meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp: "Không có xếp hạng giống như đi trong sương mù"

Thứ hai, 29/08/2022-16:08
Đó là nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa về tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang gặp vướng mắc về nguồn vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Tại thời điểm thâm dụng về vốn chảy vào thị trường này đang ở mức tăng cao đã đặt ra yêu cầu về cơ sở pháp lý vững chắc và tín nhiệm của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư.

"Tắc" vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp BĐS

Vừa qua, tại tọa đàm: “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản - Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia đã trình bày tham luận những vấn đề mà thị trường BĐS Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh hiện tại. 

Đáng chú ý, tình trạng “tắc nghẽn” dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp BĐS được chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh. Theo ông Nghĩa, quy mô thị trường TPDN hiện đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30 - 35%/ năm. Đây là dòng vốn có nhiều lợi thế khi không cần phải kiểm tra sở hữu vốn, không phải trả gốc ngay, chỉ trả lãi,... 

Sở hữu nhiều lợi thế là vậy, song 7 tháng đầu năm nay, giá trị phát hành TPDN đã ghi nhận giảm mạnh và chỉ đạt hơn 203,3 nghìn tỷ VNĐ, giảm gần 30% so với cùng kỳ, trong đó có 194,3 nghìn tỷ VNĐ phát hành riêng lẻ và gần 9 nghìn tỷ VNĐ qua kênh chào bán ra công chúng. Đáng nói, sau sự kiện Tân Hoàng Minh hồi tháng 4 vừa qua khiến Nhà Nước có động thái "thắt chặt" kiểm soát trái phiếu doanh nghiệp, kéo theo là tâm lý lo ngại của một bộ phận doanh nghiệp BĐS phải tất toán trước hạn hợp đồng mua trái phiếu theo yêu cầu của trái chủ.

 


"Tắc" vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp BĐS
"Tắc" vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp BĐS

Ở diễn biến khác, thống kê từ Fiin Rating, đơn vị xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Việt Nam, giá trị mua lại TPDN trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 72,29 nghìn tỷ VNĐ, tăng 22% so với cùng kỳ 2021, tập trung vào các trái phiếu cận đáo hạn. Cụ thể, 51,25% tổng giá trị trái phiếu được mua lại có kỳ hạn còn lại là 1 - 3 năm. Trong đó, BĐS là một trong hai lĩnh vực có khối lượng mua lại trái phiếu lớn nhất, đạt 22,76% trong 6 tháng đầu năm, tương đương với 16,4 nghìn tỷ VNĐ.

Lý giải hoạt động mua lại TPDN, chính sách pháp lý kiểm soát nguồn vốn kéo dài đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong triển khai tiếp dự án. Thời gian quay vòng vốn kéo dài cũng khiến các doanh nghiệp muốn đảm bảo khả năng thanh toán nợ phải đẩy mạnh việc mua lại trái phiếu ngắn hạn. 

Doanh nghiệp BĐS thiếu vốn triển khai dự án cũng đồng nghĩa với việc không có dòng tiền “chảy” vào dẫn đến nhiều hệ lụy trong khả năng thanh toán dư nợ trái phiếu chuẩn bị đáo hạn. Con số dự báo là khoảng 120 nghìn tỷ TPDN đáo hạn trong năm nay và 360 nghìn tỷ giai đoạn 2022 - 2024.

Trước hàng trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu sắp đến hạn thanh toán, nhiều doanh nghiệp BĐS lâm vào nguy cơ vỡ nợ trái phiếu, thị trường BĐS nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính nói chung cũng vì thế chịu tác động, nợ xấu tăng cao và kết quả là đà phục hồi kinh tế giảm sút.

“Thấu hiểu cái minh bạch” trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Theo ông Nghĩa, bên cạnh xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, để ổn định và phát triển dài hạn thị trường vốn trái phiếu cho doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư cần khẳng định được vị thế trong kinh nghiệm quản lý. Điều này được phản ánh qua các xếp hạng tín nhiệm, từ đó tạo dựng được lòng tin của nhà đầu tư khi phát hành vốn trái phiếu doanh nghiệp.

Bản thân các nhà đầu tư trong cộng đồng khi lựa chọn các doanh nghiệp không chỉ nhìn vào bảng cân đối tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo dòng tiền,… để đưa ra quyết định đầu tư. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến chuyện doanh nghiệp đó được xếp hạng như thế nào, mức độ tín nhiệm ra sao.

Chia sẻ trong tọa đàm, ông Nghĩa cho biết “Với nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư lớn, dài hạn, họ có thể nghiên cứu sâu hơn về trình độ quản trị, các dự án trong quá khứ và trong tương lai, nhưng nhà đầu tư nhỏ lẻ họ chỉ nhìn vào xếp hạng thôi. Không có xếp hạng giống như đi trong sương mù. Một số nhà đầu tư cảm thấy đi trong sương mù có cái hay của nó nhưng thực tế đó là vì chúng ta chưa thấu hiểu được cái minh bạch”.


