meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều nền kinh tế mới nổi tại châu Á đối mặt với rủi ro vì dự trữ ngoại hối giảm

Thứ năm, 15/09/2022-15:09
Khả năng can thiệp của các ngân hàng trung ương tại khu vực châu Á vào thị trường để giải cứu đồng nội tệ của mình đang bị giới hạn vì dự trữ ngoại hối tại các nền kinh tế mới nổi đều suy giảm.

Theo VietnamBiz, tờ Bloomberg đưa tin rằng ngân hàng trung ương ở những nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Âu đã ghi nhận sự suy giảm của dự trữ ngoại hối. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng cản trở những biện pháp can thiệp thị trường để kìm hãm sự suy yếu của tiền tệ đối với sức mạnh của đồng USD.

Ngân hàng Standard Chartered cho biết trung bình các nền kinh tế mới nổi ngoại trừ Trung Quốc có thể duy trì việc nhập khẩu hàng hóa chỉ bằng ngoại hối hiện đã giảm xuống chỉ còn 7 tháng. Theo ghi nhận kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì đây là mức thấp nhất chưa từng có.


Sự sa sút của dự trữ ngoại hối khiến nhiều nền kinh tế mới nổi của châu Á đối mặt với thách thức lớn 
Sự sa sút của dự trữ ngoại hối khiến nhiều nền kinh tế mới nổi của châu Á đối mặt với thách thức lớn 

Con số này vào hồi đầu năm nay là khoảng 10 tháng và đạt mức đỉnh 16 tháng vào tháng 8 năm 2020. Sự suy giảm của dự trữ ngoại hối buộc các quốc gia phát triển mất đi vũ khí tối ưu để có thể bảo vệ đồng tiền nội tệ của nước mình.

Ông Divya Devesh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Ngoại hối ASEAN và Nam Á tại Standard Chartered cho biết: “Nhìn vào sự suy giảm này, có thể thấy ngân hàng trung ương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi can thiệp vào việc hỗ trợ đồng nội tệ trong tương lai”.

Ông nói rằng: “Về cơ bản, chúng tôi kỳ vọng rằng chính sách ngoại hối của ngân hàng trung ương sẽ mang tính hỗ trợ ít hơn”.

Dữ liệu tổng hợp bởi Bloomberg cho thấy Thái Lan ghi nhận mức suy giảm dự trữ ngoại hối cao nhất theo tổng sản phẩm quốc nội GDP, Malaysia và Ấn Độ là những quốc gia theo sau đó.

Theo Standard Chartered, ngoại hối chỉ có thể duy trì 9 tháng nhập khẩu của Ấn Độ, với Indonesia là 6 tháng, Philippines là 8 tháng và Hàn Quốc là 7 tháng.


Biểu đồ cho thấy tỉ lệ dự trữ ngoại hối/GDP của một số nền kinh tế trên thế giới (Nguồn: VietnamBiz)
Biểu đồ cho thấy tỉ lệ dự trữ ngoại hối/GDP của một số nền kinh tế trên thế giới (Nguồn: VietnamBiz)

Tại những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, các ngân hàng trung ương đã dựa vào dự trữ ngoại hối nhằm bảo vệ đồng nội tệ và chống lại sức mạnh tăng lên của đồng bạc xanh trong bối cảnh dòng vốn được thúc đẩy trở lại Mỹ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn duy trì việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Sự mất giá của đồng nội tệ tại châu Á có thể trở nên tồi tệ hơn và một số thậm chí đã chạm đáy của nhiều năm theo bất kỳ chỉ báo nào chỉ ra việc can thiệp vào thị trường đang cho thấy chậm trễ.

Điều chỉnh chính sách

Theo ông Devesh, các ngân hàng trung ương có thể chuyển từ việc bán sang mua USD để có thể thay đổi mục tiêu, chuyển từ kiềm chế lạm phát sang đẩy mạnh khả năng cạnh tranh khi hàng xuất khẩu của khu vực châu Á đang chịu nhiều sức ép.

Ấn Độ và Thái Lan cho thấy mình là một trong những quốc gia tích cực nhất khi sử dụng sự suy giảm dự trữ ngoại hối để xác định chính sách can thiệp của các ngân hàng trung ương. Lượng dự trữ của hai quốc gia này đã giảm khoảng 81 tỷ USD và 32 tỷ USD tương ứng trong năm nay. Tại Hàn Quốc, dự trữ ngoại hối giảm 27 tỷ USD, trong khi con số ở Indonesia và Malaysia lần lượt là 13 tỷ USD và 9 tỷ USD. 

Sự sụt giảm trên xảy ra một phần là do sức mạnh của đồng bạc xanh đã khiến giá trị của những đồng tiền khác đang dùng trong kho dự trữ ngoại hối bị hao mòn. 

Theo ông Vishnu Varathan, người đứng đầu về kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và cả Malaysia đều đang trở nên đáng lo ngại với tốc độ tiêu hao (dự trữ ngoại hối) như thời điểm này.

Thế nhưng, so sánh với những cuộc khủng hoảng trước đó, các thị trường mới nổi châu Á vẫn đang trong trạng thái tốt hơn vì đã xây dựng được một nguồn dự trữ ngoại hối lớn.


Biểu đồ cho thấy sự thay đổi tỷ giá của đồng tiền với USD trong giai đoạn từ đầu năm nay đến hôm 13/9
Biểu đồ cho thấy sự thay đổi tỷ giá của đồng tiền với USD trong giai đoạn từ đầu năm nay đến hôm 13/9

Trong những tháng gần đây, các nhà đầu tư đang trở lại với những thị trường này vì họ tỏ ra lạc quan về tương lai của mức độ tăng trưởng, lợi nhuận cao cũng như sự hỗ trợ về mặt chính sách.

Điều tiêu cực nhất vẫn chưa kết thúc?

Tỷ giá USD/nhân dân tệ (CNY) đã gần chạm tới con số 7 do giá của đồng bạc xanh USD tăng vọt. Mặt khác, đồng won (KRW) nhạy cảm với rủi ro của Hàn Quốc lại ghi nhận đà suy yếu, rơi xuống mức chưa từng thấy tính từ năm 2009. Gần đây, đồng rupee (INR) của Ấn Độ và peso của Philippines đã chạm xuống mức đáy của lịch sử.

Vào hôm 12/9, các đồng tiền châu Á mới nổi được giao dịch trái chiều. Trong khi đó, việc các nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố số liệu lạm phát để dự báo về quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở cuộc họp hôm 20-21/9 khiến USD phải chịu sức ép lớn.

Tại châu Á, các quan chức đã nêu ra những tuyên bố về khả năng can thiệp nhằm hỗ trợ cho các đồng nội tệ. Vào tuần trước, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cùng một số quan chức tỏ ra lo ngại về việc đồng yen (JPY) sẽ xảy ra những biến động đột ngột.

Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Ấn Độ Shaktikanta Das, cơ quan này mỗi ngày gần như đều tham gia vào thị trường tiền tệ. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đưa ra tuyên bố về việc áp dụng những biện pháp bình ổn mang tính tích cực để cải thiện tình hình. 

“Ngân hàng trung ương tại những nền kinh tế mới nổi của khu vực châu Á không thể chắc chắn về những điều tồi tệ nhất đã qua đi trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, lạm phát tăng cao vì khủng hoảng giá bên ngoài cũng như rủi ro về suy thoái”, theo ông Varathan. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước