Những điều cần biết về tự do hóa cơ chế tín dụng
BÀI LIÊN QUAN
Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?Sức mua (Purchasing Power) là gì?Tự do hoá cơ chế tín dụng là gì?
Tự do hóa cơ chế tín dụng là nguồn vốn trong nền kinh tế và phân bổ theo lãi suất thị trường với mức độ đáng tin cậy. Hay hiểu theo một cách đơn giản thì tự do hóa cơ chế tín dụng chính là hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng có thể là cách hàng cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, những hoạt động này sẽ do ngân hàng hoàn toàn tự chủ và chịu mọi trách nhiệm, ví dụ như quyết định đối tượng cho vay, khách hàng vay, hình thức cho vay hay thời hạn cho vay trong bao lâu…
Hiện nay việc tự do hóa cơ chế tín dụng đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, nhờ đó mà khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc tự do hóa cơ chế tín dụng. Các khách hàng sẽ có quyền lựa chọn việc gửi tiết kiệm ở bất kì ngân hàng nào và sẵn sàng có sự so sánh giữa quyền lợi của các ngân hàng khác nhau. Ngược lại, phía ngân hàng cũng sẽ có nguồn khách dồi dào, tiềm năng. Cơ chế này là một cách hạn chế và giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào việc phân bổ tín dụng của các ngân hàng và can thiệp gián tiếp thông qua việc giám sát từ xa.
Nội dung của Tự do hoá cơ chế tín dụng
Nói như vậy tự do hóa cơ chế tín dụng không có nghĩa là các ngân hàng hoạt động một cách tự do không có bất cứ sự kiểm soát nào từ phía Chính phủ. Đối với một số quốc gia chính phủ đã có những chính sách can thiệp vào cơ cấu đầu tư và đảm bảo sự minh bạch của trung gian tài chính, để duy trì tỷ lệ cần thiết trong tín dụng. tự do hóa cơ chế tín dụng không có nghĩa là bác bỏ mọi vai trò của Chính phủ, Nhà nước để mặc kệ cho thị trường và các ngân hàng tự điều chỉnh tự quyết định.
Song, Nhà nước sẽ không can thiệp quá sâu vào các lĩnh vực phân phối tín dụng của Ngân hàng để tạo điều kiện cho các nguồn vốn đến đúng nơi, đúng chỗ cùng với nguyên tắc chịu trách nhiệm hoàn toàn với phần vốn được đảm bảo đã cam kết trước đó về phần nhận được và khi thu hồi sẽ có lãi. Nội dung của tự do hóa cơ chế tín dụng bao gồm:
- Bác bỏ hoàn toàn việc ấn định hạn mức tín dụng cùng những tỷ lệ liên quan đến hạn mức tín dụng.
- Xóa bỏ các thủ tục rườm rà, truyền thống trong hoạt động tín dụng
- Mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào quá trình mở rộng tín dụng nhằm tận dụng mọi nguồn lực đang có cũng như đang tiềm ẩn trong nền kinh tế
- Giảm bớt những ràng buộc của hệ thống ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời, nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động.
Các hình thức tín dụng hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có 5 hình thức tín dụng cơ bản mà ngân hàng đang triển khai để cho khách hàng có thể lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người. Các hình thức tín dụng đó là:
Tín dụng nặng lãi
Đây là hình thức tín dụng xuất hiện khá sớm ngay từ thời phong kiến giữa hai chủ thể là địa chủ và nông dân. Đối với hình thức này, lãi suất sẽ ttisnh khá cao, người vay chủ yếu sử dụng với mục đích tiêu dùng có thể trả lại bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Hiện nay, pháp luật nước ta chưa cho sử dụng hình thức này vào hệ thống ngân hàng nhưng nhiều quốc gia, chính phủ vẫn cho phép áp dụng kiểu vay tín dụng nặng lãi.
Tín dụng thương mại
Hiểu một cách đơn giản tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến đối với thị trường hiện nay, các trường hợp doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phải phụ thuộc nhiều vào tín dụng thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp trục trặc. Vấn đề này được coi là nguồn tài trợ tự nhiên và có thể tự động tăng lên thông qua các giao dịch kinh doanh. Có hai loại tín dụng chính là tín dụng cho người mua và tín dụng cho người bán.
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng rất quan trọng và phổ biến nhất tại nước ta hiện nay khi nhu cầu cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn nhỏ thông qua ngân hàng ngày càng nhiều. Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng với các nhân tố khác trong nền kinh tế, đây không phải là việc dịch chuyển vốn từ nơi tạm thừa sang nơi tạm thiếu mà cần phải thông qua một đơn vị trung gian để dịch chuyển vốn và đó chính là ngân hàng.
Bản chất của hoạt động tín dụng này là quan hệ vay mượn có cả vốn và lãi sau những khoảng thời gian nhất định. Đây là mối quan hệ để cả hai bên cùng có lợi và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn về vốn, nhờ vào khoản tiền của ngân hàng họ sẽ cải thiện được tình hình.
Tín dụng nhà nước
Đây là hình thức tín dụng giữa chính phủ và các tổ chức trong xã hội ra đời khá muộn với điều kiện chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường như một nguồn vốn để đầu tư của chính phủ. Khi hình thức tín dụng này phát triển mạnh thì nhà nước sẽ có thêm nhiều quyền lợi hơn nữa thay vì chỉ phát hành mỗi trái phiếu. Tín dụng nhà nước không chỉ là hình thức chính phủ đi vay thông qua việc phát hành trái phiếu và các tổ chức tài chính của Chính phủ mà còn là công cụ tài chính, kinh tế, chính trị quan trọng.
Tín dụng tiêu dùng
Đây là khoản tiền cho khách hàng cá nhân vay với mục đích mua sắm, tiêu dùng phục vụ nhu cầu cá nhân chứ không để kinh doanh. Người tiêu dùng sẽ trả thông qua hình thức trả góp hoặc phát hành thẻ tín dụng.
Tự do hóa cơ chế tín dụng mang đến lợi ích cho cả ngân hàng và người vay, tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn trọng trong việc vay mượn vì sẽ phải tuân thủ những quy định do hai bên đưa ra để không phải đối mặt với những trường hợp rủi ro.