TS Vũ Đình Ánh: Năm yếu tố làm nên sự lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp: "Không có xếp hạng giống như đi trong sương mù"Ngân hàng giảm trái phiếu doanh nghiệp để tăng “room” cho vay Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Đâu là giải pháp phát triển bền vững?Vậy làm sao có thể vực được thị trường một cách lành mạnh và bền vững, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Đình Ánh - Chuyên gia tài chính ngân hàng để làm rõ hơn về vấn đề này.
- Sự phát triển nóng và có phần méo mó của thị trường trái phiếu thời gian qua đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, vậy chúng ta phải làm sao chúng ta có thể lấy lại niềm tin đó, thưa ông?
Chủ tịch HĐQT công ty AZFIN Đặng Trần Phục: Trách nhiệm là yếu tố quyết định thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Để cấu thành một thị trường tài chính hay một thị trường tài chính có cả rủi ro và lợi nhuận, không thể không nhắc đến vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia.Nợ trái phiếu doanh nghiệp Việt đáng lo ngại trước bài học "vỡ trận" của bất động sản Trung Quốc
Những cải thiện về doanh số ký bán cùng dòng tiền hoạt động trong nửa đầu năm 2022 sẽ hỗ trợ được những khoản nợ đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Việt Nam tối thiểu là 1 năm tới dù phải đối diện với thách thức tái cơ cấu…Bộ Tài chính lưu ý nhà đầu tư 5 vấn đề khi mua trái phiếu doanh nghiệp
Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua mặc dù khung khổ pháp lý về trái phiếu doanh nghiệp đã được ban hành đầy đủ, nhưng vấn đề thực thi pháp luật chưa nghiêm đã dẫn đến các vụ việc vi phạm và bị xử lý.Tôi cho rằng thị trường trái phiếu phát triển là tất yếu để đáp ứng cho nguồn vốn trung và dài hạn và tránh sự lệ thuộc quá nhiều thậm chí là phụ thuộc vào nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, nguồn vốn trung và dài hạn không phù hợp với nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà phải là nguồn vốn từ thị trường tài chính trong đó có thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cuối năm 2020 chúng ta mới có Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế với những điều chỉnh về hành vi liên quan tới phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các nhà phát hành và nhà đầu tư. Tuy nhiên trong thực tế năm 2021 và thậm chí vài năm trước đó, thị trường trái phiếu phát triển tự phát và thiếu vắng sự điều chỉnh quản lý của định chế cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù, chúng ta đã có các cơ quan quản lý liên quan nhưng việc buông lỏng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến cho rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng rất nhanh. Và để bù đắp cho những rủi ro này, chúng ta đã chọn một biện pháp rất phi thị trường đó là tăng lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp, thậm chí là tăng gấp 1,5-2 lần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.
Một hiện tượng nữa rất đáng lưu ý đó là việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chúng ta không dựa trên một nền tảng quan trọng đó là xếp hạng tín nhiệm. Do đó các nhà phát hành chạy đua theo nhu cầu vốn cũng như trạng thái tài chính của họ mà họ phát hành ra những trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mà những rủi ro này không được kiểm soát kể cả từ phía nhà đầu tư cũng như cảnh báo từ các cơ quan quản lý, giám sát. Tôi cho rằng đây là điểm nghiêm trọng nhất đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
- Thời gian tới, để lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo ông, cần nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
Trong khi đó, trách nhiệm quản lý, giám sát, thanh tra và đặt điều kiện cho các nhà phát hành cũng như lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp là trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà cụ thể ở đây là Chính phủ giao cho Bộ Tài Chính .
Thứ hai, là mối liên quan trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp, các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại trong việc mua bán các trái phiếu này cũng cần phải có sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Đặc biệt luên quan tới chức năng, trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các cơ quan liên quan.
Thứ ba, trong quá trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp vừa qua, có xảy ra một số hiện tượng mang tính trá hình bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh phát hành nhưng thực tế không có bảo lãnh. Do đó, rủi ro của thị trường trái phiếu đã tăng lên gấp 2,3 lần, đặc biệt nó được né tránh khi sự quản lý của các cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo.
Với các nhà phát hành, mặc dù thỏa mãn theo Nghị định 153, tuy nhiên trong thực tế, khá nhiều lĩnh vực rủi ro vẫn phát hành trái phiếu khi doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Do đó, trách nhiệm của các nhà phát hành rất lớn. Chúng ta không thể chờ đợi sự tự chịu trách nhiệm của họ mà cần phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm một cách khách quan, trung thực, trình độ. Để từ đó, có thể phân loại các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thậm chí từng đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Một điều nữa đó là trách nhiệm của bản thân các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên quan phát hành trái phiếu riêng lẻ. Còn phát hành theo lô đã có quy định trong Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan nên đến nay nên không có vấn đề gì xảy ra cũng không xuất hiện rủi ro. Tuy nhiên, với phát hành trái phiếu riêng lẻ thực hiện theo Nghị định 153 và thậm chí có khá nhiều nhà đầu tư riêng lẻ thực chất không phải là trái chủ của các trái phiếu riêng lẻ đó mà họ thông qua hợp đồng đầu tư. Như vậy trách nhiệm của họ trong lựa chọn nhà phát hành, kênh phân phối, lựa chọn từng đợt phát hành trái phiếu là rất cao. Tránh đổ tội cho cơ quan quản lý hay nhà phát hành giống như các trường hợp tụ tập đông người xảy ra trong thời gian qua liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tôi cho rằng, vấn đề ở đây là sự thiếu trách nhiệm của các nhà đầu tư cũng là một lỗi khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng băng..
- Có thể nói, Nghị định 153 được kỳ vọng sẽ khắc phục những lỗ hổng trong quá trình phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo ông, cần làm gì để phát huy tối đa giá trị của Nghị định này?
Như tôi đã chia sẻ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm hai mảng. Thứ nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng bao gồm cả thị trường chứng khoán. Bộ phận thứ hai của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là bộ phận phát hành trái phiếu riêng lẻ được chào bán bằng giao dịch riêng lẻ. Hai bộ phận này khác nhau hoàn toàn, một bên gắn với Luật Chứng khoán, thị trường chứng khoán, gắn với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và những hàng hóa.
Hiện nay chúng ta đang tập trung vào phát hành riêng lẻ và vận hành theo Nghị định 153. Trong quy mô 1,4 triệu tỷ đồng thì có tới 80% là phát hành riêng lẻ, còn 20% còn lại là phát hành riêng lẻ hay phát hành theo lô thì chưa ai trả lời. Do đó, chúng ta gom hết vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Nghị định 153 được ban hành vào 31/12/2020, cho đến thời điểm này nó mới chỉ đưa vào sử dụng được 1 năm (năm 2021). Tuy nhiên, năm 2021 lại là năm chịu tác động rất lớn bởi dịch Covid-19 và chính điều này đã làm cho thị trường trái phiếu bùng nổ như vậy.
Thông điệp của Nghị đinh 153 là tạo điều kiện dễ dàng cho phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thị trường tăng trưởng quá nóng và bộc lộ những vấn đề bất ổn thì chúng ta lại nghĩ cách siết lại.
Một vấn đề khác là ai là người phải chịu trách nhiệm đối với thị trường trái phiếu này? Thị trường tài chính của chúng ta hiện nay có 3 bộ phận là: tín dụng, bảo hiểm và chứng khoán. Trong đó, bảo hiểm và chứng khoán thuộc quản lý của Bộ Tài chính, còn tín dụng thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Do đó, cần xem xet mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với thị trường trái phiếu. Nếu chúng ta sửa Nghị định 153 theo hướng chỉ có Bộ Tài chính thì chắc chắn không xử lý được vấn đề vì thiếu sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.
Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp không phải chỉ với vai trò của đại lý phát hành mà còn với vai trò của người mua. Nội dung của Nghị định 153 chỉ điều chỉnh 2 đối tượng là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Còn lại thuộc đối tượng điều chỉnh của các luật khác mà không theo Nghị định 153. Do đó, cần có các thể chế từ phía Ngân hàng Nhà nước.
- Với những người có nhu cầu thực về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ông có lưu ý gì dành cho họ?
Với nhà đầu tư trái phiếu, tôi cho rằng điều quan tâm đầu tiên đó là nhà phát hành phải là nhà phát hành uy tín, khả năng hoạt động, tình hình tài chính và mục tiêu phát hành của họ.
Hết sức tránh "tham" lãi suất cao với những trái phiếu của các nhà phát hành không đủ điều kiện hoặc do những nhà phát hành tín nhiệm thấp, cố tình thu hút nhà đầu tư bằng lãi suất cao thậm chí cao bất thường.
- Xin cảm ơn ông!