Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Tự do hoá tài chính ngân hàng là gì? Lợi ích và rủi ro của tự do hoá tài chínhNhững điều cần biết về tự do hóa cơ chế tín dụng
Tự do hóa tài chính là gì?
Tự do hoá tài chính (tiếng Anh là Financial Liberalization) được hiểu là việc giảm thiểu một phần hoặc giảm thiểu tối đa sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia. Thay vào đó những hoạt động tài chính sẽ phải tuân thủ theo các nguyên tắc tthiju trường đưa ra. Việc tự do hóa tài chính có thể đem đến lại những lợi ích king tế cho quốc gia nhưng cũng phải hết sức cẩn thận nếu không vận dụng đúng cách có thể gây ra suy thoái, mất mát. Tự do hóa tài chính được chia ra làm hai loại
Tự do hóa tài chính trong nước
Đây là phương pháp nới lỏng, tự do hóa về lãi suất trong hoạt động tự do hóa tài chính trong nước. Thông qua đó, nguồn lực phân bổ tín dụng sẽ trở nên tự do hơn, vì ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tài chính có thể tự xác định những yếu tố liên quan và đưa ra mức lãi suất hợp lý cho hoạt động của mình.
Tự do hóa tài chính với nước ngoài
Tự do hóa tài chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa khu vực tài chính quốc tế và tự do tỷ giá và tài khoản vốn. Thông qua đó, để gia tăng cơ hội hội nhập tài chính giữa các quốc gia với nhau, xóa bỏ mọi khoảng cách giữa tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.
Vai trò của tự do hóa tài chính
Tự do hóa tài chính đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển và hoạt động của các tổ chức tài chính, kinh doanh trong và ngoài nước. Vì thế, tự do hóa tài chính đóng một vai trò quan trọng như sau:
Phân bổ các nguồn lực quốc gia hiệu quả
Đầu tiên, tự do hóa tài chính góp phần phân bổ các nguồn lực quốc gia một cách hợp lý ở phạm vi trong và ngoài nước. Tự do hóa tài chính là quá trình mà các lực lượng thị trường sẽ có quyền quyết định đến mức giá của nguồn lực được cho là quan trọng, giữ vai trò chủ chốt. Những nguồn lực khan hiểm này sẽ phát huy hiệu quả khi phân bổ đến những người cần thiết nhất, đồng thời, việc các nguồn vốn được hoạt động tự do sẽ tiết kiệm được một số chi phí phát sinh cũng như phân bổ nguồn lực sử dụng một cách hiệu quả
Mang đến lợi ích cho khách hàng
Nhiều tổ chức tài chính và sản phẩm tài chính xuất hiện trên thị trường sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn. Trên thị trường sẽ có những sự cạnh tranh mà người tiêu dùng được lợi nhất khi được sử dụng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp, chi phí thấp mà ưu đãi lớn.
Thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
Các nguồn tiền gửi và cho vay sẽ do các ngân hàng điều chỉnh lãi suất nên sẽ tăng tính lưu động của vốn. Nhờ vậy mà các khoản tín dụng cá nhân và doanh nghiệp sẽ phát triển giúp họ có cơ hội đầu tư, mở rộng đạt được mức lãi suất cao, đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn mạnh.
Cải cách chính sách quốc gia
Thông qua việc tự do hóa tài chính các quốc gia có cơ hội mở cửa, hội nhập nhưng điều đó đồng nghĩa với việc phải cải cách để thích ứng được với thị trường quốc tế. Nhờ vậy mà các tổ chức, chính sách tài chính kinh tế đã được cải thiện rất lớn.
Tiết kiệm chi phí kiểm soát vốn
Những biện pháp kiểm soát vốn đều phải chi trả những loại chi phí nhất định, do đó khi thực hiện tự do hóa tài chính thì sẽ cắt giảm được những loại chi phí này.
Rủi ro của tự do hóa hệ thống tài chính
Bên cạnh những vai trò và lợi ích quan trọng thì tự do hóa tài chính vẫn tồn tại một số rủi ra nhất là đối với các quốc gia có nền kinh tế còn khó khăn, nhỏ lẻ. Một số rủi ro phải kể đến như sau:
Tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính
Tự do hóa tài chính có thể dẫn đến hai hệ lụy là dễ bị các tổ chức nước ngoài áp đảo và gia tăng rủi ro khủng hoảng dây chuyền từ thị trường bên ngoài. Do đó, mọi biến động của thị trường quốc tế đều ảnh hưởng trực tiếp tới tài chính quốc gia.
Giảm quyền quản lý tài chính của Chính phủ
Bản chất của việc tự do hóa hệ thống tài chính chính là hạn chế sự quản lý từ Chính phủ, do đó, ttrong nhiều trường hợp Chính phủ và Nhà nước sẽ khó đưa ra được những chính sách để kiểm soát các tổ chức chặt chẽ, điều nãy dẫn tới việc chênh lệch, phân cấp trong xã hội giữa các tổ chức tài chính.
Bài học từ xu hướng tự do hóa tài chính của Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới và đi đầu trong phong trào tự do hóa tài chính từ những năm 1980. Thời điểm đó, doanh nghiệp Mỹ được nhiều công ty nước ngoài đầu tư nên nền kinh tế tăng trưởng nhảy vọt. Song, cũng chính điều đó khiến cho hàng hóa giá rẻ từ các quốc gia khác thâm nhập vào thị trường Mỹ. Lúc này, người dân Mỹ ưa chuộng sử dụng hàng nhập khẩu hơn hẳn, do vậy khiến cho thị trường mất cân đối tài chính. Bên cạnh đó, Cục dự trữ liên bang (FED) cũng không thể can thiệp sâu khi điều hành các chính sách tiền tệ.
Những điều đó đã dẫn đến hệ quả nặng nề khi trong giai đoạn 2008 – 2022, Mỹ thâm hụt ngân sách hơn 1 tỷ USD trong 4 năm liên tiếp. Nợ nước ngoài tăng vọt với hai chủ nợ lớn nhất là Nhật Bản và Trung Quốc. Sau khi xảy ra khủng hoảng, Mỹ đã thấy rõ được hệ quả của việc tự do hóa tài chính nên đã ngay lập tức phải có những chính sách cải thiện tình hình.
Tự do hóa tài chính đối với mỗi quốc gia vừa là cơ hội vừa là thách thức mà các quốc gia, các tổ chức kinh tế, tài chính phải áp dụng một cách có kế hoạch. Việc thả tự do cũng sẽ khiến cho các quốc gia phải đối mặt với nhiều rủi ro nhiều hơn.