meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế trưởng VinaCapital: USD tiếp tục chảy vào Việt Nam, không cần quá lo ngại về dự trữ ngoại hối

Thứ năm, 13/10/2022-09:10
Theo ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng của VinaCapital, việc lãi suất huy động VND cao hơn cũng sẽ khuyến khích USD chảy trở lại hệ thống ngân hàng, điều này cũng sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại quỹ dự trữ ngoại hối bị giảm đi và bởi vì bán ra để có thể ổn định về tỷ giá.

Cụ thể, trong năm 2022, các đồng tiền ở trên thế giới chịu áp lực mất giá khi mà đồng USD tăng giá mạnh. Đồng USD cũng đã mất từ 20 - 30% giá trị kể từ đầu năm trong khi đó các đồng tiền ở trong khu vực Đông Nam Á mất giá khoảng 10 - 12%. Có thể thấy, VND chính là một trong những đồng tiền mất giá thấp nhất so với đồng USD, so với đầu năm khoảng gần 5%. 

Giới chuyên gia nhận định, việc kiểm soát cũng như ổn định về tỷ giá chính là mục tiêu cấp thiết ở trước mắt của các nhà điều hành chính sách tại thị trường Việt Nam. Như thế, trước những căng thẳng kéo dài về tỷ giá hối đoái thì Ngân hàng Nhà nước đã bán một lượng USD đáng kể từ dự trữ ngoại hối để có thể ổn định về tỷ giá trong nước. 

Theo báo cáo từ VinaCapital và ACBS, ước tính Ngân hàng nhà nước đã bán ra khoảng 21 tỷ USD từ đầu năm 2022 và giảm mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam xuống mức từ 89 - 90 tỷ USD, tương đương với giá trị nhập khẩu trong thời gian 3 tháng. Và theo ước tính từ công ty dữ liệu Wigroup thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian 9 tháng đầu năm đã giảm từ mức 110 tỷ USD xuống còn 87 tỷ USD, chạm ngưỡng an toàn. 


Dự trữ ngoại hối. Đơn vị tính: Tỷ USD
Dự trữ ngoại hối. Đơn vị tính: Tỷ USD

Dự trữ ngoại hối nằm trong ngưỡng an toàn

Đưa ra phân tích về động thái này của phía Ngân hàng Nhà nước, Chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực cho hay: “Nguyên tắc điều hành chung là có thể bán dự trữ ngoại hối để can thiệp khi cần thiết nhằm mục tiêu ổn định tỷ giá”. 

Có thể thấy, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã làm rất tốt vai trò này và kể từ đầu năm đến hiện tại, Ngân hàng Nhà nước ước tính đã bán ra khoảng 20 tỷ USD dự trữ ngoại hối và phần còn lại hiện đang ở mức an toàn trên 3 tháng nhập khẩu. 

TS. Cấn Văn Lực nói: “Theo khuyến cáo của IMF, dự trữ ngoại hối ở mức bằng 3 tháng nhập khẩu đã là ngưỡng an toàn, nếu giá trị dự trữ trên mức này, Việt Nam không cần quá lo lắng". 

Như thế, vấn đề ổn định tỷ giá là rất quan trọng trong giai đoạn này để có thể giữ cho VND neo theo giá USD, bán ngoại tệ là một biện pháp rất cần thiết. Trong năm 2022, vấn đề về tỷ giá rất quan trọng và tương đối nóng, cũng có những đồng tiền mất giá từ 18 - 20% Yên Nhật và Euro chính là hai đồng tiền lớn mất giá kỷ lục. 

Hiện, VND đang mất giá thấp nhất so với các quốc gia ở trong khu vực - đây chính là thành quả nhờ vào sự kiểm soát tương đối tốt của chính sách tiền tệ. 



Ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng VinaCapital nhấn mạnh, ngoài ra việc lãi suất huy động VND cũng sẽ cao hơn khuyến khích USD chảy trở lại hệ thống ngân hàng
Ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng VinaCapital nhấn mạnh, ngoài ra việc lãi suất huy động VND cũng sẽ cao hơn khuyến khích USD chảy trở lại hệ thống ngân hàng

Giảng viên Học viện Tài chính - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng về mặt lợi ích và giữ ổn định tỷ giá cũng sẽ mang đến lợi ích cho nhóm thương mại xuất nhập khẩu với khoảng 70% là giao dịch bằng đồng USD. Ở chiều hướng khác, việc tuyên bố giữ ổn định về mặt tỷ giá cũng sẽ giúp đảm bảo được nhu cầu đầu cơ vào đồng USD đang có xu hướng tăng mạnh. 

Mặc dù vậy, mặt khác về chính sách này cũng sẽ có những điểm khó khăn. Theo đó, doanh nghiệp cũng sẽ đối diện với áp lực chi phí tăng lên và đáng chú ý là những doanh nghiệp vay ngoại tệ. 

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng không cần quá lo ngại về khả năng can thiệp khi mà thị trường ổn định và nhu cầu tích trữ sẽ giảm, doanh nghiệp xuất khẩu cũng không giữ lại USD mà bán cho ngân hàng để từ đó giảm nhu cầu can thiệp từ phía cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, tỷ giá ổn định cũng giúp thu hút đầu tư nước ngoài và tăng nguồn cung ngoại tệ. 

Việt Nam vẫn thu hút dòng vốn ngoại

Ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng VinaCapital chia sẻ ở Hội nghị nhà đầu tư 2022 rằng: “Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt đỉnh ở mức 30% GDP vào cuối năm 2021 và một số nhà kinh tế am hiểu đã đưa ra ước tính "kỷ lục" rằng lượng USD ở Việt Nam nằm ngoài hệ thống ngân hàng có thể trên 20%/GDP”. 

Theo vị chuyên gia này, Ngân hàng Nhà nước có dự trữ ngoại hối dồi dào để cho phép các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trả các khoản nợ bằng USD cũng như có một lượng USD bổ sung đáng kể ở Việt Nam bên ngoài hệ thống tài chính chính thức. 

Cũng theo đó, nợ nước ngoài của Việt Nam được báo cáo khoảng 30%/GDP, tuy nhiên VinaCapital lại cho rằng khoảng một nửa trong số này là do Chính phủ nợ Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng các tổ chức tài chính phát triển quốc tế khác.

Ông Michael Kokalari nhấn mạnh, ngoài ra việc lãi suất huy động VND cũng sẽ cao hơn khuyến khích USD chảy trở lại hệ thống ngân hàng. Điều này cuối cùng cũng sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại quỹ dự trữ ngoại hối. 



Ông Michael Kokalari kỳ vọng dự trữ ngoại hối cũng sẽ ổn định quanh mức hiện tại trong năm 2022 bởi USD tiếp tục chảy vào Việt Nam thông qua vốn FDI khoảng 5% GDP và thông qua kiều hối ghi nhận 4%/GDP
Ông Michael Kokalari kỳ vọng dự trữ ngoại hối cũng sẽ ổn định quanh mức hiện tại trong năm 2022 bởi USD tiếp tục chảy vào Việt Nam thông qua vốn FDI khoảng 5% GDP và thông qua kiều hối ghi nhận 4%/GDP

Cũng theo đó, nhiều ngân hàng hàng đầu của Việt Nam hiện tại đưa ra mức lãi suất huy động kỳ hạn một năm trên 8% mà một số người gửi tiền tiết kiệm lại coi đây là giải pháp thay thế hấp dẫn để có thể chuyển tiền gửi tiết kiệm vào thay vì thị trường chứng khoán. 

Cũng vì thế mà ông Michael Kokalari kỳ vọng dự trữ ngoại hối cũng sẽ ổn định quanh mức hiện tại trong năm 2022 bởi USD tiếp tục chảy vào Việt Nam thông qua vốn FDI khoảng 5% GDP và thông qua kiều hối ghi nhận 4%/GDP cùng thặng dư thương mại của Việt Nam là xấp xỉ 2%/GDP, do các biện pháp can thiệp khéo léo từ phía Ngân hàng Nhà nước vào thị trường tiền tệ. 

Cũng liên quan đến việc quản lý ngoại hối vay và trả nợ của các doanh nghiệp, vào ngày 7/10, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp. 

Như thế, quy định từ ngày 15/11 các khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước gồm: Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay ghi nhận là trên 1 năm; Khoản vay trung và dài hạn nước ngoài; Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng vẫn còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) ở thời điểm tròn 1 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ đi trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 1 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên. 

Và trong trường hợp bên đi vay phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đối với Ngân hàng Nhà nước nếu nư thay đổi bất kể nội dung nào có liên quan đến khoản vay được nêu ở văn bản xác nhận đăng ký hay văn bản xác nhận đăng ký hay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước