meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?

Thứ sáu, 31/03/2023-09:03
Tự do hóa quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là làm cho những nguồn vốn nước ngoài và trong nước có thể tự do luân chuyển, tạo nên sự hấp thụ một cách có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế thương mại với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 

Trong lĩnh vực ngân hàng, ngoại hối là một mảng hoạt động mang tính nhạy cảm cao, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp với kinh tế đối ngoại, chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2005, Pháp lệnh Ngoại hối ra đời và tiếp đến là pháp lệnh ngoại hối sửa đổi, bổ sung vào năm 2013 đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với vấn đề ngoại hối cũng như quản lý ngoại hối thế nào mới thực sự hiệu quả. Từ xu hướng quản lý hiện nay có thể thấy, Việt Nam đang hướng đến tự do hóa quản lý ngoại hối cùng với các luồng vốn quốc tế.

Tự do hóa quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, các nhà nghiên cứu về kinh tế học cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết bọn họ đều đi đến thống nhất rằng, ngoại hối là những phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế, ví dụ như ngoại tệ (gồm có ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài), vàng tiêu chuẩn quốc tế cùng với các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ.


Trong lĩnh vực ngân hàng, ngoại hối là một mảng hoạt động mang tính nhạy cảm cao, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp với kinh tế đối ngoại, chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ảnh minh họa
Trong lĩnh vực ngân hàng, ngoại hối là một mảng hoạt động mang tính nhạy cảm cao, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp với kinh tế đối ngoại, chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ảnh minh họa

Khái niệm ngoại hối tại Việt Nam đã được quy định cụ thể bằng luật pháp thông qua việc liệt kê những thành phần của ngoại hối, được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối. Cụ thể như sau:

Đồng tiền của quốc gia khác hoặc là đồng tiền chung châu  u và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế cùng với khu vực (gọi là ngoại tệ);

Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm có séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty; ngoài ra còn có kỳ phiếu, cổ phiếu cùng các loại giấy tờ có giá khác;

Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của Nhà nước và trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt hoặc miếng trong trường hợp mang vào cũng như mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào cũng như chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong việc thanh toán quốc tế.

Khái niệm ngoại hối ở trên chưa mang tính chất bao quát cao nhưng đã được cụ thể hóa nội hàm của khái niệm, từ đó tạo nên cơ sở phục vụ công tác quản lý Nhà nước về ngoại hối.

Đối với luồng vốn quốc tế, khái niệm về luồng vốn quốc tế sẽ được hiểu tương tự như dòng vốn quốc tế, bao gồm việc nhắc đến vốn viện trợ từ nước ngoài. Mỗi khi nhắc đến quản lý ngoại hối, nhiều người sẽ hiểu một cách khái quát là hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực ngoại hối hoặc quá trình tổ chức, điều hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động ngoại hối trong nền kinh tế, dựa trên cơ sở các quy định pháp luật để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

Theo như tài liệu tham khảo tại “Một số lí thuyết về tự do hoá tài chính trong hội nhập quốc tế về ngân hàng, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử” có thể hiểu rằng, tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là làm cho những nguồn vốn nước ngoài và trong nước có thể tự do luân chuyển, tạo nên sự hấp thụ một cách có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế thương mại với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 

Khi nghiên cứu về khái niệm này, trước hết cần phải hiểu được tự do hóa chính là việc loại bỏ hoặc giảm bớt được những rào cản trong chính sách của Chính phủ với một nội dung quản lý nhất định. Ví dụ,  tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính và trong đó cũng bao gồm cả tự do hóa quản lý ngoại hối. Từ khái niệm tự do hóa và khái niệm về ngoại hối hoặc luồng vốn quốc tế, có thể hiểu được tự do hóa quản lý ngoại hối và luồng vốn quốc tế chính là việc Nhà nước cho phép loại bỏ hoặc giảm bớt những rào cản trong chính sách cũng như các biện pháp tác động vào quá trình nhập và xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) cùng với việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định.


Thực tế cho thấy, tự do hóa quản lý ngoại hối chính là hoạt động từng bước nới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vốn. Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy, tự do hóa quản lý ngoại hối chính là hoạt động từng bước nới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vốn. Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, tự do hóa quản lý ngoại hối chính là hoạt động từng bước nới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vốn. Điều đáng nói, pháp lệnh ngoại hối chưa thể hiện điều này, chỉ ghi nhận về tự do hóa những giao dịch vãng lai, quy định tại Điều 6: “Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện”.

Điều 4, Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc sau:

1. Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.

2. Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.

3. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam”.

Từ những quy định trên có thể thấy, tự do hóa quản lý ngoại hối và luồng vốn quốc tế tại Việt Nam vẫn chưa thực sự diễn ra triệt để. Nguyên nhân bởi, việc tự do hóa có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính quốc gia. Đồng thời, việc tự do hóa phải được đặt ra dựa trên sự phân tích và đánh giá thị trường, tình hình kinh tế- xã hội trong bối cảnh hòa nhập quốc tế cũng như sự phát triển bùng nổ của toàn cầu hóa. Tự do hóa quản lý cũng phụ thuộc vào hoạt động chuyên môn của những cơ quan có thẩm quyền, tính tự hóa không mang tuyệt đối mà là tự do hóa trong sự kiểm soát có tầm nhìn hiệu quả và tối ưu.

Ý nghĩa quản lý ngoại hối là gì?

Quản lý ngoại hối chính là một trong những nội dung cơ bản nhưng quan trọng cần Ngân hàng Nhà nước quan tâm, nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh nhân dân cũng như nâng cao đời sống của người dân.

Đặc biệt nếu xét trong nền kinh tế thị trường, quản lý ngoại hối chính là một công cụ quản lý vĩ mô vô cùng quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đáng chú ý, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng ngoại hối, từ đó công tác quản lý ngoại hối mới có thể tiếp tục thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.


Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng ngoại hối, công tác quản lý ngoại hối mới có thể tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ảnh minh họa
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng ngoại hối, công tác quản lý ngoại hối mới có thể tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ảnh minh họa

Trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý ngoại hối là yếu tố quan trọng và không thể coi thường. Do đó, quản lý ngoại hối ra đời phải thực hiện được mục đích cũng như ý nghĩa của nó, cụ thể như sau:

Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách ngoại hối giống như một công cụ có hiệu lực nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; đồng thời thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường nhằm can thiệp tỷ giá khi cần thiết, từ đó ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền và tác động vào lượng tiền cung ứng;

Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước: Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý tài sản quốc gia nên phải quản lý quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. Ngân hàng này không chỉ bảo quản và cất giữ mà còn phải biết cách sử dụng nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo được an toàn, không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Do đó, ngân hàng trung ương cần mua bán chuyển đổi để phát triển chống thất thoát hay xói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước, từ đó bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ;

Cải thiện cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện được quan hệ thu chi quốc tế của một nước đối với nước ngoài. Đồng thời, nó cũng phải phản ánh đầy đủ các xu hướng cung cầu về ngoại tệ trong những giao dịch quốc tế; từ đó tác động lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Một khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, lượng ngoại tệ sẽ chảy vào trong nước khiến khả năng cung về ngoại tệ cao hơn nhu cầu, khi đó tỷ giá vận động theo xu hướng giảm.

Để có thể hội nhập thành công, chúng ta cần tạo nên hành lang pháp lý dựa trên cơ sở tôn trọng những quy luật kinh tế khách quan của thị trường, từ đó tạo điều kiện cho các chủ thể trên thị trường có thể tự do quyết định đối với việc hình thành cũng như sử dụng các nguồn lực tài chính phù hợp tín hiệu thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước