Sức mua (Purchasing Power) là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau số liệu lạm phát cao hơn dự kiếnLạm phát khiến doanh nghiệp bán lẻ "hụt hơi", hầu bao bị thắt chặtChủ tịch Fed nhận định: Giảm lạm phát là một chặng đường dài, chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầuKhái niệm “sức mua” là gì?
Theo investopedia.com, trong tiếng Anh cụm từ “sức mua” có nghĩa là Purchasing Power.
Hiểu đơn giản, sức mua là giá trị của tiền tệ được thể hiện ở dưới dạng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một đơn vị tiền có thể mua được. Sức mua vô cùng quan trọng, nguyên nhân bởi với mọi yếu tố khác không đổi, lạm phát sẽ làm giảm số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một người nào đó có thể mua được.
Sức mua tăng và sức mua giảm là gì?
Sức mua tăng hoặc giảm là chỉ sự tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa cũng như dịch vụ mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một số tiền nhất định. Sức mua của người tiêu dùng sẽ giảm khi giá hàng hóa tăng, và ngược lại sức mua tăng khi giá giảm.
Sức mua giảm gồm có nhiều nguyên nhân, đó là các quy định của chính phủ, vấn đề lạm phát và thiên tai cùng với các thảm họa nhân tạo. Trong khi đó, nguyên nhân của sức mua tăng gồm có giảm phát cùng với các bước tiến công nghệ.
Có thể lấy một ví dụ về sức mua tăng hoặc giảm như sau: Một chiếc máy tính xách tay vào 2 năm trước có giá 1.000 USD và hôm nay có giá trị là 500 USD, điều này chứng tỏ sức mua của người tiêu dùng đã tăng lên. Với số tiền 1.000 USD hiện tại đã có thể mua được một chiếc máy tính xách tay cùng với một số hàng hóa khác với giá trị 500 USD.
Mối quan hệ giữa sức mua cùng với lạm phát
Lạm phát khiến sức mua của một loại tiền tệ giảm xuống, nguyên nhân do tác động của lạm phát sẽ khiến giá tăng cao. Theo kinh tế truyền thống, để có thể đo lường được sức mua mọi người có thể so sánh giá của hàng hóa hoặc là dịch vụ với một số chỉ số giá.
Để có thể hình dung dễ dàng hơn, mức lương của một người khi kiếm được ngày hôm nay sẽ phải lớn hơn so với mức lương và ông nội anh ta kiếm được vào 40 năm trước để duy trì cùng một mức chất lượng cuộc sống.
Dễ dàng thấy được, sức mua có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của kinh tế, từ người tiêu dùng mua hàng hóa đến những nhà đầu tư, đồng thời giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.
Khi sức mua của một loại tiền tệ giảm do vấn đề lạm phát quá mức, điều này sẽ dẫn đến hậu quả nền kinh tế tiêu cực, trong đó chi phí hàng hóa cùng dịch vụ tăng cao, khiến chi phí sinh hoạt tăng cao; ngoài ra lãi suất cao ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu cũng như giảm xếp hạng tín dụng. Kết quả của những yếu tố này nhiều khả năng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Chính vì thế, chính phủ ban hành các chính sách cùng với quy định để bảo vệ sức mua tiền tệ, đồng thời giữ cho nền kinh tế bền vững. Trong đó, một phương pháp để giám sát sức mua chính là thông qua Chỉ số giá tiêu dùng.