Trong chiến lược mở rộng ở nước ngoài, vì sao Việt Nam là thị trường quan trọng nhất của đại gia bán lẻ Nhật Bản Aeon?
BÀI LIÊN QUAN
Cuộc đua đầy cam go của WIN – Masan, MaxValu – AEON và KingfoodMart – Seedcom trong phân khúc siêu thị tầm trungAEON Mall đầu tư 3.916 tỷ đồng mở trung tâm thương mại quy mô lớn tại HuếAEON Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”Nikkei Asia mới đây đã đưa tin, Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon đang chú trọng đẩy nhanh việc mở các trung tâm thương mại và các cửa hàng khác tại Việt Nam. Cũng theo đó, Aeon có kế hoạch tăng gấp 3 lần số lượng trung tâm thương mại ở thị trường Việt Nam vào năm 2025 với mục đích tìm kiếm lợi thế ở trong lĩnh vực thực phẩm.
Và khi mà Aeon tiến hành mở rộng cửa hàng tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đã hướng đến việc cung cấp các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn. Đây được xem là bí quyết giúp cho Aeon có thể có được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam - ông Yasuyuki Furusawa cho biết: “Sản xuất và cung cấp thực phẩm làm sẵn sẽ tạo nên sự khác biệt cho chúng tôi. Chúng tôi có chuyên môn về việc sản xuất số lượng lớn cũng như giao hàng tại Nhật Bản cũng như Malaysia - đây chính là lĩnh vực mà chúng tôi không bao giờ có thể bị các công ty khác qua mặt được”.
Hiện tại, Aeon có khoảng 200 cửa hàng tại Việt Nam bao gồm 6 trung tâm thương mại cùng một số siêu thị. Các cửa hàng phần lớn tập trung ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Dự kiến thì một trung tâm mua sắm sẽ được mở ở Huế vào năm 2024.
AEON Việt Nam vẫn gia nhập mảng thời trang nhanh bất chấp MWG mới đóng cửa vì “vỡ mộng”
Mới đây, Tập đoàn bán lẻ AEON đã cho ra mắt thương hiệu thời trang nhanh (Fast Fashion) giá rẻ với tên gọi My Closet tại TTTM Bình Tân, TP.HCM. Thương hiệu này gây ấn tượng với dòng áo thun My Closet với giá dao động trong khoảng 6 USD, tương đương với 150.000 đồng.Đại gia bán lẻ AEON hoàn thiện "mảnh ghép" tại Việt Nam với việc thử nghiệm thời trang nhanh giá rẻ
Có thể thấy, với dân số trẻ và đam mê mua sắm thì Việt Nam đã trở thành lời đáp mà Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon dành cho các thương hiệu may mặc như Uniqlo và H&M.Đến thời điểm hiện tại, Aeon có kế hoạch nâng tổng số lượng siêu thị ở Hà Nội lên 100 siêu thị vào năm 2025, so với con số hiện tại gấp 10 lần. Số lượng trung tâm thương mại cũng sẽ tăng gần gấp ba lên 16 trên toàn quốc.
Ông Furusawa nói rằng: “Chúng tôi cần đẩy nhanh việc mở cửa hàng, đó là lý do tại sao chúng tôi phải đưa ra các sáng kiến mới ngay bây giờ".
Có thể thấy, việc chuyển hướng sang Đông Nam Á chính là một trong những trọng tâm của kế hoạch kinh doanh trung hạn của công ty. Và một lãnh đạo cấp cao của Aeon cũng đã cho biết, với dân số 100 triệu người độ tuổi trung bình là 33 thì kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 7% trong năm 2022 và Việt Nam được xem là thị trường quan trọng nhất trong chiến lược mở rộng hoạt động ở nước ngoài của Aeon.
Và Việt Nam trở thành một địa điểm hấp dẫn với ông lớn ngành bán lẻ Nhật Bản còn vì một lý do khác. Đó chính là thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Cũng theo đó, Việt Nam có kế hoạch bãi bỏ các hạn chế đầu tư ở nước ngoài sớm nhất là vào năm 2024. Còn một trong những hạn chế dự kiến sẽ được bãi bỏ là yêu cầu các nhà bán lẻ nước ngoài phải xin phép mở cửa hàng 500m2 trở lên.
Cũng theo đánh giá của tờ báo Nhật, việc mở rộng thị trường Việt Nam cũng có thể sẽ tiếp tục nhưng sự cạnh tranh đã ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Trong bảng xếp hạng doanh số bán lẻ của các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, công ty đứng đầu ngành hàng bán lẻ chính là Thế giới di động chiếm khoảng 5% thị phần và chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử tiêu dùng cũng như các cửa hàng, siêu thị điện thoại di động với mức doanh thu 4,8 tỷ USD. Đến hiện tại thì công ty đã có 5.500 cửa hàng tại Việt Nam cùng các nước khác.
Vị trí thứ hai đó là Saigon Co.op với mức doanh thu là 1,6 tỷ USD, chiếm 1,5% thị phần. Thứ ba chính là Central Retail - đây là nhà bán lẻ lớn của Thái Lan với thị phần dưới 1%.
Tờ Nikkei Asia cho hay, Aeon không tiết lộ số liệu bán hàng cho các hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng ước tính doanh thu của Aeon Việt Nam ghi nhận khoảng 700 triệu USD chỉ xếp sau Masan Group, công ty giữ vị trí thứ 5 với mức doanh thu đạt khoảng 868 triệu USD.
Như thế, không chỉ có Aeon mà Central Retail của Thái Lan Cũng có kế hoạch đầu tư 30 tỷ baht (tương đương 797 triệu USD) vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó thì Tập đoàn Masan cũng đã mở hơn 100 cửa hàng tiện lợi và các đại lý khác hàng tháng. Còn Saigon Co.op cũng đã có kế hoạch mở 100 cửa hàng nhỏ vào cuối năm.
Tuy nhiên, đây không phải là bước đột phá đầu tiên của Aeon ở trong khu vực. Được biết, trước khi mở trung tâm thương mại ở Việt Nam vào năm 2014 thì Aeon cũng đã mở cửa hàng đầu tiên tại Malaysia vào năm 1985. Kearney cho biết, Aeon chính là nhà bán lẻ lớn thứ hai tại Malaysia với mức doanh thu là 1,2 tỷ USD còn thị phần là 2,3% chỉ đứng sau công ty địa phương 99 Speedmart.
Năm 2012, Aeon vào Indonesia. Mặc dù vậy thì những hạn chế đối với đầu tư ở nước ngoài tại Indonesia đã cản trở doanh nghiệp trong việc xây dựng trung tâm thương mại ở đây. Cũng theo đó, Aeon đã tiến hành mở một trong những cửa hàng tiện lợi Ministop có khu ăn uống nhưng đã buộc phải rút lui vào năm 2016 bởi các quy định đầu tư nước ngoài khá khắt khe. Hơn thế, thị trường Indonesia đã bão hòa, chính vì thế mà Aeon sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp địa phương. Một giám đốc đầu ngành của Aeon cho biết: “Chúng tôi bước vào một thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng và khai thác nó”.
Tờ Nikkei Asia nhận định rằng: “Malaysia, Indonesia và Việt Nam đều là những thị trường đang tăng trưởng. Dù cho còn một số hạn chế nhất định đối với việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng hạn chế về nhập khẩu cũng đã được nới lỏng hơn so với Indonesia đã tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ nước ngoài tiến hành mở rộng hoạt động”.