“Thấu hiểu cái minh bạch” trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
“Thấu hiểu cái minh bạch” trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Nhận định về vấn đề phát hành TPDN, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM thấy rằng trong những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp BĐS phát hành TPDN riêng lẻ nhưng chưa được đưa vào đánh giá tín nhiệm theo thông lệ quốc tế, trái phiếu phát hành ra với lãi suất rất cao nhưng không có tài sản đảm bảo, độ rủi ro cao bởi các biện pháp bảo đảm không đáng tin cậy, dễ gây thiệt hại cho nhà đầu tư, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc, điển hình là sự việc Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch CTCP tập đoàn Tân Hoàng Minh về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngay sau đó, đã có một số ngân hàng thương mại thể hiện động thái chấn chỉnh như thông báo tạm thời dừng ngay cấp tín dụng cho các doanh nghiệp BĐS, các nhà đầu tư BĐS. Trên thực tế, cả người có nhu cầu thực cũng khó tiếp cận được vốn vay tín dụng để mua nhà hay cải tạo nhà ở.

Điều này đã cản trở doanh nghiệp không vay được các khoản vay mới, không cơ cấu lại được các khoản vay cũ. Thị trường TPDN lo ngại bị “siết” chặt hơn, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp càng được coi là giải pháp hữu hiệu cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Giải pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam

Không chỉ giúp chủ đầu tư cá nhân có thể lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn nhất trước khi đầu tư vào TPDN, xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp BĐS là động thái giúp các ngân hàng thương mại có sự chọn lọc, kiểm tra và giám sát. 

Cụ thể, các ngân hàng thương mại có thể tham chiếu lựa chọn dựa trên xếp hạng tín nhiệm, đánh giá và cho vay tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro và chỉ đạo chặt chẽ của NHNN trong kiểm soát tín dụng BĐS. Từ đó, đồng bộ hoá thông tin về chất lượng tín dụng trái phiếu và ngân hàng, qua đó hỗ trợ công tác giám sát rủi ro vỡ nợ chéo của thị trường tín dụng nói chung.

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, tại các quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển như Mỹ, Anh, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…và các thị trường trái phiếu trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, muốn phát hành trái phiếu đại chúng, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phải từ A+ trở lên.


Giải pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam
Giải pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam

Dù sử dụng thang điểm với hệ thống ký hiệu xếp hạng giống nhau nhưng kết quả xếp hạng tín nhiệm giữa các tổ chức quốc tế và tổ chức nội địa Việt Nam lại khác nhau.

Nếu hệ thống xếp hạng quốc tế như S&P, Moody’s,...  so sánh điểm tín dụng, hay năng lực trả nợ của Việt Nam so với các thị trường khác trên thế giới, thì thang điểm xếp hạng nội địa của FiinRatings được xây dựng để đối chiếu khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính giữa các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Trong đó, nhóm doanh nghiệp đạt mức A+ trở lên được đánh giá là có quy mô lớn với quỹ đất sạch ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, mức độ đa dạng hóa về nguồn cung sản phẩm và nguồn thu của các doanh nghiệp hạng A rất tốt, chứng minh được khả năng triển khai và thực hiện các dự án. Cùng với đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn tốt và mức độ đòn bẩy tài chính thấp.

Các công ty dưới A+ vẫn có thể phát hành TPDN nhưng phải chấp nhận lãi suất cao và giao dịch tương tự các giao dịch trên thị trường OTC (giao dịch không qua sàn). Trong trường hợp là doanh nghiệp xếp hạng thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng, có thể phát hành dạng trái phiếu chuyển đổi. Với doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu công trình, sẽ được giám sát độc lập và được bảo đảm bằng dự án công trình.

Không chỉ nâng cao giải pháp xếp hạng tín nhiệm, các doanh nghiệp cần thể hiện động thái tích cực, linh hoạt để thích ứng với bối cảnh biến động của thị trường. Một số giải pháp thiết thực theo đề xuất của Fiin Ratings đó là: đa dạng các nguồn vốn từ khách hàng và đối tác, chủ động xây dựng và cải thiện hồ sơ tín dụng minh bạch trên thị trường vốn trong nước và quốc tế, đẩy mạnh kênh trái phiếu, chào bán trái phiếu ra công chúng,... 

Ngoài ra, việc tìm kiếm đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực phân phối TPDN đến đúng đối tượng mục tiêu và hỗ trợ soạn lập hồ sơ phát hành cũng giúp thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước