qua những đoạn đường này mà bị kẹt xe thì không khác gì đi đày”, anh Dũng cho biết.




Đường Nguyễn Văn Linh với nhiều nút giao là điểm đen về ùn ứ, kẹt xe trong nhiều năm nay
Đường Nguyễn Văn Linh với nhiều nút giao là điểm đen về ùn ứ, kẹt xe trong nhiều năm nay

Chị Nguyễn Khánh Phương (39 tuổi), trước đây làm nhân viên quản lý cho 1 công ty tại KCX Tân Thuận, nhưng cũng vì không chịu được áp lực giao thông trên con đường này mỗi ngày mà chị đã xin nghỉ việc. “Đường Nguyễn Văn Linh nút giao với Nguyễn Hữu Thọ và nút giao Huỳnh Tấn Phát có mật độ xe tham gia giao thông rất lớn vì đoạn trước là KCX Tân Thuận có nhiều xe tải, xe container ra vào. Đoạn này chỉ khoảng 2km nhưng có bữa kẹt xe hàng tiếng đồng hồ”, chị nói. Cũng theo chị Phương, trên đại lộ này, ngoài đoạn đi qua Q.7, đoạn đi qua Q.8 và H.Bình Chánh cũng thường xuyên kẹt xe và xảy ra tai nạn giao thông. Đặc biệt là đoạn qua những nút giao thông quan trọng về miền Tây như quốc lộ 50, đoạn đường Phạm Hùng về Q.8 và H.Nhà Bè.

Tương tự hoàn cảnh của chị Phương, anh Bùi Tâm Đức cũng phải bán căn hộ tại Phú Mỹ Hưng để chuyển về sang TP.Thủ Đức sinh sống vì quá ngán ngẩm tình trạng ùn ứ, kẹt xe tại đường Nguyễn Văn Linh. “Công ty tôi làm việc ở Q.5, tính ra từ nhà đi tới đó chỉ khoảng 15 phút, thế nhưng ngày nào tôi cũng phải mất 35 – 45 phút để đi làm. Mỗi ngày đi qua đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ giao với đường Nguyễn Văn Linh là mệt mỏi. Tôi bán luôn căn hộ tại đây chuyển về mua căn hộ ở P.Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức), đi làm có xa chút nhưng cho tinh thần nó thỏa mái’, anh Đức chia sẻ về chuyện bỏ Phú Mỹ Hưng về nơi khác ở.




Đường Nguyễn Văn Linh là “xương sống” khu Nam Sài Gòn
Đường Nguyễn Văn Linh là “xương sống” khu Nam Sài Gòn

Được biết, đường Nguyễn Văn Linh là “xương sống” khu Nam Sài Gòn. Theo thiết kế, con đường có chiều dài gần 18km, mặt đường rộng 60m cho 10 làn xe lưu thông với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Năm 2007, đường Nguyễn Văn Linh được thi công xong và đưa vào sử dụng, điểm đầu từ KCX Tân Thuận (Q.7) đến quốc lộ 1A đi các tỉnh miền Tây. Theo tìm hiểu, nguyên nhân trong 1 thời gian dài chủ đầu tư chưa thực hiện đúng thiết kế về làn xe (10 làn xe) đoạn còn lại của dự án là do tuân thủ quy định của cơ quan thẩm quyền không lấp rạch để thực hiện thi công.

Theo Sở GTVT TP.HCM, sau khi đường Nguyễn Văn Linh được thông xe, tốc độ phát triển đô thị ở khu vực Nam Sài Gòn tăng nhanh. Dù mỗi năm TP.HCM đều đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng nhưng vẫn chưa tương xứng với tốc độ đô thị hóa nơi đây. Người lao động khắp nơi đổ về bến cảng, KCX Tân Thuận làm việc, kéo theo đó là các dự án chung cư, nhà ở, khu đô thị mọc lên như nấm. Đó là chưa kể tới nhu cầu đi lại của người dân từ H.Nhà Bè, Cần Giờ rất lớn…

3 dự án trọng điểm trên 1 con đường

Để giải quyết tình trạng xẹt xe tại khu Nam Sài Gòn, UBND TP.HCM đã mạnh tay đầu tư một loạt các dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại khu vực này. Một trong những dự án trọng điểm đó là mở rộng đoạn đường Nguyễn Văn Linh từ 6 làn xe lên 10 làn xe lưu thông đoạn từ nút giao Nguyễn Thị Thập đến nút giao đường Huỳnh Tấn Phát, xây cầu Thủ Thiêm 4 và hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.




Công trình hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ cũng được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Nam thành phố
Công trình hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ cũng được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Nam thành phố

Theo quan sát của phóng viên, dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Linh được khởi công vào cuối năm 2021, tổng chiều dài khoảng 2km, do Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư. Vào thời điểm hiện tại, dự án đang đi vào giai đoạn nước rút, mặt đường được mở rộng mỗi bên thêm 13,25m, bao gồm hơn 7m làn xe hỗn hợp và 6m vỉa hè. Khi hoàn thành, bề rộng mặt đường từ 6 lên 10 làn xe.

Tương tự, công trình hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ cũng được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Nam thành phố. Dự án này được triển khai từ hồi tháng 4/2020, chia làm 2 giai đoạn thi công. Giai đoạn đầu sẽ làm hai hầm chui dài 480m cùng các nhánh rẽ, đảo tròn trung tâm phía trên, tổng kinh phí khoảng 830 tỷ đồng. Theo dự kiến, hai hầm hoàn thành năm 2022 sẽ hạn chế giao cắt giữa các hướng đi và giảm kẹt xe qua nút giao này, tạo điều kiện cho xe từ đường Nguyễn Hữu Thọ ra tới cầu Kênh Tẻ vào Q.1 thông thoáng hơn. Ở giai đoạn hai, dự án sẽ hoàn chỉnh nút giao với hai cầu vượt, hai hầm chui với kinh phí khoảng 1.780 tỷ đồng trong đó 780 tỷ đồng cho xây dựng, còn lại là tiền giải phóng mặt bằng.




Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành tuyến đường Nguyễn Văn Linh sẽ thông suốt với đường Mai Chí Thọ, rút ngắn thời gian đi lại từ khu Nam Sài Gòn qua TP.Thủ Đức
Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành tuyến đường Nguyễn Văn Linh sẽ thông suốt với đường Mai Chí Thọ, rút ngắn thời gian đi lại từ khu Nam Sài Gòn qua TP.Thủ Đức

Trong khi đó việc xây cầu Thủ Thiêm 4 cùng với cầu Cần Giờ được Sở GTVT TP.HCM xem là một trong những nội dung cấp bách trong lĩnh vực GTVT để trình HĐND thành phố tại kỳ họp khoá X. Được biết, cả 2 dự án này được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, dự án xây dựng cầu Cần Giờ có tổng vốn đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ đồng và cầu Thủ Thiêm 4 với tổng mức đầu tư 5.300 tỷ đồng. Dự án cầu Thủ Thiêm 4 với chiều dài gần 2,2km, rộng 28m, quy mô 6 làn xe. Điểm đầu công trình dự kiến từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh, điểm cuối nối với Khu đô thị Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4. Nếu thuận lợi, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ khởi công năm 2024 và hoàn thành vào 2028. Sau khi hoàn thành tuyến đường Nguyễn Văn Linh sẽ thông suốt với đường Mai Chí Thọ, rút ngắn thời gian đi lại từ khu Nam Sài Gòn qua TP.Thủ Đức.

Dự án nào hưởng lợi?

Các chuyên gia bất động sản nhận định, ngay từ thời điểm đường Nguyễn Văn Linh được thông xe thì đất đai khu vực 2 bên tuyến đại lộ chỉ vùng trũng, kênh rạch và đầm lầy. Tuy nhiên, sau nhiêu năm nơi đây đã thay da đổi thịt, khu Phú Mỹ Hưng hình thành và thành một trong những khu nhà giàu Sài Gòn. Mặt bằng giá nhà đất tại khu vực xã Bình Hưng (H.Bình Chánh), khu Phú Mỹ Hưng (Q.7) nơi tuyến đường này đi qua liên tụ lập đỉnh, sớm trở thành đại lộ đắt đỏ nhất nhì thành phố. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, giá các sản phẩm nhà đất 2 bên đại lộ Nguyễn Văn Linh sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

“Hạ tầng khu Nam vốn đã được đầu tư bài bản và hiện đại. Bây giờ 3 dự án trọng điểm tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh sau khi hoàn thành không chỉ giải bài toán kẹt xe kinh niên tại nơi đây mà còn góp phần nâng tầm BĐS khu Nam Sài Gòn. Ngoài ra, thị trường BĐS vùng ven như H.Bến Lức, Cần Giuộc (Long An) cũng được hưởng lợi”, ông Phan Huy Khoa, một nhà đầu tư BĐS tại khu Nam Sài Gòn nhận định.




Loạt dự án Asiana Riverside, West Gate Park, Saigon Intela, Căn hộ Mizuki Park, Dream Home Riverside hưởng lợi khi đại lộ Nguyễn Văn Linh được thay áo mới
Loạt dự án Asiana Riverside, West Gate Park, Saigon Intela, Căn hộ Mizuki Park, Dream Home Riverside hưởng lợi khi đại lộ Nguyễn Văn Linh được thay áo mới

Ghi nhận thực tế cho thấy, hai bên đường Nguyễn Văn Linh đoạn từ H.Bình Chánh tới Q.7, trong 6 tháng đầu năm đã quy tụ rất nhiều dự án bất động sản đình đám. Trong đó có thể kể đến dự án Asiana Riverside, West Gate Park, Saigon Intela, Căn hộ Mizuki Park, Dream Home Riverside…Theo khảo sát, so với các đại lộ tại thành phố, đường Nguyễn Văn Linh là tuyến có nhiều dự án mới nhất vào thời điểm hiện tại. Mặt bằng giá bất động sản tại các phân khúc căn hộ, nhà phố, biệt thự, đất nền đều có dấu hiệu tăng nhiệt ngay sau khi tuyến đường này được nâng cấp mở rộng.

Theo đó, các dự án căn hộ trên đường Nguyễn Văn Linh đoạn đi qua H.Bình Chánh, Q.8 có giá bán dao động từ 40 – 65 triệu/m2, đoạn đi qua Q.7 có giá từ 70 – 120 triệu/m2, tùy dự án và tùy hướng nhìn. So với mức giá trước khi mở rộng đại lộ, giá bán tăng 10 – 15 triệu/m2. Theo một chủ đầu tư dự án đường Nguyễn Văn Linh đoạn đi qua Q.8 cho biết, lợi thế hạ tầng và trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn, khan nguồn cung mới nên giỏ hàng của đơn vị này khi mở bán có lệ hấp thụ trên 90 %. Ăn theo hạ tầng, ngoài các dự án mới, mặt bằng giá bán các dự án chung cư mới bàn giao, chung cư cũ cũng “nhảy số”, so với trước Tết 2022, phổ biển từ 150 – 350 triệu/căn.

Nguyễn Khoát
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước